Cô Bính Hàng Đẫy: Người tình trong mộng của thi nhân đoản mệnh

Những năm 30 của thế kỷ trước, người ta thường nhắc đến tứ đại mỹ nhân Hà thành gồm cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy.

4 người con gái ấy đều sở hữu nhan sắc khiến vạn người mê đắm, nhưng mỗi người lại có con đường riêng và những lối rẽ bất ngờ đưa cuộc đời của họ đến những cái kết khác nhau. Ngày nay, khi tứ đại mỹ nhân đã không còn nhưng những giai thoại về họ vẫn được người đời nhắc nhớ.
Người đẹp “chim sa cá lặn”
Trong tứ đại mỹ nhân Hà thành, cô Bính Hàng Đẫy là người có cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn cả. Cô Bính tên thật là Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, tại ngôi nhà số 37 Hàng Đẫy nay là số 67 Nguyễn Thái Học. Đến nay, ngôi nhà vẫn giữ được dáng vẻ xưa với lối kiến trúc của Pháp dành cho những gia đình thượng lưu thời bấy giờ. Trước nhà, giàn hoa hồng gai vẫn còn đó như là chứng tích hiếm hoi gắn liền với những câu chuyện về tuyệt thế giai nhân.
Bà Đỗ Thị Bính là 1 trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi - nhà thầu khoán thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước những năm 1930 và là một trong những thành viên của dòng họ Đỗ Bá Già (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Cụ Đỗ Lợi (1893-1961) trước năm 1945 là nhà tư sản kinh doanh vật liệu xây dựng. Thân sinh ra cụ Đỗ Lợi là cụ Đỗ Văn Kỳ, tự Phúc Thiện. Cụ Đỗ Văn Kỳ là Chánh tổng thời cũ, là người mẫn thế, nhìn xa trông rộng và rất gần gũi với mọi người, nên người dân quý mến gọi là cụ Bá Già. Các con của cụ trong đó có cụ Đỗ Lợi đều ra Hà Nội lập nghiệp và thành đạt.
Cô Bính Hàng Đẫy sở hữu nhan sắc được ví khiến “chim sa cá lặn”. Với nước da trắng ngần, đôi mắt bồ câu, gương mặt thanh tú và vóc dáng mảnh mai. Cô Bính thường xuyên mặc áo màu đen và dù là áo dài tay hay ngắn tay thì vẫn là tông đen sang trọng. Màu đen giúp cô Bình khoe được làn da trắng nhưng vẫn toát lên sự huyền bí, sang trọng và nghiêm trang của người đẹp. Thuở ấy, sắc đẹp của cô Bính khiến bao công tử, văn nhân... đắm đuối.
Co Binh Hang Day: Nguoi tinh trong mong cua thi nhan doan menh
Nhan sắc nức tiếng một thời của giai nhân Đỗ Thị Bính những năm đầu của thế kỷ 19.
Vì sinh trưởng trong một gia đình giàu có nên ngay từ nhỏ cô Bính đã sống trong nhung lụa và hoàn toàn không phải lo lắng đến chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, vì là một gia đình nề nếp, gia phong nên cô Bính được dạy dỗ rất cẩn thận. Cô Bính sở hữu đầy đủ những phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh, sự trầm tĩnh, khôn khéo, dịu hiền mà trí tuệ. Cũng vì điều này mà dù là người đẹp nức tiếng Hà thành và con nhà giàu có nhưng cô Bính không kiêu kỳ mà nhất mực hoà đồng, giản dị và gần gũi với mọi người.
Mối tình hữu duyên không phận
Những năm 1930, gần phố Hàng Đẫy là khu Văn Miếu, đây là nơi cậu công tử Nguyễn Nhược Pháp, con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh ở. Si tình trước bóng giai nhân, Nguyễn Nhược Pháp ngày nào cũng lấy cớ đi qua nhà người đẹp.
Khi ấy, cô Bính thường có thói quen ra vườn tưới cây. Cô tưới gốc tầm xuân sum suê cành lá và thường ngồi đọc sách ở chiếc ghế mây trong vườn. Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp lớn hơn cô Bính một tuổi. Hồi đó, ông làm việc ở báo Annam Nouveau. Vì mê cô Bính nên ông luôn mượn cớ đi qua ngôi nhà 37 Hàng Đẫy để ngắm nhìn người đẹp. Tuần nào cũng như tuần nào, ông đều lấy cớ đi qua 37 Hàng Đẫy hai, ba lượt. Những lần người đẹp chưa xuất hiện bên vườn hoa, ông phải đợi cho đến lúc nhìn thấy cô và phải đứng ngắm cô một lúc mới chịu đi. Khi ấy, họ chỉ trao nhau cái nhìn âm thầm rồi kẻ ở người đi.
Cô Bính là giai nhân nức tiếng, các chàng trai si mê cô không thiếu nên gia đình cô Bính cho rằng, chuyện nhà thơ trẻ si mê cô cũng giống như nhiều chàng trai khác mà thôi. Trong khi đó nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp lại mặc cảm vì gia cảnh nghèo của mình nên chẳng dám ngỏ lời. Sự e ngại ấy khiến họ tình trong như đã nhưng mặt ngoài e ngại. Vì vậy mà, dù chuyện kéo dài gần một năm trời đến nỗi cả hai gia đình đều biết, nhưng Nguyễn Nhược Pháp và cô Bính chưa một lần gặp gỡ chính thức.
Năm 1935, tập thơ Ngày xưa của Nguyễn Nhược Pháp ra đời, ông trở thành cái tên được người ta chú ý. Tập thơ chỉ có 10 bài nhưng đủ để đưa ông trở thành một trong những cây bút hàng đầu đầy tài hoa trong giai đoạn đầu của phong trào thơ mới. Khi đọc thơ ông, ai cũng hiểu hình bóng người con gái tuyệt vời trong những bài thơ như Mỵ Nương, Tay ngà, Cô gái bên bờ ao đều được lấy cảm hứng từ người đẹp Đỗ Thị Bính. "Cúi đầu nàng tha thướt/ Yêu kiều như mây qua/ Mắt xanh nhìn man mác/ Mỉm cười vê cành hoa” đều là những mĩ từ mà Nguyễn Nhược Pháp dành cho người tình trong mộng Đỗ Thị Bính.
Tuy nhiên, cuộc đời có quy luật riêng, đôi khi nó là sự nghiệt ngã nhưng lại chẳng thể tránh được giống như hoa đẹp không được lâu, cảnh đẹp không được dài. Năm 1938, nhà thơ trẻ tài năng Nguyễn Nhược Pháp tạ thế ở tuổi 24 vì bệnh lao để lại trong lòng giai nhân Đỗ Thị Bính một nỗi nhớ nhung khôn xiết. Nếu Nguyễn Nhược Pháp không ra đi có lẽ họ đã là cặp đôi trai tài gái sắc nức tiếng Hà thành.
Bà tiên kháng chiến
Tuy dang dở một chuyện tình nhưng trong tứ đại mỹ nhân của đất Hà thành, cô Bính vẫn là người may mắn và hưởng những điều tốt đẹp hơn cả so với những người còn lại.
Sau khi Nguyễn Nhược Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính kết hôn với chàng kỹ sư du học ở Pháp về, tên Bùi Tường Viên - em trai út của luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu thời bấy giờ. Năm 16 tuổi, Bùi Tường Viên sang Pháp du học về ngành silicat và là một kỹ sư của Việt Nam. Sau đó, Bùi Tường Viên giữ vai trò Hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Đông Dương (tiền thân của đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội ngày nay). Mặc dù là cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng bà Đỗ Thị Bính và Bùi Tường Viên có cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
Vốn là tiểu thư của gia đình đại tư sản đình đám thời bấy giờ nên đám cưới của giai nhân Đỗ Thị Bính và ông Bùi Tường Viên vô cùng lớn. Mấy ngày liền quan khách ra vào nườm nượp như trẩy hội. Ngày cưới, bà mặc bộ áo dài màu vàng, vải được dệt từ những sợi chỉ vàng và kim tuyến. Khi khoác lên người bộ áo dài cô dâu, bà Đỗ Thị Bính rạng ngời hơn bao giờ hết.
Ngày lên xe hoa, bà Đỗ Thị Bính không hề có chút tình cảm nào với chồng. Bởi, trước họ chưa từng gặp mặt nhau. Phải đến khi sống cùng nhau bà mới bắt đầu yêu chồng. Không giống với các cuộc hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” của tầng lớp tư sản ngày xưa, lấy nhau về người vợ chỉ biết phục tùng và chăm sóc chồng theo khía cạnh trách nhiệm và mệnh lệnh, cuộc hôn nhân của bà Đỗ Thị Bính và ông Bùi Tường Viên tồn tại bởi tình yêu, sự ngưỡng mộ và cảm thông. Ông Bùi Tường Viên chưa bao giờ to tiếng với vợ, lúc nào cũng thể hiện sự tôn trọng nhường nhịn.
Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra. Gia đình họ Đỗ và họ Bùi đều tham gia cách mạng. Hưởng ứng chủ trương tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống từ năm 1946, người đẹp Đỗ Thị Bính theo chồng tản cư lên vùng Tuyên Quang sống những ngày tháng cả nước đều dành hết sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giành độc lập, hoà bình dân tộc.
Gia đình bà sống trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi. Cuộc sống vùng quê không thể làm khó tiểu thư đài các của Hà thành mà ngược lại, bà thích nghi, cải thiện cuộc sống bằng nghề làm bánh. Bằng sự khéo tay và đảm đang, bà làm đủ các loại bánh đặc trưng của Hà Nội như: Bánh quấn thừng, bánh xốp, kẹo... để bán trong những phiên chợ quê hoặc bán mối cho các hàng quán ở vùng Sơn Dương. Tại nơi ở mới, bà làm một mảnh vườn nho nhỏ, trồng rau, nuôi gà, làm nước mắm...
Trong những ngày tháng ở Sơn Dương, bà còn được bác sĩ Bùi Xuân Tám (em trai của họa sĩ Bùi Xuân Phái) dạy cho cách tiêm thuốc kilofooc để đối phó với bệnh sốt rét. Mặc dù chưa một ngày được học nghề y nhưng trong những năm tháng tản cư, bà Đỗ Thị Bính đã cứu sống cho rất nhiều người thoát khỏi căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Với người bệnh, bà chăm chút cẩn thận, hết lòng như người nhà và không nhận bất cứ đồng tiền công nào. Chính vì vậy mà bà con vùng Sơn Dương yêu mến và gọi bà là “bà tiên kháng chiến” hay “bà ké kháng chiến”.
Kháng chiến chống Pháp thành công, bà cùng gia đình trở về Hà Nội, tại căn nhà số 67 Nguyễn Thái Học (năm 1954). Từ đó cho đến khi về hưu, bà công tác tại phòng Giáo dục quận Hai Bà Trưng. Bà đã cùng chồng đi qua cuộc chiến tranh, sống cuộc sống hạnh phúc, bình dị như biết bao người Hà Nội khác. Năm 1972, bà Đỗ Thị Bính qua đời tại bệnh viện Bạch Mai, khi bà ra đi người nhà và bạn bè đã mặc cho bà chiếc áo màu đen, màu áo bà đã yêu, đã thích và gắn bó hầu như suốt cuộc đời.
Gắn tên mình với xưng danh là một trong tứ đại mỹ nhân Hà thành nhưng bà Đỗ Thị Bính không bao giờ ỷ lại vào nhan sắc trời cho, ngược lại luôn chăm lo, tu dưỡng cho bản thân và gia đình. Có thể nói, cuộc đời của cô Bính Hàng Đẫy dù phải trải qua những năm tháng nhiều thăng trầm nhưng khi đặt bên cạnh cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai hay cô Síu Cột Cờ thì vẫn khá yên bình và an nhiên.

Bộ ảnh chất lừ về 36 phố phường Hà Nội năm 1899

Phố Hàng Đào sầm uất, phố Hàng Tre với những bó tre khổng lồ, phố Hàng Nón la liệt mũ nón... là loạt ảnh đặc sắc về 36 phố phường Hà Nội xưa được in trong ấn phẩm “Cái nhìn về xứ Đông Dương, 1899”.

Bo anh chat lu ve 36 pho phuong Ha Noi nam 1899
Quang cảnh phố Tơ Lụa (rue de la Soie), nay là phố Hàng Đào, với nhiều cửa hiệu bán đồ tơ lụa, Hà Nội năm 1899. Ảnh: Bunum.univ-cotedazur.fr.

Thổn thức với những bức ảnh "quý như vàng" về Hà Nội xưa

Những bức ảnh về Hà Nội xưa luôn mang lại cho con người ta cảm giác yên bình và hoài niệm.

Thon thuc voi nhung buc anh
 Hà Nội năm 40, biển quảng cáo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới