Có bao nhiêu đơn vị phòng thủ Đập Tam Hiệp?

Có bao nhiêu đơn vị phòng thủ Đập Tam Hiệp?

(Kiến Thức) - Truyền thông Trung Quốc tin rằng với các lớp phòng thủ trùng điệp và thiết kế kiên cố ngay từ ban đầu, đập Tam Hiệp thực sự là một công trình "tường đồng vách sắt". 

 Đập Tam Hiệp là công trình Thiên Niên Kỷ của Trung Quốc, được xây dựng để chặn dòng sông Trường Giang - dòng sông lớn thứ ba thế giới tại đoạn chảy qua Hồ Bắc, Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Đập Tam Hiệp là công trình Thiên Niên Kỷ của Trung Quốc, được xây dựng để chặn dòng sông Trường Giang - dòng sông lớn thứ ba thế giới tại đoạn chảy qua Hồ Bắc, Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện tại đây cũng là đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, cung cấp 22.500 MW điện cho Trung Quốc. Với đập nước lớn như Tam Hiệp, sức công phá của hàng trăm triệu tấn nước được trữ lại trong đập đủ để đe doạ sinh mạng của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc sống ở dọc hạ lưu sông Trường Giang. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện tại đây cũng là đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, cung cấp 22.500 MW điện cho Trung Quốc. Với đập nước lớn như Tam Hiệp, sức công phá của hàng trăm triệu tấn nước được trữ lại trong đập đủ để đe doạ sinh mạng của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc sống ở dọc hạ lưu sông Trường Giang. Nguồn ảnh: QQ.
Chính vì điều này mà ngay từ khi khởi công xây dựng đập Tam Hiệp, quân đội Trung Quốc đã đặc biệt đề cao vấn đề an ninh, an toàn cho con đập này. Nguồn ảnh: QQ.
Chính vì điều này mà ngay từ khi khởi công xây dựng đập Tam Hiệp, quân đội Trung Quốc đã đặc biệt đề cao vấn đề an ninh, an toàn cho con đập này. Nguồn ảnh: QQ.
Không rõ số lượng quân nhân Trung Quốc và các lực lượng phòng thủ ở khu vực này có quân số bao nhiêu người nhưng truyền thông Trung Quốc khẳng định, các đơn vị tên lửa và phòng không trong khu vực này đều là các đơn vị tinh nhuệ nhất của Trung Quốc, ngang ngựa hoặc thậm chí hơn cả các đơn vị phòng thủ ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Nguồn ảnh: QQ.
Không rõ số lượng quân nhân Trung Quốc và các lực lượng phòng thủ ở khu vực này có quân số bao nhiêu người nhưng truyền thông Trung Quốc khẳng định, các đơn vị tên lửa và phòng không trong khu vực này đều là các đơn vị tinh nhuệ nhất của Trung Quốc, ngang ngựa hoặc thậm chí hơn cả các đơn vị phòng thủ ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Nguồn ảnh: QQ.
Xét trên khía cạnh thực tế, đập Tam Hiệp có tầm quan trọng thậm chí còn hơn cả Bắc Kinh và Thượng Hải, trữ lượng nước của con đập này có khả năng ảnh hưởng tới nhiều trăm triệu người Trung Quốc vậy nên nó luôn cần phải được bảo vệ thật nghiêm ngặt. Nguồn ảnh: QQ.
Xét trên khía cạnh thực tế, đập Tam Hiệp có tầm quan trọng thậm chí còn hơn cả Bắc Kinh và Thượng Hải, trữ lượng nước của con đập này có khả năng ảnh hưởng tới nhiều trăm triệu người Trung Quốc vậy nên nó luôn cần phải được bảo vệ thật nghiêm ngặt. Nguồn ảnh: QQ.
Trong thời bình, lực lượng an ninh được chính quyền Trung Quốc bố trí ở đập Tam Hiệp cũng rất đông đảo, nhằm ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại, tấn công khủng bố để đảm bảo an toàn cho con đập "sinh tử" này. Nguồn ảnh: QQ.
Trong thời bình, lực lượng an ninh được chính quyền Trung Quốc bố trí ở đập Tam Hiệp cũng rất đông đảo, nhằm ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại, tấn công khủng bố để đảm bảo an toàn cho con đập "sinh tử" này. Nguồn ảnh: QQ.
Thực tế, khó có một âm mưu khủng bố nào có thể phá được đập Tam Hiệp. Con đập này theo như chính quyền Trung Quốc tuyên bố, có đủ khả năng chống đỡ cả bom nguyên tử - thứ vũ khí mạnh nhất của nhân loại hiện nay. Nguồn ảnh: QQ.
Thực tế, khó có một âm mưu khủng bố nào có thể phá được đập Tam Hiệp. Con đập này theo như chính quyền Trung Quốc tuyên bố, có đủ khả năng chống đỡ cả bom nguyên tử - thứ vũ khí mạnh nhất của nhân loại hiện nay. Nguồn ảnh: QQ.
Đến ngay cả các loại bom xuyên phá bê tông được thiết kế để tấn công boong-ke, hầm ngầm dưới lòng đất cũng được cho là bất lực trước đập Tam Hiệp do thiết kế của con đập này là quá dày. Nguồn ảnh: QQ.
Đến ngay cả các loại bom xuyên phá bê tông được thiết kế để tấn công boong-ke, hầm ngầm dưới lòng đất cũng được cho là bất lực trước đập Tam Hiệp do thiết kế của con đập này là quá dày. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, cũng phải nhấn mạnh đập Tam Hiệp là đập trọng lực (gravity dam). Loại đập này sử dụng trọng lượng của nước để tạo ra áp suất làm quay tua-bin phát điện nên nó cũng có rất nhiều điểm yếu. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, cũng phải nhấn mạnh đập Tam Hiệp là đập trọng lực (gravity dam). Loại đập này sử dụng trọng lượng của nước để tạo ra áp suất làm quay tua-bin phát điện nên nó cũng có rất nhiều điểm yếu. Nguồn ảnh: QQ.
Điểm yếu lớn nhất của đập trọng lực đó là nó chỉ cần một lỗ hoặc một khe hở nhỏ cũng có thể dẫn tới thảm hoạ do áp lực nước là quá lớn, đủ sức bẻ gẫy kết cấu của công trình gây ra hiệu ứng domino làm hàng trăm tấn nước xô đổ đập. Nguồn ảnh: QQ.
Điểm yếu lớn nhất của đập trọng lực đó là nó chỉ cần một lỗ hoặc một khe hở nhỏ cũng có thể dẫn tới thảm hoạ do áp lực nước là quá lớn, đủ sức bẻ gẫy kết cấu của công trình gây ra hiệu ứng domino làm hàng trăm tấn nước xô đổ đập. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên, việc một vết nứt hoặc khoan xuyên một lỗ qua 40 mét độ dày xi băng cốt thép ở đập Tam Hiệp bằng các loại vũ khí tấn công thông thường gần như là điều bất khả thi. Thứ duy nhất có thể ảnh hưởng tới độ bền của công trình này đó là thiên tai, động đất. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên, việc một vết nứt hoặc khoan xuyên một lỗ qua 40 mét độ dày xi băng cốt thép ở đập Tam Hiệp bằng các loại vũ khí tấn công thông thường gần như là điều bất khả thi. Thứ duy nhất có thể ảnh hưởng tới độ bền của công trình này đó là thiên tai, động đất. Nguồn ảnh: QQ.
Chưa kể đến việc, đập nước là một trong những công trình cực kỳ nguy hiểm, có thể tước đi sinh mạng của hàng triệu người dân thường chỉ trong nháy mắt nên nhiều công ước về chiến tranh trên thế giới đều tuyên bố không được tấn công vào các đập nước. Bất cứ quốc gia nào cố tình làm trái nguyên tắc này đều có thể bị xếp vào "tội phạm chiến tranh" vi phạm tội ác chống lại loài người. Nguồn ảnh: QQ.
Chưa kể đến việc, đập nước là một trong những công trình cực kỳ nguy hiểm, có thể tước đi sinh mạng của hàng triệu người dân thường chỉ trong nháy mắt nên nhiều công ước về chiến tranh trên thế giới đều tuyên bố không được tấn công vào các đập nước. Bất cứ quốc gia nào cố tình làm trái nguyên tắc này đều có thể bị xếp vào "tội phạm chiến tranh" vi phạm tội ác chống lại loài người. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Choáng ngợp với quy mô của đập Tam Hiệp - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới hiện nay.

GALLERY MỚI NHẤT