CNN: Quan chức Triều Tiên “bị xử tử” vẫn còn sống

Nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên mà một tờ báo Hàn Quốc nói đã bị xử bắn vẫn còn sống và đang bị giam giữ để điều tra, theo một số nguồn thạo tin.

Các nguồn tin của CNN cho hay ông Kim Hyok Chol, đặc phái viên của Triều Tiên tại Mỹ, đang bị điều tra vì vai trò trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi tháng 2. Hội nghị kết thúc mà hai bên không đạt được thỏa thuận, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột bỏ về sớm.
Bà Kim Song Hye, người phiên dịch cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp tại Hà Nội, cũng đang bị giam giữ và điều tra, theo các nguồn tin.
Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm 31/5 đưa tin ông Kim Hyok Chol bị xử tử vì "làm gián điệp cho Mỹ". Ngoài ra, ông Kim Yong Chol, người được xem là cánh tay phải của ông Kim Jong Un và đồng cấp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước thềm hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, đã bị đưa đến một trung tâm lao động, cải tạo ở tỉnh Jagang.
CNN: Quan chuc Trieu Tien “bi xu tu” van con song
 Ông Kim Hyok Chol, đặc phái viên của Triều Tiên tại Mỹ, tại Hà Nội hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, độ chính xác của thông tin từ Hàn Quốc này đang bị đặt dấu hỏi sau khi truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 3/6 cho hay ông Kim Yong Chol có mặt trong buổi biểu diễn nghệ thuật cùng nhà lãnh đạo Kim. Một quan chức bị "thất sủng" gần như sẽ không được mời tham dự sự kiện công khai cùng với ông Kim như vậy.
Khi được hỏi về tin tức trên Chosun Ilbo, tờ báo lớn nhất Hàn Quốc, một nguồn tin nói với CNN: "Thông tin đó không đúng".
Các nguồn tin nói ông Kim Yong Chol gần như "bị tước bỏ mọi quyền lực" sau hội nghị Mỹ - Triều lần hai, dù ông xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên cuối tuần qua.
Ông Kim Yong Chol, người từng là lãnh đạo ngành tình báo Triều Tiên, không bị đưa đi lao động cải tạo, nhưng thay vào đó phải "ngồi tại văn phòng viết bản tự kiểm điểm".
CNN: Quan chuc Trieu Tien “bi xu tu” van con song-Hinh-2
 Ông Kim Yong Chol (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hà Nội hồi tháng 2. Ảnh: Getty.
Việc để ông xuất hiện trước công chúng là tín hiệu gửi đến Washington rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên "sẽ không từ bỏ đàm phán về phi hạt nhân hóa", bất chấp căng thẳng gia tăng trong những tuần gần đây, theo một nguồn tin.
Triều Tiên đã thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn hồi tháng trước, khiến các nước láng giềng lo lắng. Đây là vụ thử nghiệm đầu tiên với vũ khí loại này kể từ năm 2017.
Tường thuật của Chosun Ilbo được chia sẻ và lan truyền rộng rãi nhưng bị các chuyên gia nghi ngờ vì nguồn tin mỏng. Trước đây, một số quan chức Triều Tiên cũng từng biến mất, nhưng lại xuất hiện trở lại sau một thời gian "cải tạo".

Quan chức Triều Tiên bị trừng phạt được LHQ cấp phép tới Hàn Quốc

Hội đồng Bảo an LHQ đã cấp phép cho một quan chức Triều Tiên thuộc diện bị trừng phạt tới Hàn Quốc dự Olympic mùa đông cùng em gái ông Kim Jong Un.

Theo hãng tin AFP, trước đó ngày 31-1 Hàn Quốc đã đệ trình lên Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ đề nghị miễn phạt với ông Choe Hwi, chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Thể thao Quốc gia Triều Tiên.

Cận cảnh trạm gác bị thổi bay bằng thuốc nổ ở biên giới Hàn-Triều

(Kiến Thức) - Hàn Quốc và Triều Tiên đã cho phá hủy các trạm gác quân sự và loại bỏ bãi mìn ở biên giới liên Triều. Đây là một trong những động thái của hai miền để làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Can canh tram gac bi thoi bay bang thuoc no o bien gioi Han-Trieu
 Theo hãng thông tấn Reuters, Hàn Quốc và Triều Tiên đang cho tiến hành phá hủy các trạm gác quân sự và gỡ bỏ bãi mìn nằm trong Khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới giữa hai miền Triều Tiên. Ảnh: tellerreport.com.
Can canh tram gac bi thoi bay bang thuoc no o bien gioi Han-Trieu-Hinh-2
 Đây là một trong những động thái hiện thực hóa những thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đạt được trước đó nhằm làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Can canh tram gac bi thoi bay bang thuoc no o bien gioi Han-Trieu-Hinh-3
Bức ảnh chụp từ phía lãnh thổ Hàn Quốc cho thấy, một trạm gác quân sự của Triều Tiên nằm trong khu DMZ bị cho nổ tung hôm 20/11. Ảnh: Reuters. 
Can canh tram gac bi thoi bay bang thuoc no o bien gioi Han-Trieu-Hinh-4
 Khói đen bốc lên sau khi một trạm gác của Hàn Quốc ở Cheorwon bị phá hủy hôm 15/11. Ảnh: Reuters.
Can canh tram gac bi thoi bay bang thuoc no o bien gioi Han-Trieu-Hinh-5
Một tiền đồn của Hàn Quốc ở vùng Cheorwon bị cho nổ tung hôm 15/11. Các trạm gác này nằm trong Khu phi quân sự DMZ rộng 4 km, trải dài 248 km. Ảnh: Reuters. 
Can canh tram gac bi thoi bay bang thuoc no o bien gioi Han-Trieu-Hinh-6
 Binh sĩ Hàn Quốc đứng gác trong quá trình phá dỡ một tiền đồn trong khu DMZ hôm 15/11. Ảnh: Reuters.
Can canh tram gac bi thoi bay bang thuoc no o bien gioi Han-Trieu-Hinh-7
 Trạm gác quân sự của Triều Tiên được chụp từ phía Hàn Quốc trước khi nó bị phá hủy hôm 20/11. Nguồn tin cho biết, chỉ trong ngày 20/11, Triều Tiên đã cho phá dỡ 10 trạm gác quân sự của nước này ở biên giới hai miền. Ảnh: Reuters.
Can canh tram gac bi thoi bay bang thuoc no o bien gioi Han-Trieu-Hinh-8
Các binh sĩ Hàn Quốc đứng gác khi một tiền đồn quân sự ở khu DMZ chia cách hai miền Triều Tiên bị phá hủy hồi tuần trước. Ảnh: Reuters. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.