Clip tài xế cao giọng chấn chỉnh CSGT gây tranh cãi

(Kiến Thức) - Người tài xế đọc luật “vanh vách”, đòi xem bằng chứng vi phạm luật giao thông và “nổi đóa”, cao giọng chấn chỉnh CSGT ngay trên đường.

Clip tài xế cao giọng chấn chỉnh CSGT gây tranh cãi
Được chia sẻ Youtube tối qua (19/3), clip dài 7 phút ghi lại cuộc tranh luận giữa tài xế và các CSGT ngay trên đường tại Kon Tum thu hút nhiều người xem quan tâm và làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Clip "Tài xế đòi bằng chứng vi phạm, chấn chỉnh nghiệp vụ CSGT":

Từ đầu clip, tài xế đã tỏ ra lấn lướt viên CSGT, anh này luôn miệng khẳng định việc CSGT hỏi “Anh đi đâu?”, “Anh ở đâu?” là không liên quan đến nghiệp vụ ngành và nói rằng sẽ không trả lời câu hỏi này. Tài xế này cũng khẳng định mình không vi phạm luật giao thông, CSGT yêu cầu dừng xe vì lỗi không đeo dây bảo hiểm khi ngồi trong ô tô nhưng tài xế một mực đòi CSGT phải trình bằng được bằng chứng.
Clip tài xế chấn chỉnh nghiệp vụ CSGT với cuộc tranh cãi nhiều "lý lẽ" hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng, dư luận.
 Clip tài xế chấn chỉnh nghiệp vụ CSGT với cuộc tranh cãi nhiều "lý lẽ" hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng, dư luận.
Trước câu hỏi “Ý đồng chí là như thế nào?” của tài xế, viên CSGT tên V. tỏ ra lúng túng và chỉ đáp lại “Anh em kiểm tra để nhắc nhở, không có ý gì cả”. Sau câu trả lời này, tài xế lại hỏi vặn rằng CSGT dừng xe để chỉ lỗi hay dừng xe để kiểm tra hành chính theo chuyên đề. Tài xế còn tỏ ra rất thạo luật khi đọc “vanh vách” những điều luật về việc người tham gia giao thông có quyền chứng minh mình không vi phạm luật và chỉ xuất trình giấy tờ khi CSGT làm việc có liên quan đến nghiệp vụ.
Clip được chia sẻ đến các diễn đàn trao đổi tin tức và thu nhận rất nhiều ý kiến, đánh giá của các thành viên mạng để chỉ rõ ai đúng, ai sai.
Clip được chia sẻ đến các diễn đàn trao đổi tin tức và thu nhận rất nhiều ý kiến, đánh giá của các thành viên mạng để chỉ rõ ai đúng, ai sai. 
Trước những câu hỏi khó của tài xế, đặc biệt là khi được yêu cầu nêu bằng chứng vi phạm luật giao thông, CSGT dường như “cứng họng”. Sau đó CSGT “thả” cho tài xế đi nhưng anh này lại tỏ ra bực tức, cho rằng việc CSGT vô cớ dừng xe anh lại và hỏi những câu không liên quan đến nghiệp vụ là việc làm thể hiện sự lộng quyền, trái với điều lệ ngành. Đặc biệt, tài xế còn cao giọng chấn chỉnh CSGT: “Đối với dân thì đồng chí phải kính trọng, lễ phép”.
Sau đó tài xế lại tiếp tục tranh luận với một viên CSGT khác, đòi xem bằng được lệnh yêu cầu, kế hoạch kiểm tra hành chính theo chuyên đề của cấp trên. Và sau một hồi nghe phản ánh, viên cảnh sát này đã phải đưa ra lời xin lỗi với tài xế về những lời nói, hành động bị cho là không liên quan đến nghiệp vụ, thiếu tôn trọng dân mà đồng nghiệp tên V. trước đó đã làm.
Một vài cư dân mạng thán phục tài nắm luật của tài xế, số khác lại cho rằng tài xế cũng có phần vô lý khi đòi xem bằng chứng chứng minh việc anh ta không đeo dây an toàn.
 Một vài cư dân mạng thán phục tài nắm luật của tài xế, số khác lại cho rằng tài xế cũng có phần vô lý khi đòi xem bằng chứng chứng minh việc anh ta không đeo dây an toàn. 
Đoạn clip tuy không đủ nội dung để chỉ rõ ai đúng ai sai nhưng cũng gây nên nhiều tranh cãi trên mạng. Clip được chia sẻ đến diễn đàn Vitalk và nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nickname Hải Nguyễn bình luận: “Bác tài này tỏ ra nắm luật rất chắc, nhưng kiểu nói năng thì sóc óc quá, đòi chấn chỉnh cả CSGT nữa cơ mà. Chưa rõ ai đúng, ai sai nhưng trong trường hợp này cả hai bên nên giữ được sự bình tĩnh, điềm đạm hành động có lý. Có thể tài xế thấy mình có lý hơn, CSGT lại tỏ ra lúng túng nên đã cao giọng và tỏ ra lấn lướt”.
Nickname Tùng Quân lại chỉ trích: “Việc yêu cầu CSGT cung cấp bằng chứng vi phạm trong trường hợp này là bất hợp lý! CSGT nhắc nhở việc đeo dây an toàn, tài xế khẳng định là có đeo và đòi bằng chứng chứng minh rằng mình không đeo dây. CSGT đâu phải lúc nào cũng có thể kè kè máy quay để ghi lại hết các bằng chứng nên hỏi vặn vẹo như vậy ai mà chẳng đuối lý. Chưa biết chừng tài xế này cậy biết luật, cậy to mồm nên lấn lướt... thử phạm lỗi rõ ràng xem lúc đó có lớn miệng đòi bằng chứng nữa không?”.

Công an đèo gái vượt đèn đỏ... CSGT phớt lờ

(Kiến Thức) - Hình ảnh một cán bộ công an đèo một cô gái, không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ nhưng vẫn được CSGT bỏ qua, đang gây nhiều tranh cãi trên mạng. 

Công an đèo gái vượt đèn đỏ... CSGT phớt lờ
Clip: Công an đèo một cô gái không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ... được CSGT bỏ qua:

Khó coi cảnh giới trẻ xì tin “nhờn” với CSGT

(Kiến Thức) - Trèo lên xe cảnh sát; hồn nhiên "tự sướng" khi đang bị CSGT xử lý hay ngang nhiên vi phạm luật giao thông... là những hình ảnh đáng phê phán của giới trẻ.

Khó coi cảnh giới trẻ xì tin “nhờn” với CSGT
Trên mạng thời gian qua xuất hiện nhiều bức ảnh thể hiện sự thiếu nghiêm túc của những thanh niên bị CSGT xử phạt. Trong khi chờ người điều khiển xe xuất trình giấy tờ, nhiều cô gái trẻ ngang nhiên chụp ảnh, tạo dáng...
 Trên mạng thời gian qua xuất hiện nhiều bức ảnh thể hiện sự thiếu nghiêm túc của những thanh niên bị CSGT xử phạt. Trong khi chờ người điều khiển xe xuất trình giấy tờ, nhiều cô gái trẻ ngang nhiên chụp ảnh, tạo dáng...
"Tự sướng" mọi lúc mọi nơi, kể cả bên cạnh đang có CSGT đang làm nhiệm vụ là hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng.
 "Tự sướng" mọi lúc mọi nơi, kể cả bên cạnh đang có CSGT đang làm nhiệm vụ là hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng. 

Sài Gòn nắng nóng bất thường, dân mạng đua nhau chế ảnh

(Kiến Thức) - Đợt nắng nóng bất thường trong tháng 3 tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam đang là chủ đề bàn tán khắp các trang mạng xã hội. 

Sài Gòn nắng nóng bất thường, dân mạng đua nhau chế ảnh
Trên mạng nhiều ngày nay, chủ đề "nắng nóng ở miền Nam" luôn là một đề tài hút người bình luận. Không tìm được cách giải tỏa sự nóng nực, nhiều bạn trẻ chỉ còn biết lên mạng check-in, ca thán.
 Trên mạng nhiều ngày nay, chủ đề "nắng nóng ở miền Nam" luôn là một đề tài hút người bình luận. Không tìm được cách giải tỏa sự nóng nực, nhiều bạn trẻ chỉ còn biết lên mạng check-in, ca thán. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Dịch vụ chứng nhận nhà không có ma

Dịch vụ chứng nhận nhà không có ma

Hai sinh viên đến từ Thái Lan đã nghĩ ra một chiến lược kinh doanh sáng tạo – ngủ trong những ngôi nhà và căn hộ có vấn đề để chứng nhận rằng chúng không có ma.