Chuyện về nàng công chúa bị gả đi 3 lần nhưng đều đau khổ

Những tưởng sẽ được sống yên bình sau khi bị chồng ám hại, Mục Khố Thập Công chúa lại bị gả đi như một con cờ chính trị.

Trong lịch sử phong kiến hàng nghìn năm của Trung Hoa, hầu hết các vị công chúa đều gánh trên vai trọng trách quan trọng liên quan đến sự bình yên của đất nước. Đó chính là hòa thân. Vào triều nhà Thanh, hòa thân thật sự rất nặng nề, căn bản mỗi vị công chúa đều buộc phải lựa chọn gả đến Mông Cổ hay các bộ tộc, quốc gia khác. 

Trong số đó có một vị công chúa có số phận rất đáng thương, cuộc hôn nhân đầu tiên của nàng là vì mục đích chính trị, khi đang mang thai thì chồng bị giết chết. Những năm cuối đời chỉ có thể gả cho người đàn ông gần 50 tuổi. Nàng là Mục Khố Thập Công chúa, con gái của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. 

Trong lịch sử Trung Quốc, Nỗ Nhĩ Cáp Xích là người xây dựng nền móng vững chắc để con trai là Hoàng Thái Cực lập nên triều đại nhà Thanh. 

Mẹ ruột của Mục Khố Thập Công chúa là Thứ phi Gia Mục Hô Giác La thị có xuất thân khá khiêm tốn nên cả 2 mẹ con đều không được Nỗ Nhĩ Cáp Xích quan tâm. Thậm chí, với Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Mục Khố Thập Công chúa cũng chỉ là một con tốt chính trị. 

Chuyen ve nang cong chua bi ga di 3 lan nhung deu dau kho

Năm 1608, Mục Khố Thập Công chúa 14 tuổi được gả cho Bố Chiếm Thái, Quốc chủ Ô Lạp quốc. Người đàn ông này mặc dù bên ngoài thể hiện bản thân rất yêu thương Mục Khố Thập Công chúa nhưng thực chất chỉ muốn dựa vào quyền lực của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. 

4 năm sau, khi có được lòng tin của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Bố Chiếm Thái bắt đầu không an phận. Lúc này hắn không còn muốn phải nhượng bộ người khác nữa và để kết thành đồng minh với bộ tộc Diệp Hách, Bố Chiếm Thái muốn kết hôn với Đông Ca.

Để có thể hòa thân với Đông Ca, Bố Chiếm Thái không ngần ngại hãm hại Mục Khố Thập Công chúa, hắn đã bắn một mũi tên vào cơ thể nàng trong lúc nàng đang mang thai. Nỗ Nhĩ Cáp Xích biết chuyện nên đã giải cứu con gái. Sau sự việc, Mục Khố Thập Công chúa suy sụp hoàn toàn bởi nàng chưa bao giờ có thể nghĩ đến chuyện chồng muốn giết hại mình.

Những tưởng có thể có được cuộc sống yên bình và vui vẻ hơn thì không lâu sau đó, Mục Khố Thập Công chúa tái giá với Công thần khai quốc nhà Hậu Kim Ngạc Diệc Đô. Lúc đó Ngạc Diệc Đô đã gần 50 tuổi trong khi nàng mới 19 tuổi và đang mang thai. 

Chuyen ve nang cong chua bi ga di 3 lan nhung deu dau kho-Hinh-2

Sau đó, Mục Khố Thập Công chúa sinh cho Ngạc Diệc Đô 3 người con, trong đó có Ất Tát Long, 1 trong 4 vị Phụ chính đại thần của Hoàng đế Khang Hi sau này. 

Năm 1621, Ngạc Diệc Đô qua đời. Theo phong tục xưa, Mục Khố Thập Công chúa tái giá với con trai thứ 8 của Ngạc Diệc Đô là Đồ Nhĩ Cách. Từ mối quan hệ mẹ kế - con riêng đã trở thành vợ chồng.

Năm 1636, Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế, sau đó sách phong cho  Mục Khố Thập Công chúa thành Hòa Thạc Công chúa. 

Năm 1637, vì bị liên lụy bởi tội lỗi của con gái, Mục Khố Thập Công chúa bị tước bỏ tước hiệu Hòa Thạc Công chúa và bị ép ly hôn với Đồ Nhĩ Cách.

Năm 1659, Mục Khố Thập Công chúa qua đời, hưởng thọ 65 tuổi.

Nỗi bất hạnh khủng khiếp ít ai ngờ tới của những công chúa TQ

Nỗi thống khổ của các công chúa Trung Hoa ít ai hiểu được. Rất nhiều nàng tương tư sầu muộn mà chết yểu và phần lớn đều không có con.

Công chúa nhà Thanh được gọi là cách cách. Khi còn sống trong cung, các cách cách nhà Thanh như những bông hoa đầy hương sắc. Họ được ăn ngon mặc đẹp, được học hành đủ lễ nghi, một bước lên xe xuống xe, đầy kẻ hầu người hạ. Nhưng nỗi thống khổ của họ ít ai hiểu được. Họ chính là những con tốt thí trong các cuộc hôn nhân đầy tính toán chính trị. Họ phải sống cuộc sống hôn nhân đầy cô đơn, gò bò. Rất nhiều nàng đã phải sống trong ấm ức, tương tư sầu muộn mà chết yểu. Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều không có con.

Đời bất hạnh của những công chúa cuối cùng trong hoàng tộc TQ

Sinh ra trong gia đình hoàng tộc, cứ tưởng cuộc sống, tình yêu luôn là màu hồng... nào ngờ có những nàng công chúa quá bất hạnh.

Theo các nhà sử gia, Trung Quốc phong kiến có cách gọi “hoàng đế” đầu tiên từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, nhưng vẫn chưa có cách gọi “công chúa”, mà vị công chúa đầu tiên chính là Lỗ Nguyên đời Hán. Tính từ Lỗ Nguyên đến vị công chúa cuối cùng là Vinh Thọ Cố Luân đời Thanh, Trung Quốc có tất thảy 887 công chúa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới