Chuyện tình đơn phương bi thảm của công chúa triều Nguyễn với thiền sư

Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh - công chúa thứ 3 của Hoàng đế Gia Long, vì tình yêu đơn phương với với một nhà sư mà mang tới một kết cục thật bi thảm.

Chuyện tình đơn phương bi thảm của công chúa triều Nguyễn với thiền sư
Chuyện tình đơn phương của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh – hoàng nữ vua Gia Long với vị Thiền sư đáng kính đất phương Nam Liễu Đạt Thiệt Thành được người đời ví như câu chuyện tình hoàng tộc bi ai nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam…
Công chúa Ngọc Anh có nhan sắc chim sa cá lặn, nhưng lại nguyện không lấy chồng, mãi thành tâm ăn chay và tụng kinh niệm phật để cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn.
Thế nhưng, khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, cô đã thầm yêu nhà sư và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.
Chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn), tọa lạc ở ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn), tọa lạc ở ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).
Để tránh duyên trần với nàng công chúa nhà Nguyễn, Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hi vọng cô sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này.
Chuyen tinh don phuong bi tham cua cong chua trieu Nguyen voi thien su
Chuyện tình đơn phương bi thảm nhất hoàng tộc của ông chúa triều Nguyễn với thiền sư. Ảnh minh họa. 
Chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn), tọa lạc ở ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).
Thậm chí, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn viện cớ trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ, rồi ở lại luôn. Song, dường như tình yêu càng không được đáp lại càng khiến con người ta ham muốn có bằng được, công chúa đã vào Gia Định để cúng dường chùa Từ Ân và Khải Tường, nhưng thực chất là muốn gặp người trong mộng.
Trong thời gian Công chúa ở chùa, mỗi sáng Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt đều phải đến hầu chuyện và cho đến một hôm, nhà sư bỗng dưng biến mất, khiến Công chúa cứ nằm trầm tư, buồn bã không thiết cả việc ăn uống.
Rồi vì sức khỏe Công chúa ngày một sa sút, thị giả của nhà sư là sa di Mật Dĩnh sợ rằng, nếu Công chúa có mệnh hệ nào sẽ có hại cho chùa, nên đành phải tiết lộ là Thiền sư đã lên chùa Đại Giác ở Cù lao Phố để nhập thất hai năm.
Công chúa lại tìm đến nơi. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, trước cửa thất đóng kín của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, Công chúa quỳ xuống, lễ ba lễ và thưa rằng: "Đệ tử sắp hồi kinh nên đến đây xin hòa thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường".
Không nghe thấy tiếng trả lời, Công chúa lại nài nỉ: "Bạch Hòa thượng, nếu Hòa thượng không tiện ra tiếp, xin Hòa thượng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về...". Im lặng trong vài phút, Hòa thượng trong thất đưa một bàn tay ra cửa nhỏ, Hoàng cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ và khóc...
Vào khuya đêm đó, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Dù tận tình cứu hỏa, nhưng tịnh thất và xác thân Hòa thượng đã cháy tiêu.
Còn Công chúa Ngọc Anh, do quá đau buồn, ngay hôm sau, đã uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại Giác. Đó là ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).

Hoàng cung triều Nguyễn đón Tết Nguyên đán như thế nào?

Hoàng cung triều Nguyễn khi xưa, cũng chờ đón Tết cổ truyền chẳng kém với muôn dân. Có điều mỗi tầng lớp lại có cách chuẩn bị và đón tết khác nhau.

Hoàng cung triều Nguyễn đón Tết Nguyên đán như thế nào?
Hoàng cung Triều Nguyễn mở đầu việc đón năm mới bằng lễ Ban sóc (班 朔) diễn ra vào ngày 1 tháng 12 tại lầu Ngọ Môn. Ban sóc có nghĩa là cơ quan Khâm Thiên Giám làm lịch cho năm sau xong, phân phát lịch của nhà vua cho bá quan và các Hoàng thân, Quốc thích. Những người được ban lịch mặc lễ phục quay đầu về phía ngai vàng đặt trong điện Thái Hòa lạy 5 lạy để tạ ơn vua.

Bảo vật triều Nguyễn trở về cố đô Huế sau 71 năm

Những vật biểu trưng cho quyền lực tối cao của triều Nguyễn như kim bảo, ngọc tỉ, kim sách, bảo kiếm… được đưa về Huế triển lãm.

Bảo vật triều Nguyễn trở về cố đô Huế sau 71 năm
Bao vat trieu Nguyen tro ve co do Hue sau 71 nam
Đây là lần đầu tiên kể từ sau khi triều Nguyễn kết thúc vai trò lịch sử vào năm 1945, những bảo vật triều Nguyễn - vật biểu trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế và triều đại như kim sách, bảo kiếm… được đưa về Huế triển lãm. 

Số phận bi thảm của thái giám nơi ngôi cổ tự ở Huế

Ở Huế có một cổ tự không chỉ thu hút du khách vì cảnh đẹp cổ kính mà còn có khu nghĩa địa của các thái giám triều Nguyễn độc nhất ở Việt Nam.

Số phận bi thảm của thái giám nơi ngôi cổ tự ở Huế
Ngôi cổ tự mà chúng tôi nói đến là chùa Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ngôi cổ tự này ban đầu chỉ là một am nhỏ có tên Thảo Am Đường của hòa thượng Thích Nhất Định – nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong hoàng cung nhà Nguyễn lập nên để tu hành và phụng dưỡng mẹ già.

Đọc nhiều nhất

Tin mới