(Kiến Thức) - Ốc có cả cơ quan sinh dục đực và cái trên một cá thể. Nó có thể tự thụ tinh cho mình, hoặc đi "trao đổi" với cá thể khác.
PV (ghi)
Hỏi: Khi nào tôi thấy ốc cũng có trứng. Vậy, trong vòng đời, ốc đẻ khoảng bao nhiêu quả trứng? - Nguyễn Văn Dần (Hà Tĩnh).
TS Phạm Thị Khoa, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư: Ốc thuộc sinh sản lưỡng tính, tức có cả cơ quan sinh dục đực và cái trên một cá thể và có khả năng tự thụ tinh hoặc thụ tinh chéo.
Một cá thể riêng lẻ có thể xâm chiếm và sinh sống ở một nơi mới. Bởi cứ sau một khoảng thời gian, ốc lại đẻ một mẻ trứng 5 - 40 quả. Ốc non nở sau 6 - 8 ngày và đạt tới tuổi trưởng thành trong vòng 4 - 7 tuần. Trong cuộc đời kéo dài khoảng hơn một năm của mình, một con ốc đẻ tới 1.000 trứng.
(Kiến Thức) - Trên chân ốc sên có một tuyến gọi là tuyến chân, tuyến này tiết ra một chất dịch rất dính giúp ốc sên bám chắc khi bò trên bất cứ nơi đâu.
Hỏi: Tôi thấy ốc sên bò đến đâu cũng thấy một đường trắng nhờn. Vậy có phải chất nhờn này có từ trong thân con ốc? - Nguyễn Thị Minh (Tân Phú, TPHCM).
Sự thật về khả năng lọc khí thải của “cây không khí”
(Kiến Thức) - Trồng “cây không khí” đang là một trào lưu ở TP HCM bởi chúng được cho là có khả năng lọc khí thải độc hại. Thực tế ra sao?
Trào lưu chơi cây cảnh có tên gọi "cây không khí" với giá từ vài chục ngàn cho đến hàng triệu đồng đang nở rộ ở nhiều nơi, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Nó được đồn thổi là có khả năng lọc khí thải độc hại.
Sở dĩ loài cây này được gọi tên là “cây không khí” vì nó không cần đất để sinh trưởng, chỉ sống trong không khí, không cần nước, không chất dinh dưỡng.
“Cây không khí” có xuất xứ từ Thái Lan, có tên là “Air plant”, tên khoa học là Tillandasia, họ dứa. Hiện thị trường Việt Nam có khoảng 12 loại cây này, có loại như lá dứa, loại lá nhỏ như que tăm.
Loài cây này được cho là có hàng trăm loại lá khác nhau, chỉ nhận biết qua hình dạng lá. Mỗi nhánh nhỏ của cụm lớn gọi là con.
Theo lời giới thiệu của nhiều chủ hàng, loài cây này dễ ra hoa, cứ treo ngoài không khí là sống.
“Cây không khí” được “đồn thổi” có các công năng lọc nguồn chất độc hữu cơ, chất thải công nghiệp, mùi khí thải động cơ...
Một giỏ "cây không khí" với vài cọng lưa thưa nhưng có giá bán 180.000đ tại vựa cây cảnh Dì Tư ở quận Gò Vấp, TPHCM. Chủ bán cho biết: “Giá bán 150.000 đồng một con nhỏ (nhánh nhỏ), con lớn vài trăm ngàn đồng, một cụm lớn cứ đếm con mà tính tiền, có cụm lên tới hàng triệu đồng”.
Tuy nhiên, chỉ quan sát bề ngoài, có thể thấy, lá cây này có màu trắng bạc hoặc vàng nhạt, lượng diệp lục thấp, nên khả năng thải oxy thấp hơn các loại cây lá có màu xanh sẫm.
Theo PGS.TS Trần Hợp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Sinh vật cảnh, Hội Sinh vật cảnh TPHCM, hiện loại cây này được biết đến như cây cảnh, khả năng thanh lọc không khí hay khử mùi hoàn toàn chưa được kiểm chứng.
TS Nguyễn Thị Lan, Trung tâm Kỹ thuật và Quản lý Môi trường, Nghệ nhân sinh vật cảnh TPHCM cho biết, thực vật không thể lọc hay khử được nguồn chất thải hữu cơ, khí thải công nghiệp, có chăng là khả năng che mùi. Khí thải xăng, dầu có tính chất hóa lý là dạng mạch vòng nên không loại cây nào hút mùi được, chỉ có chất hấp thụ nó. Một số cây có khả năng hấp thụ khí thải trong không khí nhưng chỉ là mức độ rất thấp. Cây chủ yếu làm cảnh, tạo khoảng xanh mát cho môi trường, giúp con người thấy dễ chịu, tinh thần thoải mái.
Ngoài ra, còn có một số loài cỏ có khả năng hút dầu, chất độc kim loại trong đất nhưng phải trồng trực tiếp xuống đất. Khi đó bộ rễ của nó có tác dụng hấp thụ độc chất, kim loại trong nước rỉ rác. Một số loại cỏ có thể xử lý nước thải sinh hoạt, nhưng chỉ một vài thành phần độc trong nước thải.
Tác dụng thực của “cây không khí” rất có thể bị thổi phồng vì mục đích thương mại.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.