Chuyện liêu trai về giếng cổ Vĩnh Phúc

Chuyện liêu trai về giếng cổ Vĩnh Phúc

Những giếng cổ có từ thế kỷ 15 này được bảo tồn như báu vật của ngôi làng.

Những giếng cổ này nằm rải rác trong tổng Bá Hạ bao gồm bốn thôn: Quang Vinh, Thiện Chi, Thích Chung và Bá Hương thuộc xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
Những giếng cổ này nằm rải rác trong tổng Bá Hạ bao gồm bốn thôn: Quang Vinh, Thiện Chi, Thích Chung và Bá Hương thuộc xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
Từ 20 giếng cổ có trong tổng Bá Hạ, số giếng cổ còn lại hiện chỉ là 13. Do có 7 giếng cổ bị san lấp, phá bỏ trong những năm 1960 vì người dân nghĩ đó là tàn tích phong kiến.
Từ 20 giếng cổ có trong tổng Bá Hạ, số giếng cổ còn lại hiện chỉ là 13. Do có 7 giếng cổ bị san lấp, phá bỏ trong những năm 1960 vì người dân nghĩ đó là tàn tích phong kiến.
Cả 13 giếng cổ đều có cấu trúc giống hệt nhau, thành giếng (tang giếng) là bốn phiến đá xanh cao khoảng 1,5m ghép lại thành hình vuông, lòng giếng hình trụ, xung quanh là đá cuội, đá xanh xếp tròn trịa.
Cả 13 giếng cổ đều có cấu trúc giống hệt nhau, thành giếng (tang giếng) là bốn phiến đá xanh cao khoảng 1,5m ghép lại thành hình vuông, lòng giếng hình trụ, xung quanh là đá cuội, đá xanh xếp tròn trịa.
Giếng cổ Giao San (thôn Thích Chung) nằm giữa một cánh đồng rộng, trước mặt là chùa Giao San cổ kính với cây đa cổ thụ, bên cạnh là một mái đình nhỏ. Chiều sâu tối đa của giếng chỉ khoảng 4m, mực nước trong các giếng cổ thường chỉ ở mức 70- 80 cm. Trên các thành giếng có khắc chữ Hán, mép có hình sóng uốn lượn. Theo các bậc cao niên, trong quá trình sinh hoạt, dân làng dùng thành giếng để mài dao, liềm..., sau hàng trăm năm tạo thành hình thù độc đáo trên.
Giếng cổ Giao San (thôn Thích Chung) nằm giữa một cánh đồng rộng, trước mặt là chùa Giao San cổ kính với cây đa cổ thụ, bên cạnh là một mái đình nhỏ. Chiều sâu tối đa của giếng chỉ khoảng 4m, mực nước trong các giếng cổ thường chỉ ở mức 70- 80 cm. Trên các thành giếng có khắc chữ Hán, mép có hình sóng uốn lượn. Theo các bậc cao niên, trong quá trình sinh hoạt, dân làng dùng thành giếng để mài dao, liềm..., sau hàng trăm năm tạo thành hình thù độc đáo trên.
Thành giếng cổ Giao San còn nguyên vẹn với những phiến đá xanh, hàng chữ Hán hiện lên khá rõ nét sau khi tưới nước giếng lên: Hồng Đức nhị thập thất niên Canh Tuất nguyệt thập ngũ nhật (ngày 15 tháng 10 năm Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27), được cho là năm làm giếng. Năm tháng có qua đi, nhiều giếng cổ hiện nay nằm ngay bên đường đi hoặc trong sân của nhà dân, nhưng vẫn giữ nguyên được màu nước trong văn vắt và những câu chuyện kỳ bí người làng truyền tai nhau hàng thế kỷ.
Thành giếng cổ Giao San còn nguyên vẹn với những phiến đá xanh, hàng chữ Hán hiện lên khá rõ nét sau khi tưới nước giếng lên: Hồng Đức nhị thập thất niên Canh Tuất nguyệt thập ngũ nhật (ngày 15 tháng 10 năm Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27), được cho là năm làm giếng. Năm tháng có qua đi, nhiều giếng cổ hiện nay nằm ngay bên đường đi hoặc trong sân của nhà dân, nhưng vẫn giữ nguyên được màu nước trong văn vắt và những câu chuyện kỳ bí người làng truyền tai nhau hàng thế kỷ.
Người làng đồn đoán, dưới đáy giếng rất có thể có vàng bạc, châu báu, đồ cổ. Khoảng hai chục năm trước, tại một giếng cổ trong làng, người dân tập trung đào sát đáy giếng, tìm cổ vật nhưng chẳng thấy đâu ngoài đá ong màu xanh. Lạ một điều là sau khi được mang lên từ thành giếng, những tảng đá xanh này đặt ở đâu thì nơi đó mọc lên cái cây rất lớn, tươi tốt. Người làng nói đó là 2 mắt của con rồng thiêng.
Người làng đồn đoán, dưới đáy giếng rất có thể có vàng bạc, châu báu, đồ cổ. Khoảng hai chục năm trước, tại một giếng cổ trong làng, người dân tập trung đào sát đáy giếng, tìm cổ vật nhưng chẳng thấy đâu ngoài đá ong màu xanh. Lạ một điều là sau khi được mang lên từ thành giếng, những tảng đá xanh này đặt ở đâu thì nơi đó mọc lên cái cây rất lớn, tươi tốt. Người làng nói đó là 2 mắt của con rồng thiêng.
Giếng cổ chỉ cao khoảng 4 m, mực nước xâm xấp dưới 1 m nhưng chưa bao giờ cạn nước, dù bất kể thời điểm hạn hán nào trong năm. Tuy nhiên, hễ cứ mở rộng giếng cổ, y rằng giếng sẽ bị cạn nước hoặc chuyển màu, chuyển mùi. Tiêu biểu như giếng cổ thôn Thiện Chi, năm 2008, người làng phá bỏ 4 thành giếng và cơi rộng lòng giếng xuống chục mét thì đột nhiên nước giếng hóa đục ngầu, ăn vào thấy mùi khó chịu. Người làng sợ quá, mang đá cuội và nhiều phiến đá xanh tìm thấy trong giếng cổ đến xếp trước điếm của làng và thắp hương khấn vái.
Giếng cổ chỉ cao khoảng 4 m, mực nước xâm xấp dưới 1 m nhưng chưa bao giờ cạn nước, dù bất kể thời điểm hạn hán nào trong năm. Tuy nhiên, hễ cứ mở rộng giếng cổ, y rằng giếng sẽ bị cạn nước hoặc chuyển màu, chuyển mùi. Tiêu biểu như giếng cổ thôn Thiện Chi, năm 2008, người làng phá bỏ 4 thành giếng và cơi rộng lòng giếng xuống chục mét thì đột nhiên nước giếng hóa đục ngầu, ăn vào thấy mùi khó chịu. Người làng sợ quá, mang đá cuội và nhiều phiến đá xanh tìm thấy trong giếng cổ đến xếp trước điếm của làng và thắp hương khấn vái.
Người dân thôn Bá Hương hay kể về chiếc giếng cổ còn gần như nguyên vẹn trong sân nhà ông Nguyễn Viết Bồng, rằng người đi làm ruộng sớm qua giếng cổ thường thấy lòng giếng hắt lên những vệt sáng, nhiều hôm còn đồn đại bắt gặp bóng người con gái mặc áo dài trắng lướt qua sân giếng. Ông Bồng từ ngày chuyển nhà về sát giếng lập ngay một ban thờ gần đó và đều đặn nhang khói.
Người dân thôn Bá Hương hay kể về chiếc giếng cổ còn gần như nguyên vẹn trong sân nhà ông Nguyễn Viết Bồng, rằng người đi làm ruộng sớm qua giếng cổ thường thấy lòng giếng hắt lên những vệt sáng, nhiều hôm còn đồn đại bắt gặp bóng người con gái mặc áo dài trắng lướt qua sân giếng. Ông Bồng từ ngày chuyển nhà về sát giếng lập ngay một ban thờ gần đó và đều đặn nhang khói.
Hàng năm, vào hội Lệ (ngày 15.3 Âm lịch) của vùng, nước từ các giếng cổ trong Bá Hiến được các bậc cao niên múc lên tắm cho tượng trong các đền, chùa. Con em của làng sinh sống, làm ăn gần xa, cứ về làng uống một ngụm nước giếng cổ thì thấy mát lòng mát dạ, mong điềm lành sẽ tới. Cho đến nay, tổng Bá Hạ vẫn cực kỳ cấm kỵ chuyện con gái đến kỳ kinh nguyệt đến gần giếng cổ, soi mình hay múc nước.
Hàng năm, vào hội Lệ (ngày 15.3 Âm lịch) của vùng, nước từ các giếng cổ trong Bá Hiến được các bậc cao niên múc lên tắm cho tượng trong các đền, chùa. Con em của làng sinh sống, làm ăn gần xa, cứ về làng uống một ngụm nước giếng cổ thì thấy mát lòng mát dạ, mong điềm lành sẽ tới. Cho đến nay, tổng Bá Hạ vẫn cực kỳ cấm kỵ chuyện con gái đến kỳ kinh nguyệt đến gần giếng cổ, soi mình hay múc nước.
Người phương xa có đến Bá Hiến đặt mua tiền tỷ vào những tang giếng có khắc chữ cổ, người làng cũng kiên quyết không bán vì đó là báu vật tổ tiên để lại cho con cháu. Người dân tâm niệm, dân làng có ấm no, con cháu có vinh hiển cũng nhờ vào những giếng cổ đã và đang tồn tại suốt 600 năm qua ở chốn này.
Người phương xa có đến Bá Hiến đặt mua tiền tỷ vào những tang giếng có khắc chữ cổ, người làng cũng kiên quyết không bán vì đó là báu vật tổ tiên để lại cho con cháu. Người dân tâm niệm, dân làng có ấm no, con cháu có vinh hiển cũng nhờ vào những giếng cổ đã và đang tồn tại suốt 600 năm qua ở chốn này.

GALLERY MỚI NHẤT