Có lẽ không có từ nào đúng hơn dùng để mô tả số mệnh trước đây của Martin Pistorius, một công dân Nam Phi đã trải qua hơn một thập kỷ “bị nhốt” trong chính cơ thể mình và trong khi vẫn quan sát cũng như nhận biết được những gì diễn ra xung quanh, anh không thể báo cho người khác biết là mình vẫn “cảm” được.
“Tôi thậm chí không thể nào diễn tả cho mọi người biết là tôi ghét Barney như thế nào”, Martin nói như vậy trên sóng phát thanh NPR của Mỹ hồi trung tuần tháng 1-2015 trong một chương trình mới về hành vi con người.
Martin Pistorius ngồi xe lăn năm 1992 |
Phần còn lại của thế giới tưởng Pistorius sống đời thực vật. Các bác sĩ nói với gia đình cậu như vậy sau khi Pistorius bỗng rơi vào hôn mê một cách bí ẩn khi đang là một thiếu niên khỏe mạnh 12 tuổi. Vài năm sau, cậu bị liệt hoàn toàn, không thể giao tiếp với thế giới bên ngoài. Tình trạng ác mộng này thường xuất hiện sau đột quỵ hoặc dùng thuốc quá liều, được gọi là “hội chứng bị nhốt bên trong hoàn toàn” mà y học bó tay.
Trong một bài viết cho Daily Mail, Pistorius mô tả khoảng thời gian sau khi anh rơi vào hôn mê: “Tôi hoàn toàn không thể phản ứng. Tôi ở trong tình trạng hôn mê ảo nhưng các bác sĩ không thể chẩn đoán nguyên nhân... Tôi đã vượt xa những gì y học hiểu được. Tôi bị lạc trong vùng đất rồng và không ai có thể cứu được tôi”.
Kể lại cảm giác khi cuối cùng lấy lại chút ý thức (chỉ mình anh biết điều này) vào đầu những năm 1990, khoảng 14 hoặc 15 tuổi, Pistorius nói trên một kênh truyền hình của Anh: “Tôi có một cảm giác rằng, có cái gì đó không ổn. Mọi người cứ thử tưởng tượng về cảm giác ta cố thức dậy từ một giấc mơ, nhưng không thể được”.
Pistorius trong ngày cưới của mình. |
Có một thời điểm ở khoảng giữa 16 và 19 tuổi, cậu lấy lại đầy đủ ý thức nhưng cũng không thể báo cho thế giới bên ngoài biết điều này. Đây là lúc cậu phải đối mặt với thực tế nghịch cảnh của mình. Cậu bị kẹp, bị bỏ lại trên một hòn đảo hoang vắng bên trong chính cơ thể, suy nghĩ duy nhất trong đầu cậu là bắt đầu ăn bất cứ thứ gì cậu hy vọng mình giải thoát được. Pistorius tự nhủ không ai yêu thương mình và điều đó có nghĩa là chừng nào còn sống là cậu còn bị đọa đày.
Cậu ta nói: “Nó giống như một cảm giác ớn lạnh, khủng khiếp và tuyệt vọng, dường như làm nghẹt mọi tế bào trong cơ thể bạn. Nó giống như bạn là một con ma chứng kiến cuộc sống bày ra trước mắt mà không ai biết bạn đang ở đó”.
Nhưng Pistorius vẫn ở đó, nhớ quá nhiều và rõ ràng về cái chết của Công nương Diana, lễ tấn phong Nelson Mandela và các vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 vào nước Mỹ. Cậu quan sát cuộc sống của người thân và lắng nghe mọi điều họ nói, nhưng họ không hề có khái niệm rằng cậu đang lắng nghe họ.
“Không ai nghĩ thậm chí tôi nhận thấy họ, mình tôi biết thực tế rằng tôi không chỉ biết về họ mà còn bị sốc hoặc bị kích động hoặc cảm thấy buồn như mọi người”, Pistorius nói như vậy trên chương trình “The Wright Stuff” của Anh quốc.
Cậu ta mô tả chi tiết hơn về cảm giác này với Daily Mail: Niềm tin về cha trong tôi bị kéo căng tới gần điểm đứt - tôi không nghĩ nó biến mất hoàn toàn. Hàng ngày, cha tôi, một kỹ sư cơ khí, lau rửa và cho tôi ăn, mặc quần áo cho tôi và nhấc tôi lên. Biết bao lần tôi cố cho ông hiểu là tôi đã trở lại. Tôi muốn cử động cánh tay thay cho lời nói: “Cha! Con đây! Sao cha không thấy con?” Nhưng ông không nhận ra tôi.
Sự hồi phục của cậu bắt đầu với Barney, loài khủng long tím lớn mà cậu buộc phải quan sát tại trung tâm chăm sóc đặc biệt nơi cậu trải qua nhiều ngày.
Dù vậy, dần dần tâm trí Pistorius bắt đầu cải thiện. Vào tuổi 26, khi lần đầu anh sử dụng máy tính để liên lạc, gia đình anh bàng hoàng.
Đó là thời gian không lâu trước khi anh có một việc làm, được nhận vào một trường cao đẳng để học môn khoa học máy tính, khởi đầu một công ty web và gần đây, viết một cuốn sách tựa “Ghost Boy” (Cậu bé Ma) xuất bản năm 2011. SundayTimes gọi đó là một “cuốn sách có ảnh hưởng sâu sắc và gây sốc mọi thời đại”.
Thực vậy, nhờ cuốn sách, Pistorius đã tìm được người yêu mình và kết hôn. Giờ đây anh cùng vợ sống hạnh phúc tại vương quốc Anh.