Chuyện kể kỳ dị ít ai hay về Chùa Cầu nổi tiếng Hội An

(VietnamDaily) - Theo quan niệm của người Nhật, Chùa Cầu Hội An là biểu tượng của một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi để gây ra thảm họa.

Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An
Không chỉ là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An, Chùa Cầu còn gắn với một giai thoại ly kỳ về một loài thủy quái vô cùng đáng sợ.
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-2
Theo đó, những người Nhật đầu tiên qua Hội An sinh sống thường xuyên nhìn thấy trên mặt sông Hoài hay xuất hiện sống lưng con Namazu. Đó là một con cá trê quái vật có kích thước rất lớn, đầu nằm ở Ấn Độ mà đuôi ở tận Nhật Bản.
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-3
Con thuỷ quái này mỗi khi trở mình hay quẫy đuôi sẽ khiến cả lục địa châu Á rung chuyển, còn đất nước Nhật bị động đất dữ dội, thậm chí có cả núi lửa phun trào, gây đại họa. Sự hiện diện của Namazu ở Hội An là một điềm dữ cho cuộc sống của người Nhật ở đây.
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-4
Để hạn chế sự tàn phá của Namazu, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm những người giỏi về phong thủy để xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ. Và Chùa Cầu đã được dựng lên trong bối cảnh như vậy.
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-5
Theo quan niệm của người Nhật, Chùa Cầu Hội An là biểu tượng của một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi để gây ra thảm họa.
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-6
Các tư liệu cổ của người Hoa ở Hội An cũng nhắc đến loài thủy quái tương tự, được gọi là con Cù. Loài thủy quái này thường xuyên ẩn mình dưới đáy bùn nước, khi giông bão đến, nó tỉnh giấc trở mình quẫy đuôi làm nước sông dâng ngập cả phố cổ gây nhiều thiệt hại cho dân cư.
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-7
Để yểm trừ, cộng đồng người Hoa đã xây thêm miếu thờ, đắp tượng thần rồi làm rễ rước Huyền Thiên đại đế, Quan Văn Trấn Vũ, các vị thần linh về Chùa Cầu thờ tự nhằm ngăn chặn tai họa mà thuỷ quái gây ra...
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-8
Có lẽ, truyền thuyết Chùa Cầu bắt nguồn từ một thực tế lịch sử là mỗi năm đến mùa mưa, nước sông Hoài dâng cao, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống và sinh kế của con người. Và Chùa Cầu là một sự gửi gắm ước nguyện về cuộc sống bình an của các các cư dân Hội An thuở xưa.
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-9
Cũng theo quan niệm của người Hội An, kể từ khi Chùa Cầu được xây dựng, con thủy quái bị “yểm” đã rất giận dữ và tìm cách báo thù. Theo thời gian, bùa trấn yểm đã mất linh nghiệm khiến thủy quái lộng hành, trong những thập niên gần đây đã nhiều lần nhấn chìm Hội An trong biển nước.
Chuyen ke ky di it ai hay ve Chua Cau noi tieng Hoi An-Hinh-10
Dù vậy, đó chỉ là một đức tin dân gian đang dần dần phai nhạt cùng những biến động của thời đại.  

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng dịp Tết Nguyên đán

(VietnamDaily) - Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, người dân ở nhiều nước châu Á ghé thăm các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này để cầu mong cho gia đình có một năm mới bình an và hạnh phúc.

Nhung ngoi chua noi tieng linh thieng dip Tet Nguyen dan
Wat Traimit (chùa Phật Vàng) là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Nơi đây gây chú ý với du khách bởi bề dày lịch sử cũng như kiến trúc tuyệt đẹp. 

Giải mã ngôi chùa cò đua nhau về làm tổ độc đáo nhất Việt Nam

(VietnamDaily) - Không chỉ có kiến trúc đẹp, chùa Nodol còn được biết đến với khu vườn lớn um tùm cây cối, thu hút rất nhiều loài chim hoang dã như cò trắng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen… đến cư trú. Đây là nguồn gốc tên gọi dân dã “chùa Cò”.

Giai ma ngoi chua co dua nhau ve lam to doc dao nhat Viet Nam
Tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Tà Cú, tỉnh Trà Vinh, chùa Nodol (còn có các tên khác là chùa Cò, chùa Giồng Lớn) là một trong những ngôi chùa Khmer nổi tiếng nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Giai ma ngoi chua co dua nhau ve lam to doc dao nhat Viet Nam-Hinh-2
Theo các tư liệu lịch sử, chùa Cò được xây dựng vào năm 1678. Sau nhiều lần trùng tu, lần mới nhất vào năm 2009-2012 thì chùa có diện mạo như hiện tại, với dáng vẻ bề thế và lộng lẫy khiến du khách đến thăm không khỏi choáng ngợp. 

Tin mới