Lương y Thanh đã thực hiện được ước mơ ấp ủ suốt 20 năm qua của mình, đó là bào chế loại sâm Hoàng Liên này thành bài thuốc ngâm rượu tuyệt diệu cho người Việt được dùng.
Thứ rượu ấy không chỉ vua chúa, người giàu, mà người thường cũng đủ điều kiện dùng hàng ngày, để tăng cường thể lực, tinh thông trí tuệ, xua đuổi bệnh tật.
Lạc vào khu rừng sâm quý
Bản người Dao đỏ trên đỉnh Tả Phời, trên dãy Hoàng Liên Sơn, Lào Cai, chìm trong mây mù. Anh chàng Bàn Văn Tình, người Dao đỏ, đón tôi và lương y Thanh vào rừng sâu. Mưa gió, ẩm ướt, vắt đen ngo ngoe dưới đất, vắt xanh nguây nguẩy trên lá, rợn cả người.
Lương y Thanh bên dây sâm Hoàng Liên mới trồng. |
Bao năm đi rừng, lang bạt với các ông lang, tôi nhận ra rằng, kỳ hoa dị thảo luôn sinh trưởng ở những nơi rừng thiêng nước độc, địa hình dị biệt. Càng vào sâu trong núi, hướng về phía đại ngàn Hoàng Liên Sơn rừng càng âm u, cây cổ thụ khổng lồ thân ngả màu xám xanh rêu bám.
Đi bộ chừng 4 tiếng, thì lương y Thanh kêu dừng chân nghỉ ngơi trên khoảnh đất lọt giữa một thung lũng hẹp. Lác đác những cây chè cổ thụ to một người ôm, tuổi ngàn năm, cho thứ lá xanh thẫm, dày, nấu nước ngọt sâu cuống họng.
Lương y Thanh trèo lên ngọn cây chè, hái xuống một bó hoa tím khá đẹp mắt. Tôi đưa lên mũi ngửi, mùi thơm mát xực vào mũi, nhưng không biết là cây gì. Vặt chiếc lá ở cuống hoa, tôi nhấm thử, thấy vị thơm mát của sâm. Lương y Thanh bảo rằng, đó chính là sâm Hoàng Liên.
Lần theo những bông hoa mọc tít hút trên ngọn cây chè, thì thấy những dây leo nhỏ bằng cái đũa. Những thân dây leo mọc cách gốc chè độ 2m, chìm dưới lá mục, rồi quấn lên ngọn cây chè trổ hoa. Cứ lần thấy gốc này, lại ra gốc kia. Cả một quần thể là thứ dây leo ấy. Lương y Thanh bảo rằng, thung lũng này chính là vườn sâm Hoàng Liên, rộng cả chục héc-ta, mà anh đã gieo trồng, chăm sóc, bảo tồn suốt 20 năm nay.
Rễ và củ một loại sâm ở Hoàng Liên Sơn, do lương y Thanh trồng. |
Theo lương y Thanh, cách đây 20 năm, trong một lần sang Trung Quốc cùng đoàn bác sĩ, anh được các bác sĩ bên đó tiếp đãi thịnh tình. Nhà hàng sang trọng và món đặc biệt hôm đó là súp sâm. Cô tiếp viên nhà hàng giới thiệu kỹ lưỡng món ăn cho vua chúa này với thực khách trước khi mời thực khách thưởng thức. Nghe cô ấy giới thiệu, mà ai cũng háo hức, bởi sắp được… làm vua. Xem hóa đơn, thì thấy bát súp bé như bát mắm đó có giá 50 USD.
Dùng thìa vớt lên, thì thấy lát sâm rất quen mắt. Đưa vào miệng nhai, thì hóa ra đó là sâm Hoàng Liên, thứ sâm mà ông lang Phạm Văn Đĩnh, cha đẻ anh, vẫn dùng trong các bài thuốc tăng cường thể lực cho người bệnh.
Thứ sâm ấy, mọc nhiều trong rừng Hoàng Liên Sơn, mà thời trẻ mỗi ngày vào rừng anh đào cả gùi đem về cho cha phơi khô, tẩm mật ong, rồi xao vàng, chế vào bài thuốc thập toàn đại bổ.
Về lại Lào Cai, để ý đến thứ sâm này, anh mới biết rằng, nhiều năm qua người Trung Quốc đã âm thầm thu mua, đến mức sắp tuyệt chủng. Họ thuê người Mông, người Dao khắp Lào Cai vào rừng đào bới, rồi những xe tải lớn, tải bé chuyển sang bên kia biên giới.
Củ sâm Hoàng Liên quý giá, bán sang Tàu với giá như khoai, sắn, đã khoác trên mình thương hiệu khác, là sâm Tiến Vua của Trung Quốc, dành cho khách sang trọng, với giá cắt cổ.
Với tình trạng khai thác như vậy, chẳng chóng thì trầy, sâm Hoàng Liên sẽ tuyệt chủng. Năm 1995, lương y Thanh cùng mấy người Dao trên đỉnh Tả Phời, đã vào sâu trong rừng, tìm một thung lũng bí mật, nơi chẳng ai tìm đến, và gieo trồng, nhân giống loài sâm này.
Cuối thu những khóm hoa kết hạt, anh cùng những người Dao đi gieo hạt. Cứ đánh mỗi hố, trút xuống vài hạt sâm. Mùa xuân, hạt sâm nảy mầm, rồi cứ thế bám vào đá, bám vào ngọn cây mà leo nên. Đất tốt, mùn dày, những củ sâm lúc lỉu, to bằng cổ tay người lớn.
Theo lương y Thanh, chỉ 5-7 năm, là củ sâm Hoàng Liên cho thu hoạch, thế nhưng, suốt 20 năm qua, anh vẫn mặc kệ cánh rừng sâm chìm vào quên lãng. Giờ đây, khi loài sâm Hoàng Liên này gần như đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, thì anh mới khai thác, làm nguyên liệu cho các bài thuốc gia truyền.
Đang đào bới một gốc sâm tìm củ, thì chợt tiếng gà rừng gáy râm ran ở vách núi bên kia của thung lũng. Lương y Thanh bảo, đàn gà rừng kéo về thung lũng này gáy vui tai, nhưng quả thực rất nguy hiểm cho sự tồn tại của quần thể sâm.
Loài gà rừng đặc biệt thích ăn lá sâm Hoàng Liên, bởi lá sâm có vị ngọt, bùi. Lá ngon nhất vào mùa thu. Đây cũng là mùa sâm Hoàng Liên ra hoa. Dân săn thảo dược chuyên nghiệp thường bò lên vách núi, dùng ống nhòm lia trên những tán cây, nếu thấy lấp loáng chùm hoa tím, thì đích thị ở đó có sâm Hoàng Liên.
Cách tìm sâm nữa, là họ nghe tiếng gà rừng. Gà rừng thường tìm đến những chỗ có lá sâm Hoàng Liên để ăn.
Cầm củ sâm Hoàng Liên vừa đào được trên tay, lương y Thanh bảo rằng, anh đã thực hiện được ước mơ ấp ủ suốt 20 năm qua của mình, đó là bào chế loại sâm này thành thức uống đại bổ dưỡng, thành thứ trà tuyệt diệu cho người Việt được dùng.
Thứ trà ấy không chỉ vua chúa, người giàu, mà người thường cũng đủ điều kiện dùng hàng ngày, để tăng cường thể lực, tinh thông trí tuệ, xua đuổi bệnh tật. Anh đặt tên là Trà sâm Hoàng Liên. Thứ trà ấy gồm 4 loài sâm rừng quý hiếm nhất trên dãy Hoàng Liên Sơn, mà sâm Hoàng Liên là vị chủ đạo.
Theo lời lương y Phạm Văn Thanh, không chỉ có thung lũng mà tôi đặt chân đến có sâm Hoàng Liên quý hiếm, mà còn vài thung lũng xa thẳm nữa, những cây sâm vẫn đang quấn quýt mọc lên, ra củ cả chùm. Những người Dao mà anh tin cẩn nhất, bao năm qua vẫn được anh trả lương đều đặn, để họ âm thầm gieo trồng, bảo vệ những vườn sâm đặc biệt.
Khát vọng rượu sâm bổ dưỡng cho người Việt
Từ Quốc lộ cao nhất Đông Dương đoạn giáp ranh giữa Lào Cai và Lai Châu, tôi theo chân lương y Phạm Văn Thanh tụt xuống phía thung lũng thuộc đất Lai Châu. Cuốc bộ gần nửa ngày, thì đến một thung lũng, bãi bằng khá rộng, chỉ có cây bụi. Khu vực này vốn là rừng rậm, nhưng cách đây hơn 20 năm, xảy ra vụ cháy rừng, nên cây cổ thụ chết sạch.
Thung lũng chết chóc này rộng dễ đến cả trăm héc-ta, kéo dài vòng quanh hết quả núi này đến quả núi khác.
Khắp thung lũng, cứ thi thoảng lại có một khoảnh đất mọc thứ cây rất lạ, lá to như cái quạt mo, mặt trên xanh nhạt, mặt dưới đầy lông. Lá thì to, nhưng thân cây thì lại nhỏ, chỉ bằng cỡ cổ tay.
Thân cây rõ ràng là thân gỗ, thế nhưng, cơn gió nhẹ thổi đến, thân lá đung đưa ẽo ợt nhìn khá buồn cười. Có nghĩa là, chúng là loài thân mềm.
Lương y Thanh lấy con dao đi rừng đẵn một đoạn cây gỗ to bằng cổ tay, dài chừng 3 mét. Anh đặt ngang đoạn cây vào gốc cây lạ ấy, rồi bẻ gập cây, vặn nó vào thanh gỗ, dùng dây cột lại với nhau. Ráng sức bình sinh, lương y Thanh nhấc mạnh đầu đoạn gậy, thì cả gốc rễ cây bật lên khỏi mặt đất. Ở chỗ đất mềm, cây nhỏ, hai người túm vào cây nhổ thẳng lên.
Quả thực, đi rừng nhiều, nhưng tôi chưa từng thấy cách nhổ cây nào lạ lùng và dễ dàng như vậy. Thay vì đào bới cả buổi, thì chỉ cần dùng đòn bẩy nhổ cái là lên.
Mặc dù thân cây màu vàng nhạt, nhưng phần củ lại màu đen tuyền như than. Thứ củ ấy cũng chẳng ra củ, mà nó thực sự giống rễ cọc hơn. Cây to bằng cổ tay, nhưng cái “rễ cọc” ấy lại to bằng bắp tay. Từ phần củ béo mập ấy, tua tủa những cái rễ bé li ti trổ ra, giống như phần rễ từ củ sâm Hàn Quốc.
Lương y Thanh chặt tách phần củ, đưa cho tôi xem. Cầm cái củ đen sì ấy, một thứ mùi quen thuộc, thơm mát tỏa ra. Rõ ràng là mùi đặc trưng của sâm, mà chỉ có loài sâm có hàm lượng saponin cực kỳ cao mới có mùi đậm đặc như thế.
Người dân đào sâm Hoàng Liên cho lương y Thanh, để lấy nguyên liệu làm trà sâm Hoàng Liên. |
Tôi hỏi có phải sâm không, lương y Thanh gật đầu xác nhận. Anh giở trong balo ra, đưa cho tôi xem kết quả xét nghiệm thứ sâm này. Kết quả phân tích của Viện Hóa học – Vật liệu (Viện Khoa học công nghệ Quân sự) cho biết, thứ sâm mà anh đặt là M3 này cho tới hơn 4% saponin. Điều đó có nghĩa, hàm lượng saponin của nó cao tương đương với sâm trồng Ngọc Linh nhiều năm tuổi, hoặc bằng 50% sâm Ngọc Linh hoang dã, thứ sâm quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới.
Tôi hỏi lương y Thanh: “Loài sâm nào quý hiếm, người Trung Quốc đều biết cả, mà sao ở Hoàng Liên Sơn lại có nhiều thế này?”. Lương y Thanh bảo rằng: “Loài sâm này người Trung Quốc biết và họ dùng từ ngàn đời nay rồi. Người Trung Quốc từng thuê người Mông đi nhổ suốt mấy chục năm qua. Họ mua với giá rẻ như củi. Chục năm nay, loài sâm này ít, thì họ không mua nữa. Nó trở thành loài dược liệu bị lãng quên ở Việt Nam. Khi người Việt còn chưa biết đến nó, thì nó đã biến mất rồi”.
Theo lương y Thanh, ngày còn nhỏ, bố anh, một thầy lang nổi tiếng ở Lào Cai, thường vào sâu trong rừng lấy sâm này về để chữa bệnh. Ông gọi là sâm đen, hoặc sâm đất. Giao lưu với các thầy lang Trung Quốc, ông mới biết họ dùng để bồi bổ tinh thần.
Trong nhiều bài thuốc, thầy lang Trung Quốc dùng sâm đất để giúp hoạt huyết cho não, giúp người bệnh “khai thần, tỉnh trí”. Dược tính của sâm đất giúp tinh thần con người sảng khoái, hạn chế lo âu, làm nhẹ đầu óc, tan biến muộn phiền. Thậm chí, những người bị rối loạn cảm xúc, nặng hơn là stress, dùng sâm này cũng hiệu quả. Những ngày xuyên dãy Hoàng Liên Sơn đi lấy thuốc, lương y Thanh phát hiện quần thể sâm đất ở thung lũng bí ẩn này, và anh cùng với mấy người Mông quyết định bảo tồn, khai thác bền vững chúng.
Ngoài việc bổ sung chúng vào nhiều bài thuốc trị bệnh, lương y Thanh còn bào chế chúng cùng với sâm Hoàng Liên và mấy loại sâm nữa thành Trà sâm Hoàng Liên tuyệt hảo với sức khỏe con người. Đặc biệt, anh chế biến thành bài thuốc dùng để ngâm rượu cực kỳ bổ dưỡng.
Tôi mải miết cuốc bộ theo lương y Thanh đi xuyên qua thũng lũng, vòng qua hết chân núi này đến chân núi kia, mà vẫn không hết những vườn sâm đất, những bụi sâm đất đong đưa trong gió nhẹ xào xạc. Tôi tin rằng, để nhổ hết vườn sâm khổng lồ này, chắc phải được cả chục tấn củ.
Tôi hỏi: “Anh định trồng sâm bán cho cả thế giới chắc?”. Lương y Thanh bảo: “Nếu phơi khô, xay thành bột, hoặc thái mỏng thì hao lắm, không được nhiều đâu. Vài ngàn người dùng hàng ngày thì chắc chỉ một vài năm là sạch bách cả thung lũng này thôi. Trồng càng nhiều, nguyên liệu càng dồi dào, thì giá thành mới rẻ được. Như thế, người nghèo mới có điều kiện dùng sâm tăng cường sức khỏe chứ?”.
Đêm, dựng lều ngủ trong rừng, nghe tiếng ếch kêu, vượn hú và câu chuyện bất tận về khát vọng của vị lương y nhiệt huyết với rừng già và người bệnh. Anh mong người Việt được dùng những thảo dược quý hiếm nhất, với giá rẻ nhất để bồi bổ cơ thể, chống lại bệnh tật.
Không có thứ thảo dược gì tăng cường sinh lực mạnh mẽ như sâm. Sức khỏe dồi dào thì bệnh tật ắt tan biến. Người Việt, ai cũng được dùng sâm phổ biến như người Hàn Quốc thì tốt biết mấy. Đó cũng là khát vọng suốt đời của vị lương y phố núi Phạm Văn Thanh.
Theo GS. Đỗ Tất Lợi, trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”: Sâm Hoàng Liên có vị ngọt, mát, mọc dại ở vùng đồi núi miền Bắc nước ta. Thu hoạch vào mùa thu hoặc đông. Thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, tẩm nước gừng hoặc mật ong rồi sao vàng. Sâm Hoàng Liên được dùng trong các trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn… Nhân dân các tỉnh miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây) thường dùng làm thuốc chữa đau nhức thấp khớp, đau lưng, viêm gan mãn tính, ho.
Lương y Phạm Văn Thanh đã cung cấp nguyên liệu và công thức để Cty Cổ phần Dược thảo Fansipan và Khỏe 360 bào chế sâm Hoàng Liên, còn gọi là sâm Tiến Vua, cùng với sâm đất thành bài thuốc ngâm rượu hoàn hảo. Theo lương y Phạm Văn Thanh, sâm Hoàng Liên giúp khai thần, tỉnh trí, bổ phế khí, tăng cường thể trạng, chống mệt mỏi căng thẳng, thải độc, ngừa bệnh tật.
Đàn ông có thể ngâm rượu, mỗi bữa uống ly nhỏ, đàn bà có thể sắc một nhúm nhỏ uống hàng ngày.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):