Chuyến hành hương khiến "cả thế giới kinh ngạc" của ông hoàng giàu nhất lịch sử

Chuyến hành hương khiến "cả thế giới kinh ngạc" của ông hoàng giàu nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Mansa Musa được coi là ông hoàng giàu có nhất lịch sử nhân loại khi sở hữu khối tài sản trị giá hơn 400 tỷ USD và có lối sống cực kỳ xa hoa. 

 Ông hoàng giàu có nhất lịch sử Mansa Musa, hay còn gọi Musa Keita I, là hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali. Sinh năm 1280 và qua đời năm 1337, ông hoàng này sở hữu khối tài sản trị giá hơn 400 tỷ USD.
Ông hoàng giàu có nhất lịch sử Mansa Musa, hay còn gọi Musa Keita I, là hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali. Sinh năm 1280 và qua đời năm 1337, ông hoàng này sở hữu khối tài sản trị giá hơn 400 tỷ USD.
Ông hoàng Mansa Musa xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc. Ông lên ngôi báu năm 1312 sau khi vua Abubakari Keita II mãi không trở về trong cuộc hành trình khám phá Đại Tây Dương.
Ông hoàng Mansa Musa xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc. Ông lên ngôi báu năm 1312 sau khi vua Abubakari Keita II mãi không trở về trong cuộc hành trình khám phá Đại Tây Dương.
Kể từ khi lên ngôi báu, hoàng đế nổi tiếng lịch sử Mansa Musa cai trị đế quốc Mali và mở rộng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm nhiều thành phố, khu vực lân cận.
Kể từ khi lên ngôi báu, hoàng đế nổi tiếng lịch sử Mansa Musa cai trị đế quốc Mali và mở rộng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm nhiều thành phố, khu vực lân cận.
Trong khi các nước ở châu Âu đau đầu trước nạn đói, dịch hạch và chiến tranh thì đế quốc Mali lại phát triển rực rỡ vào thời Trung cổ.
Trong khi các nước ở châu Âu đau đầu trước nạn đói, dịch hạch và chiến tranh thì đế quốc Mali lại phát triển rực rỡ vào thời Trung cổ.
Mansa Musa I đã tích lũy được số của cải khổng lồ nhờ việc làm giàu từ vàng và mỏ muối ở Tây Phi. Ông hoàng này cũng kiểm soát các tuyến đường thương mại quan trọng giữa Địa Trung Hải và Tây Phi. Nhờ vậy, khối tài sản của ông ngày càng tăng lên.
Mansa Musa I đã tích lũy được số của cải khổng lồ nhờ việc làm giàu từ vàng và mỏ muối ở Tây Phi. Ông hoàng này cũng kiểm soát các tuyến đường thương mại quan trọng giữa Địa Trung Hải và Tây Phi. Nhờ vậy, khối tài sản của ông ngày càng tăng lên.
Với sự giàu có "khủng" như vậy, Mansa Musa - tín đồ Hồi giáo mộ đạo - đã cho xây dựng nhiều nhà thờ Hồi giáo. Ông hoàng giàu có này từng trả công cho một kiến trúc sư 200 kg vàng để xây dựng đền thờ Djinguereber. Công trình này vẫn đứng vững đến ngày nay.
Với sự giàu có "khủng" như vậy, Mansa Musa - tín đồ Hồi giáo mộ đạo - đã cho xây dựng nhiều nhà thờ Hồi giáo. Ông hoàng giàu có này từng trả công cho một kiến trúc sư 200 kg vàng để xây dựng đền thờ Djinguereber. Công trình này vẫn đứng vững đến ngày nay.
Độ giàu có của Mansa Musa còn được thể hiện qua chuyến hành hương đến thánh địa Mecca theo truyền thống trong đạo Hồi của ông hoàng này.
Độ giàu có của Mansa Musa còn được thể hiện qua chuyến hành hương đến thánh địa Mecca theo truyền thống trong đạo Hồi của ông hoàng này.
Cụ thể, trong chuyến hành hương kéo dài qua hơn 6.400 km, đoàn tùy tùng của Mansa Musa lên tới 60.000 quân lính, thường dân và nô lệ, 500 sứ giả mặc trang phục bằng lụa và đeo trang sức vàng cũng như 80 con lạc đà và ngựa chở theo lượng lớn vàng thỏi... khiến cả thế giới kinh ngạc.
Cụ thể, trong chuyến hành hương kéo dài qua hơn 6.400 km, đoàn tùy tùng của Mansa Musa lên tới 60.000 quân lính, thường dân và nô lệ, 500 sứ giả mặc trang phục bằng lụa và đeo trang sức vàng cũng như 80 con lạc đà và ngựa chở theo lượng lớn vàng thỏi... khiến cả thế giới kinh ngạc.
Đi cùng ông hoàng Mansa Musa I là vợ ông - Inari Konte cùng 500 người hầu gái. Dọc đường đi, ông hoàng này xây dựng nhiều đến thờ ở Dukurey, Gundam, Direy, Wanko và Bako. Một số đền thờ này tồn tại đến ngày nay.
Đi cùng ông hoàng Mansa Musa I là vợ ông - Inari Konte cùng 500 người hầu gái. Dọc đường đi, ông hoàng này xây dựng nhiều đến thờ ở Dukurey, Gundam, Direy, Wanko và Bako. Một số đền thờ này tồn tại đến ngày nay.
Mansa Musa I còn gây chú ý khi đặt chân tới thành phố Alexandria ở Ai Cập. Tại đây, ông phân phát vàng cám cho những người nghèo khổ. Cũng chính vì số vàng cám trên mà thành phố trên xảy ra lạm phát trong vài năm sau đó.
Mansa Musa I còn gây chú ý khi đặt chân tới thành phố Alexandria ở Ai Cập. Tại đây, ông phân phát vàng cám cho những người nghèo khổ. Cũng chính vì số vàng cám trên mà thành phố trên xảy ra lạm phát trong vài năm sau đó.
Mời quý độc giả xem video: Gặp gỡ "ông Vua hẹn hò" của Ấn Độ (nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT