Chuyên gia TQ đánh giá cao chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng

Nhân sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh có cuộc phỏng vấn với chuyên gia Lăng Đức Quyền về chuyến đi.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 12-15/1.
Nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã có cuộc phỏng vấn ông Lăng Đức Quyền – nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa xã, thành viên Hội hữu nghị Trung – Việt, nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Tân Hoa xã tại Việt Nam.
Đánh giá về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Lăng Đức Quyền nhấn mạnh đây là chuyến thăm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện qua hai khía cạnh. Thứ nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài cấp cao nhất mà Đảng và Nhà nước Trung Quốc tiếp đón trong năm 2017.
Chuyen gia TQ danh gia cao chuyen tham cua TBT Nguyen Phu Trong
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư , Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt – Trung lần thứ XVI. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN 
Trung Quốc cũng là nước đầu tiên mà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức trong năm 2017. Điều này thể hiện rõ sự coi trọng của lãnh đạo hai Đảng, hai nước trong việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ láng giềng, hữu nghị Việt-Trung.
Chuyến thăm này diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung và ngay trước thềm Tết Nguyên đán – dịp lễ cổ truyền lớn nhất trong năm của nhân dân hai nước.
Theo ông Lăng Đức Quyền, có thể nói rằng “Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là 'Chuyến đón Xuân'. Chữ 'Xuân' ở đây không chỉ là Mùa Xuân, mà còn tượng trưng cho triển vọng tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển bền vững và sâu sắc”.
Ông Lăng Đức Quyền nhấn mạnh rằng nhờ sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Việt-Trung gần đây phát triển tốt đẹp, tình hữu nghị truyền thống được củng cố, hợp tác trong nhiều lĩnh vực đạt được thành quả tích cực.
Năm 2016, hai bên tiếp tục duy trì các cuộc thăm viếng giữa lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước với tần suất cao, sự tin cậy chính trị giữa hai bên tiếp tục được tăng cường.
Hoạt động giao lưu, hợp tác ở mọi cấp độ, trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa v.v… được thúc đẩy, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Đánh giá về tiềm năng và triển vọng quan hệ hai nước, ông Lăng Đức Quyền cho rằng tình hình quốc tế, khu vực hiện nay biến động khó lường, hai Đảng, hai nước đứng trước nhiều vấn đề mới, thách thức mới.
Trong bối cảnh như vậy, hai nước cần phối hợp chặt chẽ, duy trì thăm viếng cấp cao, thúc đẩy kết nối chiến lược, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, tăng cường giao lưu văn hóa, nhằm không ngừng nâng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới. Nền kinh tế hai nước liên quan chặt chẽ đến nhau, bổ sung hữu hiệu cho nhau, gắn bó lợi ích ngày càng chặt chẽ.
Trung Quốc mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác đầu tư, thương mại, thúc đẩy năng lực sản xuất… trong khuôn khổ chiến lược “Một vành đai, một con đường”, “Hai hành lang, một vành đai”, nhằm tăng thêm động lực cho việc nâng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới trong bối cảnh tình hình mới.
Theo ông Lăng Đức Quyền, Việt Nam sẽ đăng cai Năm APEC 2017. Đây là chuỗi sự kiện ngoại giao quan trọng, đồng thời là cơ hội để Việt Nam kiểm chứng những thành quả đã đạt được trong 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kiểm nghiệm tầm ảnh hưởng và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Là một thành viên quan trọng của APEC, và cũng là nước láng giềng thân thiện với Việt Nam, Trung Quốc bày tỏ quan điểm ủng hộ, phối hợp giúp đỡ Việt Nam tổ chức thành công sự kiện này.

Khiếp đảm những bữa sáng “siêu dị” trên thế giới

Ở nhiều nơi trên thế giới, người dân có những thực đơn bữa sáng độc đáo, hoàn toàn khác biệt so với hầu hết các nền văn hóa khác.

Khiep dam nhung bua sang “sieu di” tren the gioi
Trung Quốc - Trứng thế kỷ
Trứng là lựa chọn cho bữa sáng phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng ở Trung Quốc, nhiều người lại lựa chọn loại trứng có mùi vị lạ lùng để bắt đầu ngày mới - trứng thế kỷ. Trứng thế kỷ là loại trứng được ngâm trong hỗn hợp đất sét, muối, tro, vôi và gạo. Sau một thời gian nhất định, lòng đỏ trứng sẽ chuyển sang màu xanh, lòng trắng trứng hóa màu đen cùng mùi hăng khá "sốc". 

10 món ăn sáng tệ hại đừng dại mà ăn nhiều

Dưới đây là danh sách 10 món ăn sáng “tệ hại” nhất để khởi đầu ngày mới, tiếc rằng nó lại là món ăn sáng quen thuộc của rất nhiều người.

10 mon an sang te hai dung dai ma an nhieu
1. Bánh mì bơ sữa
Một bữa sáng sẽ vượt quá lượng calo cho phép nếu bạn ăn bánh mì với ngập kem bơ và pho mát béo. Nếu thích ăn bánh mỳ, bạn nên cắt giảm lượng calo bằng cách thay thế phần pho mát béo bằng các loại bơ hạt tự nhiên như bơ đậu phộng, hạnh nhân, đậu nành,… Yên tâm rằng các loại bơ này cũng rất thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.