Chuyên gia phương Tây: Ukraine khó đánh chặn bom lượn của Nga

Chuyên gia phương Tây: Ukraine khó đánh chặn bom lượn của Nga

Các chuyên gia phương Tây cho rằng, lực lượng phòng không Ukraine khó có thể đánh chặn bom lượn có điều khiển của Nga, trừ khi Mỹ viện trợ thêm nhiều hệ thống tên lửa phòng không Patriot tầm xa.

Vào ngày 20/6, lực lượng  Không quân Nga lần đầu tiên sử dụng bom lượn có điều khiển FAB-3000 M-54 nặng 3 tấn, tấn công vào vị trí của Ukraine ở Liptsy, tỉnh Kharkov của Ukraine. Đây là loại vũ khí dẫn đường chính xác lớn nhất từng xuất hiện trong kho vũ khí của Nga.
Vào ngày 20/6, lực lượng Không quân Nga lần đầu tiên sử dụng bom lượn có điều khiển FAB-3000 M-54 nặng 3 tấn, tấn công vào vị trí của Ukraine ở Liptsy, tỉnh Kharkov của Ukraine. Đây là loại vũ khí dẫn đường chính xác lớn nhất từng xuất hiện trong kho vũ khí của Nga.
Bằng chứng là đoạn video ghi lại cảnh một tòa nhà bị trúng bom ở làng Lyptsi đã xuất hiện; trong video cho thấy, quả bom đã không trúng mục tiêu. Người Nga đang cố gắng bù đắp những thiếu sót trong hệ thống định vị và điều khiển của mô-đun UMPK bằng cách không ngừng tăng trọng lượng của bom.
Bằng chứng là đoạn video ghi lại cảnh một tòa nhà bị trúng bom ở làng Lyptsi đã xuất hiện; trong video cho thấy, quả bom đã không trúng mục tiêu. Người Nga đang cố gắng bù đắp những thiếu sót trong hệ thống định vị và điều khiển của mô-đun UMPK bằng cách không ngừng tăng trọng lượng của bom.
Bom FAB-3000 M-54 là loại bom phá, có chiều dài 3,3 mét, đường kính 1 mét (bao gồm cả cánh bom) với tổng trọng lượng 3.067 kg, trong đó có khoảng 1.200 kg thuốc nổ. Vì vậy, nếu bom trượt mục tiêu dù chỉ vài chục mét thì cũng không quan trọng, vì nó có sức công phá quá mạnh.
Bom FAB-3000 M-54 là loại bom phá, có chiều dài 3,3 mét, đường kính 1 mét (bao gồm cả cánh bom) với tổng trọng lượng 3.067 kg, trong đó có khoảng 1.200 kg thuốc nổ. Vì vậy, nếu bom trượt mục tiêu dù chỉ vài chục mét thì cũng không quan trọng, vì nó có sức công phá quá mạnh.
Việc Không quân Nga sử dụng bom FAB-3000 cũng cho thấy, các kỹ sư Nga đã có thể tích hợp một quả bom lớn như vậy vào một trong những loại máy bay chiến thuật hiện đang hoạt động.
Việc Không quân Nga sử dụng bom FAB-3000 cũng cho thấy, các kỹ sư Nga đã có thể tích hợp một quả bom lớn như vậy vào một trong những loại máy bay chiến thuật hiện đang hoạt động.
Các chuyên gia phương Tây không có thông tin về loại máy bay sử dụng bom hạng nặng này, hiện có 4 loại máy bay có thể sử dụng bom FAB-3000 là cường kích Su-24M, tiêm kích bom Su-34, máy bay ném bom chiến lược Tu-22M và cả MiG-31K. Nhưng có khả năng cao đó là Su-34.
Các chuyên gia phương Tây không có thông tin về loại máy bay sử dụng bom hạng nặng này, hiện có 4 loại máy bay có thể sử dụng bom FAB-3000 là cường kích Su-24M, tiêm kích bom Su-34, máy bay ném bom chiến lược Tu-22M và cả MiG-31K. Nhưng có khả năng cao đó là Su-34.
Theo truyền thông Ukraine, việc chế tạo mô-đun UMPK cho bom FAB-3000 đã được biết đến vào tháng 3. Trước đó, Nga đã tuyên bố nối lại sản xuất loại bom này. Điều này đã được biết đến trong chuyến thăm của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến Nhà máy vũ khí số 53 tại làng Yuganets, tỉnh Nizhny Novgorod Nga, cách Ukraine 750 km.
Theo truyền thông Ukraine, việc chế tạo mô-đun UMPK cho bom FAB-3000 đã được biết đến vào tháng 3. Trước đó, Nga đã tuyên bố nối lại sản xuất loại bom này. Điều này đã được biết đến trong chuyến thăm của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến Nhà máy vũ khí số 53 tại làng Yuganets, tỉnh Nizhny Novgorod Nga, cách Ukraine 750 km.
Ngoài ra, các chuyên gia phương Tây vẫn chưa rõ Nga có bao nhiêu bom FAB-3000. Các chuyên gia phương Tây cho biết, nếu bom lượn FAB-3000 trở thành vũ khí tiêu chuẩn của lực lượng Không quân Nga, nó có thể làm tăng đáng kể sức mạnh hủy diệt của Không quân Nga đối với mục tiêu mặt đất.
Ngoài ra, các chuyên gia phương Tây vẫn chưa rõ Nga có bao nhiêu bom FAB-3000. Các chuyên gia phương Tây cho biết, nếu bom lượn FAB-3000 trở thành vũ khí tiêu chuẩn của lực lượng Không quân Nga, nó có thể làm tăng đáng kể sức mạnh hủy diệt của Không quân Nga đối với mục tiêu mặt đất.
Do bom lượn rất khó bị bắn hạ, nên Ukraine chỉ có thể trông chờ vào hệ thống phòng không do phương Tây sản xuất. Với sự giúp đỡ của những hệ thống phòng không tầm xa như Patriot hay tên lửa đạn đạo ATACMS, có thể bắn hạ các máy bay chiến thuật Nga đang thả bom lượn, cũng như tấn công các căn cứ của chúng.
Do bom lượn rất khó bị bắn hạ, nên Ukraine chỉ có thể trông chờ vào hệ thống phòng không do phương Tây sản xuất. Với sự giúp đỡ của những hệ thống phòng không tầm xa như Patriot hay tên lửa đạn đạo ATACMS, có thể bắn hạ các máy bay chiến thuật Nga đang thả bom lượn, cũng như tấn công các căn cứ của chúng.
Nhưng để tấn công máy bay thả bom đang bay trong lãnh thổ của Nga, hay các căn cứ của Nga, thì các nước phương Tây phải cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của viện trợ, tấn công vào các mục tiêu quân sự nằm trong lãnh thổ Nga; nhưng điều này có thể gây leo thang và Nga có đòn trả đũa.
Nhưng để tấn công máy bay thả bom đang bay trong lãnh thổ của Nga, hay các căn cứ của Nga, thì các nước phương Tây phải cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của viện trợ, tấn công vào các mục tiêu quân sự nằm trong lãnh thổ Nga; nhưng điều này có thể gây leo thang và Nga có đòn trả đũa.
Hiện những quả bom lượn tương đối nhỏ cũng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Quân đội Ukraine do sức công phá của chúng. Ví dụ trong những ngày cuối cùng của cuộc bao vây Avdeevka, hơn một trăm quả bom như vậy đã được thả xuống, khiến Quân đội Ukraine không thể chịu đựng được và phải rút lui.
Hiện những quả bom lượn tương đối nhỏ cũng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Quân đội Ukraine do sức công phá của chúng. Ví dụ trong những ngày cuối cùng của cuộc bao vây Avdeevka, hơn một trăm quả bom như vậy đã được thả xuống, khiến Quân đội Ukraine không thể chịu đựng được và phải rút lui.
Các chuyên gia phương Tây cho biết, nếu Nga bắt đầu sử dụng bom lượn có điều khiển nặng 3 tấn, bộ binh Ukraine sẽ vô cùng khó khăn trong việc giữ vững các vị trí kiên cố.
Các chuyên gia phương Tây cho biết, nếu Nga bắt đầu sử dụng bom lượn có điều khiển nặng 3 tấn, bộ binh Ukraine sẽ vô cùng khó khăn trong việc giữ vững các vị trí kiên cố.
Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ bom lượn có điều khiển của Nga, ngày 20/6, Mỹ tuyên bố xem xét lại các ưu tiên trong việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho các đối tác bên ngoài.
Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ bom lượn có điều khiển của Nga, ngày 20/6, Mỹ tuyên bố xem xét lại các ưu tiên trong việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho các đối tác bên ngoài.
Quyết định này nhằm đảm bảo nguồn cung đầy đủ tên lửa Patriot cho Ukraine. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian trước khi việc giao hàng được thực hiện và khi đó, mối đe dọa do bom lượn của Nga gây ra có thể sẽ giảm bớt. (Nguồn ảnh: En.defence-ua, CNN, Sputnik).
Quyết định này nhằm đảm bảo nguồn cung đầy đủ tên lửa Patriot cho Ukraine. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian trước khi việc giao hàng được thực hiện và khi đó, mối đe dọa do bom lượn của Nga gây ra có thể sẽ giảm bớt. (Nguồn ảnh: En.defence-ua, CNN, Sputnik).
Video Không quân Nga thả bom lượn FAB-3000 vào mục tiêu ở Liptsy, Ukraine. Nguồn En.defence-ua.

GALLERY MỚI NHẤT