Chuyên gia nói gì sau màn 'so găng' trực tiếp Trump-Harris?

Theo các chuyên gia về chính trị của Đại học Northeastern, hai ứng viên tổng thống Kamala Harris và Donald Trump bước vào cuộc tranh luận trực tiếp hôm 10/9 với sự tương phản rõ ràng về phong cách, chính sách và tầm nhìn,...

Cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Harris được ABC News tổ chức tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia Philadelphia vào lúc 21h tối 10/9 (giờ địa phương). Đây là cuộc tranh luận tổng thống trực tiếp đầu tiên sau khi cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 có bước ngoặt bất ngờ vào tháng 7 khi Tổng thống Joe Biden quyết định rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng.
Theo các chuyên gia chính trị của Đại học Northeastern, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa bước vào cuộc tranh luận trực tiếp hôm 10/9 với sự tương phản rõ ràng về phong cách, chính sách và tầm nhìn,...
"Bà Harris rõ ràng đang cố gắng truyền tải uy quyền, sự nghiêm túc và sự trưởng thành. Tôi nghĩ bà ấy đã làm điều đó khá tốt”, Martha Johnson, Phó giáo sư tại trường Northeastern cho hay.
Chuyen gia noi gi sau man 'so gang' truc tiep Trump-Harris?
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris tại cuộc tranh luận trực tiếp ngày 10/9. Ảnh: AP.  
Nick Beauchamp, Phó giáo sư Khoa học chính trị tại Northeastern, người duy trì hệ thống tổng hợp dữ liệu bầu cử, nhận định chiến lược của ba Harris dường như có hai mục đích.
"Đầu tiên, để phân biệt bà ấy với ông Trump, và thứ hai, để kích động ông ấy đưa ra những lời chỉ trích khó nghe", Beauchamp nói.
Martha Johnson cho rằng bà Harris cố gắng thể hiện mình sẽ là vị tổng thống của tất cả mọi người dân Mỹ.
"Bà ấy đã hạ thấp mọi lập trường gây tranh cãi và thực sự cố gắng tập trung vào thông điệp chung về sự ổn định, tự do và tiến bộ, tập trung vào các gia đình, tầng lớp lao động và các doanh nghiệp nhỏ”, chuyên gia Johnson bình luận.
Phần đầu cuộc tranh luận, bà Harris cũng nhắc đến Dự án 2025, một kế hoạch toàn diện nhằm cải tổ chính quyền liên bang, trong khi ông Trump phủ nhận mọi sự liên quan đến dự án này.
Các ứng viên cũng đã có cuộc đối thoại dài về chính sách đối ngoại và ngoại giao,... Buổi tranh luận kết thúc bằng một cuộc thảo luận về các kế hoạch của các ứng cử viên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
“Trong tất cả các phản ứng của ông Trump, điều khiến tôi lo ngại nhất là phản ứng của ông ấy đối với các câu hỏi về ngày 6 tháng 1 (vụ bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1/2021)”, Johnson nói.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Ông Trump bị bắn khi đang vận động tranh cử 

Nguồn video: THĐT

Kinh ngạc cặp đôi sống biệt lập giữa đảo

Vận động viên lướt sóng Marjolein và bạn đời của cô, An, đã từ bỏ tiện nghi hiện đại để sống biệt lập trên quần đảo Mentawai, Indonesia.

Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao
 Daily Mail, cặp đôi Marjolein và An đã tiết lộ thói quen hàng ngày và cách họ tồn tại khi sống biệt lập trên hòn đảo ở Mentawai. (Nguồn ảnh: Youtube/Daily Mail) 
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-2
 Marjolein, người gốc Bỉ, kể: "Chúng tôi sống trên một hòn đảo nhỏ ở Indonesia. Hòn đảo chúng tôi đang ở không có làng mạc hay đường sá...nên tất cả việc vận chuyển đều được thực hiện bằng thuyền với những chiếc thuyền gỗ được làm thủ công tại địa phương".
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-3
 "Chúng tôi hoàn toàn không có lưới điện. Điều tôi thích nhất khi sống ở đây là cảm giác độc lập. Chúng tôi có thể tự cung cấp điện, nước, thức ăn cho riêng mình và điều đó thật tuyệt vời", Marjolein nói tiếp.
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-4
Được biết, Marjolein và An gặp nhau khi họ làm việc tại một khu nghỉ dưỡng trên hòn đảo khác. Họ quyết định từ bỏ công việc của mình vào cuối năm 2020 và mua mảnh đất trên hòn đảo nơi họ đang sống. 
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-5
 An là một thợ mộc có tay nghề, và anh đã xây dựng một ngôi nhà gỗ nhỏ để ở.
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-6
 "Thách thức lớn nhất khi xây dựng trên đảo là nguyên vật liệu, vì mọi thứ phải được vận chuyển đến bằng thuyền. Có những vật liệu được chở bằng phà, mỗi tuần một lần. Do không có sóng điện thoại, internet trên đảo, chúng tôi phải chèo thuyền ra nơi có tín hiệu tốt hơn và gửi tin nhắn đến cửa hàng trên đất liền", Marjolein nói tiếp.
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-7
 Cặp đôi có một máy phát điện nhỏ và một tấm pin mặt trời để sạc các thiết bị và thắp sáng buổi tối. 
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-8
 Về nguồn cung cấp thực phẩm, cặp đôi mua một số đồ từ một cửa hàng trên hòn đảo gần đó. Chuối, xoài và sầu riêng,.. là một số loại trái cây theo mùa.
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-9
 "Chúng tôi đi câu cá khoảng 2 lần một tuần. Do không có tủ lạnh, chúng tôi thường hun khói cá trong bếp Mentawai truyền thống của mình để cá có thể bảo quản được lâu hơn. Chúng tôi cũng nuôi gà để lấy trứng", Marjolein cho hay.
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-10
 Cặp đôi đào một cái giếng lấy nước sinh hoạt, trong khi dùng nước mưa lọc qua máy lọc để uống.
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-11
 Mặc dù yêu thích cuộc sống trên đảo nhưng Marjolein cho biết một số khó khăn nhất phải đối mặt ở đây là thời tiết khó lường, rắn độc,...
Kinh ngac cap doi song biet lap giua dao-Hinh-12
Để cuộc sống trên đảo trở nên thoải mái hơn, cặp đôi xây một ngôi nhà lớn hơn với sân hiên, nhà bếp, 2 phòng ngủ và phòng tắm. 

Bà Harris vẫn dẫn trước ông Trump trong cuộc khảo sát toàn quốc

Trong cuộc khảo sát mới nhất của Đại học Fairleigh Dickinson, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vẫn nhận được sự ủng hộ cao hơn so với ứng viên Cộng hòa Donald Trump.

Tờ The Hill dẫn số liệu từ cuộc khảo sát được Đại học Fairleigh Dickinson công bố thứ Sáu tuần trước cho thấy, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris nhận được 50% sự ủng hộ từ những người tham gia cuộc khảo sát trên toàn quốc. Trong khi đó, đối thủ của bà là cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ nhận được 43%. Khoảng 7% số người còn lại nói rằng họ sẽ bầu cho một ứng viên khác.

Vì sao bà Harris chọn chiến lược khác bà Hillary Clinton?

Trong khi chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton 8 năm về trước nhấn mạnh yếu tố giới tính, ứng viên Dân chủ Kamala Harris ít nhắc đến chủ đề này hơn.

Vi sao ba Harris chon chien luoc khac ba Hillary Clinton?
Dù cùng là các nữ ứng viên của đảng Dân chủ, cách tiếp cận của bà Harris và bà Clinton có nét khác biệt. Ảnh: Washington Examiner. 
Trong các bài phát biểu và quảng cáo chính trị, bà Harris không đề cập nhiều đến thực tế bà là người phụ nữ da màu đầu tiên trở thành ứng viên của một đảng phái lớn.
Thay vào đó, bà nhắc nhiều hơn tới tuổi thơ được nuôi dưỡng trong một gia đình trung lưu, cũng như quãng thời gian hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, Politico chỉ ra.
Đây là sự khác biệt rõ rệt với bà Hillary Clinton trước đây: Khi vận động tranh cử hồi năm 2016, bà Clinton nhấn mạnh yếu tố giới tính - thể hiện qua bộ trang phục trắng, diễn ngôn về “rào cản vô hình” với phụ nữ và khẩu hiệu tranh cử: “Tôi ở bên Cô ấy” (I’m with Her).
Thay vì giọng điệu lạc quan về viễn cảnh “nữ tổng thống đầu tiên” hồi năm 2016, phe Dân chủ tiếp cận vấn đề giới tính theo cách khác: Tập trung vào quyền phá thai của phụ nữ, vốn bị đe dọa sau phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ năm 2022.
“Đây là thời điểm các quyền cơ bản của phụ nữ đang bị đe dọa”, Thượng nghị sĩ bang California Laphonza Butler, đồng minh thân cận của bà Harris, nói, theo New York Times. “Điều này không giảm nhẹ tầm quan trọng của sắc tộc hay giới tính. Ở thời điểm lịch sử này của đất nước, cuộc bầu cử này quan trọng hơn sắc tộc và giới tính của bất cứ ai”.
Hướng đến quyền phá thai
Tám năm về trước, tâm trạng chung của phe Dân chủ là lạc quan. Họ hoàn toàn không nghĩ đến viễn cảnh Tổng thống Donald Trump sẽ chiến thắng, lại càng không nghĩ đến khả năng Tòa án Tối cao Mỹ - với các thẩm phán được ông Trump bổ nhiệm - sẽ ra phán quyết góp phần hạn chế quyền phá thai.
“Năm 2016, mọi người cảm thấy họ có sở hữu điều xa xỉ là bình đẳng trước pháp luật, cũng như quyền tự do sinh sản được quy định trong luật. Tôi nghĩ nhiều người không nhận ra nguy cơ trước mắt”, Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand (New York) tuyên bố.
Trong đại hội đảng Dân chủ vừa qua, các đảng viên Dân chủ khẳng định rõ quyền phá thai sẽ là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc bầu cử năm nay.
“Các quyền của chúng ta đã bị vi phạm quá nghiêm trọng tại các bang ‘đỏ’ (bang do đảng Cộng hòa kiểm soát - PV) trên khắp đất nước. Hồi chuông cảnh báo đã reo lên”, bà Gillibrand nói. “Nói thật thì việc bà ấy (bà Harris - PV) là phụ nữ không quan trọng. Quan trọng là bà ấy sẵn sàng đấu tranh. Và việc bà ấy cũng là phụ nữ là điều tuyệt vời”.
Hàng loạt diễn giả cũng đề cập đến khả năng bà Harris sẽ ghi dấu lịch sử với tư cách nữ tổng thống Mỹ đầu tiên. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi nỗ lực của bà Harris là sự tiếp nối những gì bà đã cố gắng trước đó: Phá vỡ “rào cản vô hình cao nhất và khó khăn nhất”.
“Ở bên kia rào cản đó là Kamala Harris đang giơ tay tuyên thệ trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ”, bà Clinton nói giữa tiếng pháo tay hôm 19/8.
Tuy nhiên, bản thân bà Harris không đề cập rõ ràng đến vấn đề giới tính như vậy. Thay vào đó, bà khéo léo lồng ghép vào câu chuyện bản thân từng được cổ vũ “có thể là bất cứ ai và làm bất cứ điều gì” khi còn là một đứa trẻ.
Khi chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ, bà Harris cũng mặc bộ đồ màu đen thể hiện cho quyền lực, thay vì bộ đồ màu trắng thường gắn với phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ - cũng là trang phục bà Clinton đã mặc 8 năm về trước. Bà Harris tuyên bố hành động của mình “đại diện cho mọi người Mỹ, bất kể đảng phái, sắc tộc, giới tính hay ngôn ngữ mà bà của các bạn nói”.
Chiến lược của bà Harris thường được so sánh với ông Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2008. Dù hưởng lợi từ sự hào hứng trong cộng đồng người Mỹ da màu, ông Obama khi đó ít khi nhắc đến sắc tộc của mình mà nhắm nhiều hơn đến nhóm cử tri da trắng ở các bang chiến địa như Pennsylvania, Wisconsin và Michigan.
Vi sao ba Harris chon chien luoc khac ba Hillary Clinton?-Hinh-2
Các nữ đại biểu tại đại hội đảng Dân chủ, tổ chức tại Chicago đầu tuần qua. Ảnh: New York Times. 
“Người phụ nữ đầu tiên”

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.