Chuyên gia nhấn mạnh vụ cháy Rạng Đông cần được coi là thảm họa môi trường

Với lượng thủy ngân phát tán lên đến 27 kg, các chuyên gia cho rằng phải xếp đây là thảm họa môi trường mới đánh giá được đúng mức độ nghiêm trọng của nó.

Chiều 4/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) Võ Tuấn Nhân đã công bố kết quả quan trắc, phân tích các mẫu đất, không khí sau vụ cháy Công ty Rạng Đông.

Theo ông Nhân, số lượng thủy ngân phát tán ra môi trường sau vụ cháy có thể lên tới 27,2 kg cùng với các hóa chất độc hại và một số kim loại nặng. Các chất này phát tán vào không khí gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Chuyen gia nhan manh vu chay Rang Dong can duoc coi la tham hoa moi truong
 

Vụ việc Rạng Đông là thảm họa môi trường

Sáng 5/9, một tuần sau vụ cháy công ty bóng đèn Rạng Đông, khu vực nhà xưởng của công ty, hiện trường vụ cháy mới được phủ bạt, che chắn. Dù trước đó, việc này đã được nhiều chuyên gia môi trường khuyến cáo nên làm ngay, nhưng đến giờ mới được thực hiện.

Theo PGS.TS Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường, nếu lượng thủy ngân bị phát tán đúng như Bộ TNMT thông báo thì chính quyền địa phương nên xem xét lại mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

"Với lượng thủy ngân lớn như vậy, các cơ quan chức năng nên đánh giá đây là thảm họa môi trường để người dân biết được sự việc nghiêm trọng thế nào. Hiện nay tôi chỉ thấy họ đo đạc, quan trắc rồi cảnh báo chung chung. Như thế thì nhiều người sẽ coi thường, ăn uống sinh hoạt quanh khu vực này rất nguy hiểm", vị chuyên gia chia sẻ.

TS Hùng Anh nói ông rất lo lắng cho người dân xung quanh, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em vì đây là 2 đối tượng dễ bị tổn thương nhất với thủy ngân.

"Việt Nam cũng chưa chuyên nghiệp trong xử lý các sự cố về môi trường, chúng ta vẫn đang xem nhẹ các tác động của vụ cháy, thường chỉ quan tâm đến thiệt hại về tài sản mà không xem xét sau mỗi vụ cháy có hàng trăm chất độc hại thoát ra. Trong vụ việc này thì thậm chí còn là thủy ngân", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ông đề xuất Bộ Tư lệnh Hóa học cần tham gia, đánh giá cho khách quan xem vụ việc này là thảm họa ở mức độ nào? Phải cô lập, cách ly những diện tích nào quanh vụ cháy, có các biện pháp che chắn bảo vệ nguồn nước, nước ngầm, đất khỏi bị nhiễm độc.

Còn theo GS.TSKH Phạm Hoàng Hải, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Địa lý Việt Nam, việc phủ bạt, che chắn là việc phải làm từ lâu, sau khi vụ cháy xảy ra, chứ không phải chờ đến khi Bộ TNMT đề nghị mới làm.

"Che chắn là việc cần làm, dù có muộn cũng bắt buộc phải che, với nồng độ thủy ngân trong không khí vượt ngưỡng đến 20-30 lần như thế mà phát tán ra môi trường xung quanh thì rất đáng lo ngại. Từ đây có thể thấy sự đùn đẩy trách nhiệm của các cấp quản lý, chờ chỉ đạo mới làm, mặc cho các nguy cơ rình rập người dân", GS Hoàng Hải cho hay.

Hà Nội đề nghị chuyên gia nước ngoài vào cuộc

Ngày 5/9, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký công văn gửi Giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đề nghị viện tham gia giám định môi trường đất, nước và không khí sau vụ cháy tại Công ty Rạng Đông, quận Thanh Xuân.

"UBND Hà Nội đề nghị viện chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm xử lý sự cố tương tự, giúp Công an Thành phố thực hiện việc giám định để xác định mức độ ô nhiễm về đất, nước, không khí quanh khu vực Công ty Rạng Đông", văn bản đề nghị nêu.

Hoan nghên chủ trương này, GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Địa lý Việt Nam, cho rằng việc trưng cầu ý kiến giám định của các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam là đúng đắn và cần thiết lúc này.

"Vụ việc Công ty Rạng Đông có quy mô lớn, nghiêm trọng, ảnh hưởng và đe dọa sức khỏe nhiều người. Nhưng đây cũng là vụ việc hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học như hóa học, địa chất, môi trường, y tế... Vì vậy, Hà Nội trưng cầu ý kiến viện là chính xác", GS Hoàng Hải cho hay.

Theo GS Hoàng Hải, việc cần làm là để cho các chuyên gia, các nhà khoa học của Viện HLKH VN bắt tay vào quan trắc, phân tích. Để từ đó, Hà Nội có cơ sở để đánh giá mức độ nguy hại, cũng như tìm giải pháp phù hợp nhằm khắc phục, xử lý hậu quả vụ cháy.

Còn về việc Hà Nội đề nghị viện phối hợp với các chuyên gia nước ngoài, GS Hoàng Hải cho rằng hiện tại các nhà khoa học của viện vẫn đủ điều kiện, năng lực để hoàn thành việc quan trắc này. Chỉ khi nào các kết quả không đồng nhất, hay không tìm ra được các giải pháp xử lý tối ưu, lúc đó mới cần sự vào cuộc của chuyên gia nước ngoài.

Chiều 5/9, UBND Hà Nội đã có công văn hỏa tốc gửi các Bộ TNMT, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Công Thương về việc tiếp tục quan trắc, đánh giá, theo dõi ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vụ cháy Công ty Rạng Đông.

UBND TP giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân phối hợp bố trí bác sĩ, y tá trực 24/24 tại phường Hạ Đình và phường Thanh Xuân Trung, tổ chức khám sức khỏe miễn phí tại khu vực bán kính 500 m theo yêu cầu của người dân.

Cùng với đó, UBND Hà Nội đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô làm việc với Bộ Tư lệnh Hóa học (Bộ Quốc phòng), triển khai thực hiện tẩy độc nhà máy và khu vực bị ảnh hưởng trong bán kính 500 m (nếu các chỉ số độc hại vượt mức cho phép).

*Title do Kiến Thức biên tập lại

Phường Hạ Đình thu hồi khuyến cáo sau cháy NM Rạng Đông: Hoang mang... càng hoang mang hơn?

(Kiến Thức) - UBND phường Hạ Đình đưa ra khuyến cáo về nguy cơ nhiễm độc sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông, người dân vô cùng hoang mang sơ tán trẻ nhỏ, người già. Tuy nhiên, mới đây, UBND phường này lại thu hồi khuyến cáo khiến người dân đặt vấn đề: Sao lại làm thế, có ẩn khuất gì không?

Vụ cháy khủng khiếp ở nhà máy Rạng Đông (Hà Nội) kéo dài cả đêm 28/8 đã gây thiệt hại vô cùng lớn khi hàng nghìn m2 nhà kho bị thiêu rụi. Dù không có thiệt hại về người nhưng vụ hỏa hoạn đã gây thiệt hại về tài sản lên tới 150 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn sau vụ cháy, nỗi lo nguy cơ nhiễm độc trên diện rộng khiến dư luận hoang mang.
Sự hoang mang của dư luận và người dân xung quanh khu vực nhà máy về nguy cơ nhiễm độc được khẳng định bởi ngay sau khi xảy ra vụ cháy, UBND phường Hạ Đình đã phát đi những khuyến cáo.

Nguy cơ nhiễm độc sau vụ cháy Rạng Đông: Người dân có quyền hoang mang

Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, người dân sống cạnh nhà máy Rạng Đông có quyền hoang mang vì thủy ngân là chất hóa học độc hại và hàng ngày, họ vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị phơi nhiễm.
 

Ngày 3/9, một tuần sau vụ cháy, TP Hà Nội vẫn chưa có thông báo chính thức về tình hình môi trường ở khu vực xung quanh nhà máy Rạng Đông.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.