Chuyên gia Nga: Trung Quốc không muốn hoàn tất COC

(Kiến Thức) - Trên thực tế, Trung Quốc không muốn hoàn tất bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), trong khi các nước ASEAN lại thiếu thống nhất về vấn đề này.

Chuyên gia Nga: Trung Quốc không muốn hoàn tất COC
Đó là nhận định của chuyên gia khoa học chính trị người Nga Grigory Lokshin.
Chuyen gia Nga: Trung Quoc khong muon hoan tat COC
Chuyên gia Nga Grigory Lokshin: Trung Quốc không muốn bị ràng buộc bởi bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông.
Chuyên gia Grigory Lokshin nhắc rằng cho đến nay, Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức nhiều vòng tham vấn về việc chuẩn bị Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhưng những vấn đề có tính thủ tục không thể thúc đẩy công việc tiến xa hơn.
Theo chuyên gia Lokshin, vướng mắc trước hết là do những đòi hỏi mà  phía Trung Quốc đưa ra. Vấn đề là ở chỗ các cuộc tham vấn tiến hành trong khuôn khổ nhóm làm việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết năm 2002. Không ai thi hành DOC, cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN, bởi đó là tuyên bố chứ không phải luật có tính ràng buộc pháp lý. Đại diện Trung Quốc đòi thảo luận trước hết về việc thực hiện DOC, rồi sau đó mới chuyển sang vấn đề soạn thảo COC. Còn các nước ASEAN đề xuất tham khảo ý kiến cả về DOC và COC song song với nhau.
Chuyên gia Lokshin nhận định: Thực tế cho thấy người Trung Quốc chẳng cần Qui tắc ứng xử trên Biển Đông. Họ hoàn toàn thỏa mãn với tình trạng thiếu một bộ qui tắc có tính ràng buộc như hiện nay, khi họ làm gì tùy ý. Trung Quốc không muốn bất kỳ hạn chế nào ở Biển Đông. Những bằng chứng về xu thế này xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên hơn.
Chuyên gia Nga Grigory Lokshin nói: "Nhìn chung, bộ qui tắc này (COC) sẽ có lợi hơn cho các nước ASEAN. Thế nhưng, giữa các nước ASEAN hiện chưa có sự nhất trí về nhiều chi tiết. Thí  dụ, về phạm vi hiệu lực địa lý của COC, Việt Nam cho rằng COC cần bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Còn Malaysia, Campuchia thì không tán thành…”  
Ông Lokshin nói tiếp, ngay cả khi được các bên thông qua, người ta cũng không nên đánh giá quá cao ý nghĩa của bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông. COC không liên quan và không đụng chạm đến vấn đề chủ quyền. Về mặt lý thuyết, nó chỉ có thể tạo ra bầu không khí thuận lợi với sự tin cậy cao hơn. Sẽ có chí ít bước đi nào đó tiến về phía trước để bằng cách nào đó hạn chế Trung Quốc. Mà cũng chính vì thế nên Trung Quốc không quan tâm đến việc soạn thảo COC…Về bản chất sự việc, COC chỉ có thể được thông qua trong điều kiện cân bằng lực lượng tại khu vực.

Mỹ: Thúc đẩy COC kiềm chế Trung Quốc “bắt nạt nước nhỏ”

(Kiến Thức) - Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ vừa kêu gọi thành lập bộ quy tắc ứng xử để kiềm chế hiệu quả các hoạt động “bắt nạt nước nhỏ” của Trung Quốc.

Mỹ: Thúc đẩy COC kiềm chế Trung Quốc “bắt nạt nước nhỏ”
Tại buổi phát biểu về chính sách đối ngoại tại Washington ngày 11/6, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cho biết, an ninh khu vực phụ thuộc vào việc các nước xác định và duy trì các điều luật chi phối các không trống được chia sẻ.
Bà Susan Rice nhấn mạnh, các quy tắc kể trên sẽ hạn chế các hành vi gây hấn, khiêu khích cũng như ngăn chặn khả năng "các nước lớn bắt nạt các nước nhỏ" và thành lập cách để giải quyết các xung đột trong hòa bình.

Malaysia thúc Trung Quốc tăng tốc đàm phán COC

Ngoại trưởng Malaysia lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tăng tốc đàm phàn với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).

Malaysia thúc Trung Quốc tăng tốc đàm phán COC
Lời kêu gọi của Malaysia được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh bị nghi ngờ là đang trì hoãn việc thương thuyết, chờ hoàn tất các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại những nơi mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông.
Malaysia thuc Trung Quoc tang toc dam phan COC
 Ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Anifah Aman.

Vì sao Trung Quốc “đổi giọng” về Biển Đông?

(Kiến Thức) - Mặc dù Trung Quốc “đổi giọng” về Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hành động “phá vỡ nguyên trạng”, quyết đoán trong khẳng định chủ quyền.

Vì sao Trung Quốc “đổi giọng” về Biển Đông?
Trong bốn tháng qua, người ta thấy Trung Quốc đổi giọng về Biển Đông, nhưng vẫn tiếp tục hành động “phá vỡ nguyên trạng”, “quân sự hóa” đã được lên kế hoạch từ trước.
Lúc đầu là biện minh cho mục đích hút cát đắp đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa, sau đó thông báo rằng công đoạn đắp đảo sẽ sớm được tạm ngừng. Chỉ có điều, sự thay đổi của Trung Quốc trong lời nói không hề đi kèm với một sự thay đổi trong hành vi. Bắc Kinh vẫn  theo đuổi kế hoạch hoàn thành tất cả các công trình đã được lên kế hoạch, sau khi đắp xong “đảo nhân tạo”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.