Chuyên gia Mỹ: Iceland nhiều tháng không có ca tử vong nhờ vắc xin COVID-19
(Kiến Thức) - Một chuyên gia hàng đầu của Mỹ cho rằng Iceland là minh chứng cho thấy vắc xin COVID-19 mang lại hiệu quả trong cuộc chiến chống dịch. Dù số ca mắc hiện ở mức cao kỷ lục, quốc gia này không ghi nhận ca tử vong nào kể từ tháng 5/2021.
Thiên An
Theo Insider, Iceland đã ghi nhận 2.847 ca mắc COVID-19 mới trong tháng 7/2021, chủ yếu là ca nhiễm biến thể Delta và ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ.
Đây là số ca mắc mới cao nhất trong một tháng tại nước này kể từ khi đại dịch bùng phát, song vắc xin đang làm tốt nhiệm vụ khi phần lớn các trường hợp đều ở mức độ nhẹ.
Trong số 1.239 người Iceland được ghi nhận mắc COVID-19 hôm 15/8, chỉ có 3% phải nhập viện.
Quốc gia này đã không ghi nhận một ca tử vong do COVID-19 nào kể từ ngày 25/5, theo thống kê của chính phủ và dữ liệu của Đại học Oxford (Anh).
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch trên đường phố ở Reykjavik, Iceland, hồi tháng 4/2020. Ảnh: Getty.
Carlos del Rio, một giáo sư y khoa tại Khoa Bệnh truyền nhiễm của Trường Y Emory (Mỹ), viết trên Twitter rằng: "Iceland đã chứng minh vắc xin hoạt động tốt".
Brandon Guthrie, một nhà dịch tễ học và giáo sư sức khỏe toàn cầu tại Đại học Washington, nói với The Washington Post rằng: "Việc có ít ca tử vong hoặc mắc bệnh nặng trong bối cảnh số ca mắc tăng nhanh hoàn toàn nên được coi là chiến thắng một phần".
Iceland hiện đứng thứ tư trên thế giới về việc triển khai tiêm chủng, với tỷ lệ 70,6% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Ba quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cao hơn là Malta (80,5%), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (73,7%) và Singapore (73,1%).
Trong khi đó, 50,7% người Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ. Mức trung bình của thế giới là 23,6%.
Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)
Dù đất nước thành công về tiêm chủng, các quan chức y tế Iceland vẫn duy trì các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cho đến ít nhất là ngày 27/8.
Ngày 12/8, quốc gia này bắt đầu tiêm liều tăng cường cho những người đã tiêm vắc xin COVID-19 một liều của J&J và những người bị suy giảm miễn dịch.
Giữa “bão” COVID-19, Ấn Độ lại hứng thêm thảm họa tồi tệ khác
(Kiến Thức) - Trong khi đang phải ứng phó với dịch COVID-19, Ấn Độ lại đối mặt với trận bão mạnh nhất trong hai thập kỷ qua.
Theo Daily Mail, bão Tauktae đã đổ bộ vào miền Tây Ấn Độ trong bối cảnh nước này đang phải đối phó với dịch bệnh COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters/Daily Mail)
Bang Gujarat là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề do bão Tauktae. Đến nay, ít nhất 12 người tại bang này đã thiệt mạng.
Ngoài ra, gần 150.000 người đến từ 17 huyện của bang Gujarat đã phải sơ tán để đảm bảo an toàn. "Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công Gujarat trong ít nhất 20 năm qua", một quan chức Ấn Độ cho biết.
Tại Mumbai, nhà chức trách đã cho đóng cửa sân bay trong nhiều giờ hôm 17/5 và đề nghị người dân ở trong nhà.
Trước đó, 580 bệnh nhân COVID-19 đã được chuyển từ 3 bệnh viện dã chiến tại Mumbai tới "địa điểm an toàn hơn" hôm 16/5 trước khi cơn bão ập tới.
Bão Tauktae đã khiến chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 bị gián đoạn tại nhiều khu vực của Ấn Độ. Nhà chức trách cũng lo ngại nguy cơ virus lây nhiễm trong các khu trú ẩn tránh bão.
Tại bang Goa, bão Tauktae cũng khiến 2 người tử vong do cây đổ và điện giật. Hơn 500 cây cối ngã đổ, 200 ngôi nhà bị phá hủy chỉ trong chiều tối 16/5. Mạng lưới điện tại bang Goa đã bị gián đoạn, nhiều tuyến đường chính bị tắc do sạt lở và ngập.
Tại quận Uttara Kannada của bang Karnataka, 70 ngôi nhà bị phá hủy và nhiều tàu thuyền bị chìm do sóng lớn. Ảnh: Sóng lớn do bão Tauktae ở Mumbai, Ấn Độ, ngày 17/5.
Xe buýt mắc kẹt trên con đường ngập nước sau trận mưa lớn ở Mumbai ngày 17/5.
Một trung tâm tiêm chủng vắc xin bị hư hại vì gió lớn ở Mumbai.
Cây đổ vào ô tô trên đường phố Mumbai.
Người dân lội qua con đường ngập nước sau khi bão Tauktae đổ bộ Mumbai hôm 17/5.
Malaysia hứng kỷ lục tử vong theo ngày, Ấn Độ hủy thi lớp 12 vì Covid-19
Toàn thế giới ghi nhận thêm 466.200 ca nhiễm mới và hơn 10.100 người tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua.
Theo cập nhật lúc 6h sáng ngày 3/6 của trang thống kê Worldometers, đại dịch thế kỷ đã hiện diện ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây mầm bệnh cho khoảng 172,4 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 3,7 triệu người khác. Số bệnh nhân hồi phục đạt trên 155,2 triệu.
Ấn Độ tiếp tục đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong trong ngày qua. Nước này có thêm 134.100 ca dương tính, nâng tổng số nhiễm Covid-19 lên gần 28,45 triệu người, và thêm gần 2.900 ca vào danh sách 338.000 trường hợp tử vong.
Cận cảnh tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân ở vùng đất xa xôi
(Kiến Thức) - Hãng Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ghi lại cảnh tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân ở nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho một người đàn ông chăn cừu tại khu vực rừng rậm ở Pulwama, phía nam Kashmir, ngày 7/6/2021. (Nguồn ảnh: Reuters)
Bức ảnh ghi lại cảnh các nhân viên y tế vượt suối vào một khu rừng để tiêm vắc xin cho người dân trong đợt tiêm chủng được triển khai ở Pulwama ngày 7/6.
Faith Walsh, một y tá của Dịch vụ Y tế Công cộng Mỹ, mang theo vắc xin ngừa COVID-19 của Moderna trên đường tới Eagle, Alaska, ngày 31/3 để tiêm vắc xin cho người dân địa phương.
Các nhân viên y tế đi thuyền trên sông Solimoes đến tiêm vắc xin cho người dân ở Manacapuru, bang Amazonas, Brazil, ngày 1/2/2021.
Ngọn hải đăng của Đảo Arranmore, nơi vắc xin Moderna được vận chuyển tới ở Ireland, nhìn từ trên cao ngày 11/3.
Vắc xin ngừa COVID-19 được vận chuyển tới Đảo Arranmore bằng trực thăng ngày 11/3.
Một phụ nữ lớn tuổi chuẩn bị được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trong túp lều của bà ở ngôi làng miền núi hẻo lánh Redice, thành phố Kolasin, Montenegro, ngày 10/5.
Nhân viên y tế đi bộ xuống đồi sau khi tiêm vắc xin cho cư dân tại ngôi làng miền núi hẻo lánh ở Ljevista, ngày 10/5.
Một bệnh nhân lớn tuổi được tiêm vắc xin của Pfizer trên chiếc xe buýt được biến thành trung tâm tư vấn và tiêm chủng tại ngôi làng hẻo lánh ở Pevy, Pháp, ngày 28/1.
Xe chở vắc xin đến các trung tâm tiêm chủng khác nhau ở Koraput, Ấn Độ, ngày 15/1.
Các nhân viên y tế đi tiêm chủng vắc xin cho những người chăn cừu trong một đợt tiêm chủng tại Lidderwat gần Pahalgam ở Anantnag, phía nam Kashmir, ngày 10/6.
Một tài xế của Cơ quan y tế Vùng Midtjylland ngồi trên phà đến hòn đảo Endelave hẻo lánh giữa biển Kattegat, Đan Mạch, vào ngày 21/1.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho một người đàn ông chăn cừu tại Lidderwat hôm 10/6.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.