Chuyên gia lý giải mục đích đánh chiếm đảo Thị Tứ của TQ

(Kiến Thức) - Trước thông tin Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ năm nay, chuyên gia phân tích các lý do chứng minh kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra.

Chuyên gia lý giải mục đích đánh chiếm đảo Thị Tứ của TQ
Trong bài viết đăng trên tờ China Daily Mail, chuyên gia Chan Kai Yee nhấn mạnh, đảo Thị Tứ có diện tích 0,33 km2, lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa, hiện là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc, nhưng hiện do Manila kiểm soát.
Đảo Thị Tứ có ý nghĩa chiến lược lớn đối với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc khi Bắc Kinh muốn kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông rộng lớn – khu vực họ tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi”. Đảo Thị Tứ lại gần như nằm giữa khu vực này, do đó, nếu chiếm được đảo và xây dựng được lực lượng Không quân và căn cứ hải quân bất hợp pháp tại đây, Bắc Kinh sẽ dễ dàng kiểm soát toàn bộ không phận cũng như hải phận Biển Đông.
Trong khi đó, trên thực tế, đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, vốn được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc nhìn nhận là một lựa chọn tốt hơn. Nhưng đảo Ba Bình lại do Đài Loan kiểm soát mà cho đến nay, viễn cảnh thống nhất vùng lãnh thổ này vào Đại lục vẫn xa vời đối với Bắc Kinh. Do đó, việc đánh chiếm đảo Thị Tứ, làm bàn đạp kiểm soát Biển Đông trở thành ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc.
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc nhìn từ trên không.
 Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc nhìn từ trên không.
Bắc Kinh cho rằng, xây dựng một căn cứ không quân trên đảo Thị Tứ vừa lớn hơn gấp 10 lần, vừa có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với việc sắm tàu sân bay lớn nhất thế giới Ford (trị giá 12,8 tỷ USD nhưng diện tích boong tàu chỉ 0,26 km2). Hơn nữa, một căn cứ không quân sẽ không thể bị chìm và có thời hạn sử dụng lâu hơn rất nhiều.
Trong khi đó, nếu Mỹ xây dựng một căn cứ không quân ở đây (đảo Thị Tứ) – một phần trong chiến lược “xoay trục” về châu Á và chống Trung Quốc của họ, Philippines sẽ hưởng lợi rất nhiều. Tuy nhiên, trong quá khứ điều này đã không xảy ra và nay, Bắc Kinh cũng sẽ không để kịch bản này xảy ra (bằng cách chiếm lấy hòn đảo).
Một cái lợi khác cho Trung Quốc nếu đánh chiếm được đảo Thị Tứ đó là Mỹ và thậm chí cả Nhật Bản trong trường hợp này có thể triển khai máy bay và tàu chiến đến gần Philippines. Khả năng này sẽ khiến nguồn lực của liên minh Mỹ-Nhật ở những khu vực khác (chẳng hạn, Biển Hoa Đông) giảm bớt. Do đó, Trung Quốc sẽ phải đối phó với ít tàu chiến và máy bay quân sự Nhật, Mỹ hơn trong chiến tranh Trung-Nhật (thậm chí có sự tham dự của cả Mỹ) nổ ra trên Biển Hoa Đông liên quan đến tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Thêm vào đó, chiến lược quân sự của Bắc Kinh còn đặt mục tiêu ưu tiên quan trọng đó là phá vỡ "chuỗi đảo thứ nhất" do Mỹ và các đồng minh thành lập trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Việc đánh chiếm đảo Thị Tứ phục vụ hiệu quả mục tiêu này.
China Daily Mail dẫn Wikipedia cho biết, "chuỗi đảo thứ nhất" là chuỗi quần đảo lớn nằm ngoài bờ biển lục địa Đông Á, chủ yếu bao gồm các quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, phía bắc Philippines, Borneo, kéo dài từ bán đảo Kamchatka đến bán đảo Malay.
"Chuỗi đảo thứ nhất" có ý nghĩa quan trọng trong học thuyết quân sự của Trung Quốc. Bắc Kinh xem chuỗi đảo thứ nhất là khu vực họ phải nắm được quyền kiểm soát và phong tỏa nó khỏi các căn cứ quân sự, máy bay và các nhóm tàu sân bay của Mỹ. Trong trường hợp phải tự vệ, để giành được lợi thế chiến thuật, Bắc Kinh phải khởi động một cuộc tấn công phủ đầu chống lại kẻ thù.
Mục tiêu của học thuyết quân sự của Trung Quốc là phong tỏa Biển Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông trong một vòng cung chạy từ quần đảo Aleutian ở phía bắc tới đảo Borneo ở phía nam. Theo nhiều chuyên gia Mỹ, Trung Quốc sẽ nỗ lực để hoàn thành chính sách "chuỗi đảo thứ nhất” vào năm 2020.

Toàn cảnh ngày đại biểu tình ở Thái Lan

(Kiến Thức) -Trong ngày đại biểu tình, hơn 50.000 người đã tham gia ủng hộ chiến dịch phong tỏa thủ đô Bangkok.

Toàn cảnh ngày đại biểu tình ở Thái Lan

Thích thú chinh phục thác nước đóng băng

(Kiến Thức) - Hàng chục người đam mê leo núi thích thú chinh phục thác nước đóng băng ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Thích thú chinh phục thác nước đóng băng
Nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C trong thời gian gần đây khiến thác nước ở quận Miyun của Bắc Kinh bị đóng băng. Tuy nhiên, đây là cơ hội hiếm có để những người ưa mạo hiểm chinh phục thác nước này.
Nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C trong thời gian gần đây khiến thác nước ở quận Miyun của Bắc Kinh bị đóng băng. Tuy nhiên, đây là cơ hội hiếm có để những người ưa mạo hiểm chinh phục thác nước này.

Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ năm 2014?

(Kiến Thức) - Tờ Philstar của Philippines hôm nay dẫn nguồn truyền thông Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang lên kế hoạch chiếm hữu đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa trong năm nay.

Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ năm 2014?

Thông tin trên đến trong bối cảnh Manila đầu năm nay thông báo tăng quân tới bảo vệ hòn đảo lớn thứ 2 thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, mà họ nắm quyền kiểm soát từ lâu. Theo trang tin tiếng Anh China Daily Mail của Trung Quốc, Bắc Kinh đã chỉ trích động thái tăng quân của Manila và Hải quân nước này đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự trên đảo Thị Tứ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.