Hành, gừng, tỏi là những thứ chúng ta thường dùng để làm gia vị. Nhiều bạn khi ăn gừng sẽ cạo vỏ gừng thật sạch, có bạn lại cho rằng vỏ gừng cũng giống như vỏ quả, chứa chất dinh dưỡng, chỉ cần rửa cẩn thận là có thể ăn.
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của gừng
Gừng rất giàu gingerol, chất này có thể hình thành các enzym chống oxy hóa sau khi vào cơ thể, có tác dụng đối phó với các gốc oxy tự do rất hiệu quả. Gừng cũng có thể đóng vai trò xua tan mầm bệnh cảm lạnh và thúc đẩy lưu lượng máu. Khi có vấn đề về cảm lạnh, bạn có thể đun một ít nước canh gừng để uống, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Gừng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. Nó chứa dầu thơm dễ bay hơi và cũng chứa tinh bột chất xơ, có thể làm giảm mệt mỏi về thể chất và các triệu chứng đầy bụng và đau bụng, tốt cho dạ dày và làm cho cảm giác thèm ăn mạnh hơn.
Ảnh minh hoạ. |
Gừng còn có vai trò kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh tật. Khi thời tiết tương đối nóng, vi khuẩn sinh sản rất nhanh, dễ gây viêm dạ dày ruột cấp tính, lúc này bạn có thể pha trà gừng để uống, ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa, có thể tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh trong miệng.
Có nên gọt vỏ gừng hay không?
Theo chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, thịt gừng có vị hơi hăng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, trừ nôn, khử trùng, còn vỏ gừng có vị cay nồng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng. Chính vì vậy, cả vỏ và thịt của gừng là một cặp âm dương.
Việc gọt vỏ gừng khi ăn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào từng trường hợp cụ thể.
Theo nghiên cứu, vỏ gừng có vị cay nên ăn vào có thể giúp ra mồ hôi, giải độc, chẳng hạn như khi bị cảm bạn có thể uống một chút nước gừng sẽ giúp ra mồ hôi rất tốt và giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Nếu bạn ăn riêng vỏ gừng, nó có tác dụng thúc đẩy quá trình đi tiểu và loại bỏ các vết mẩn đỏ và sưng tấy trên cơ thể.
Tuy nhiên, khi nấu hải sản thì tốt nhất nên gọt vỏ gừng, vì vỏ gừng có thể làm mất đi vị vốn có của hải sản. Khi tỳ vị, dạ dày hư nhược, có vấn đề cần dùng gừng thì cũng gần gọt bỏ vỏ.
Ăn gừng cả vỏ vào thời điểm nào là thích hợp? Nếu bạn bị phù nề trong người, táo bón, hôi miệng thì nên ăn gừng cả vỏ, có thể cân bằng tính hàn và ôn của các món ăn.
Ảnh minh hoạ. |
Gừng không được dùng chung với thứ gì?
1 Mặc dù gừng là một nguyên liệu làm gia vị rất tốt nhưng lưu ý không nên ăn chung với thịt thỏ, vì thịt thỏ có tính lạnh, vị chua, ăn chung dễ dẫn đến tiêu chảy.
2. Gừng không ăn được với tỏi tây. Tỏi tây là một loại thực phẩm có tính ấm, có tác dụng ích khí tỳ vị, làm ấm. Ăn một ít tỏi tây đúng cách có thể bồi bổ gan, giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh hơn, nhưng xào tỏi tây và gừng với nhau sẽ tạo ra vị chua khó chịu.
Ai không được ăn gừng?
1. Người có thể trạng thiếu âm không nên ăn gừng. Thiếu âm tức là khô và nóng, tay chân dễ bị nóng, ra nhiều mồ hôi, thường có triệu chứng khô da, ăn ngủ kém, ăn gừng sẽ dễ khiến vấn đề nghiêm trọng hơn.
2. Bệnh nhân viêm gan không được ăn gừng, sau khi ăn gừng sẽ khiến cơn nóng thêm sôi sục. Hãy ăn những thực phẩm làm dịu gan, trà hoa cúc và trà táo gai có tác dụng cải thiện tốt.
Nói như vậy, tin rằng mọi người đã có những hiểu biết nhất định về việc gừng có cần gọt vỏ hay không. Gừng có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều điều kiêng kỵ, mong mọi người chú ý hơn trong cuộc sống hàng ngày để có sức khỏe tốt.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)