Chuyển đổi sang tự chủ đại học cần phải có lộ trình

(Kiến Thức) - Việc chuyển mô hình quản trị đại học từ tuân thủ sang tự chủ nhất thiết phải có lộ trình. Đó là ý kiến của hầu hết các đại biểu tại buổi tọa đàm với chủ đề: “Tự chủ trong giáo dục đại học - những vấn đề đặt ra” do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Diễn đàn đã thảo luận về những tồn tại trong thực hiện tự chủ đại học hiện nay. Đặc biệt, các nguyên do khiến tự chủ đại học khó thực hiện được các chuyên gia thảo luận kỹ càng.
Chuyen doi sang tu chu dai hoc can phai co lo trinh
 PCT LHHVN Phan Tùng Mậu và ông Trần Kiều Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục chủ tọa diễn đàn
Theo đại biểu Phạm Đỗ Nhật Tiến, chúng ta vẫn chưa có một lộ trình cụ thể, phù hợp với các điều kiện cần có để một nhà trường được giao quyền tự chủ. Lộ trình thực hiện theo NĐ16 hiện nay chỉ quan tâm đến một điều kiện, đó là việc tự bảo đảm các khoản chi, từ chi thường xuyên, đến chi quản lý và chi đầu tư. Sự thiếu quan tâm đến các điều kiện về kiểm định chất lượng và cơ chế quản trị mới (thông qua hội đồng trường) là một cách tiếp cận thể hiện sự thiếu nhất quán về mặt thể chế với Luật GDĐH và sự xa rời về mặt thực tế với lộ trình cần có trong thực hiện tự chủ đại học.
Việc chuyển mô hình quản trị đại học từ tuân thủ sang tự chủ nhất thiết phải có lộ trình. Đây là lộ trình cần thiết để các cơ sở GDĐH có sự chuẩn bị hướng tới việc đảm bảo một số điều kiện đặt ra. Đó là vì tự chủ đại học là có điều kiện. Nghĩa là, theo phân tích của Hiệp hội quốc tế các đại học, thì “Trường đại học có được tự chủ hay không và mức độ tự chủ đến đâu, phụ thuộc vào việc nhà trường đáp ứng một số tiêu chí đã được định trước về chi phí, về đầu ra hoặc về kết quả hoạt động được đo lường theo một cách nào đó”…
Đồng quan điểm trên,ông Đặng Quốc Bảo (Trường Đại học Giáo dục ĐHQGHN) phân tích thêm về Quyền tự chủ và giải trình trách nhiệm của Nhà trường, bản chất của việc thực hiện Quyền tự chủ và Giải trình trách nhiệm của nhà trường là xây dựng được nhà trường dân chủ, xã hội dân chủ. Ông ví như sự liên quan giữa “Tay ga” và “Tay phanh” của một cỗ xe trên đường thiên lý phải được vận dụng vào quá trình thúc đẩy “Quyền tự chủ và giải trình trách nhiệm” tại các nhà trường. Nhà trường phải thực hiện quyền tự chủ trên ba lĩnh vực: Tự chủ học thuật, Tự chủ tài chính và Tự chủ nhân sự
Ngoài ra, thiết chế “Hội đồng trường” có chức năng như “Ủy ban mặt trận tổ quốc” trong đời sống xã hội, thực hiên tốt việc kiểm định để đẩy mạnh việc thực hiện “Quyền tự chủ” và “Giải trình trách nhiệm” tại các nhà trường. Cần phải gắn chặt chẽ hai công việc: Kiểm định và trao quyền tự chủ cho nhà trường. Chỉ trao quyền tự chủ cho nhà trường nào đã qua kiểm định và được xác định đạt yêu cầu chứ không phải nhà trường nào cũng được thực hiện tự chủ…
Chuyen doi sang tu chu dai hoc can phai co lo trinh-Hinh-2
Buổi tọa đàm với chủ đề: “Tự chủ trong giáo dục đại học - những vấn đề đặt ra” do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức đã "mổ xẻ" được rất nhiều vấn đề đang tồn tại của việc tự chủ đại học.
Cặp khái niệm “quyền tự chủ” và “trách nhiệm giải trình” phải được phản ánh một cách hàm xúc nội dung cốt lõi của hệ thống quản trị và quản lý GDĐH trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, cần thành lập HĐT với ý nghĩa là cơ quan quản trị có quyền lực cao nhất nhà trường, đảm bảo triển khai hoạt động của HĐT thật sự có hiệu quả, đồng thời tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế bộ chủ quản và trường trực thuộc. Khi thực thi quyền tự chủ, trường ĐH đồng thời phải tuân thủ trách nhiệm giải trình đầy đủ, trong đó có việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng toàn diện, bao gồm việc nghiêm túc tuân thủ quy chế ba công khai.
Theo đại biểu Lê Viết Khuyến, việc thành lập Hội đồng trường là khâu đột phá trong việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập vì quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho một tập thể lãnh đao trường, không thể trao chỉ cho cá nhân Hiệu trưởng. Trường hợp ngược lại Hiệu trưởng rất dễ trở thành nhà độc tài. Do đó chỉ các trường đại học công tự chủ mới thực sự cần có Hội đồng trường.
Ngoài ra, tổ chức Hội đồng chỉ thích hợp và cần thiết khi lựa chọn cơ chế điều phối tự quản. Theo cơ chế này, chủ sở hữu của trường đại học công lập là chủ sở hữu cộng đồng, không phải chỉ có đại diện cơ quan chủ quản mà còn có cả các giáo chức, cán bộ công nhân viên, sinh viên, giới tuyển dụng, nhà tài trợ, trường bạn, người đóng thuế, người dân trong vùng… Còn Hội đồng trường chính là người đại diện cho chủ sở hữu cộng đồng nên phải là tổ chức quyền lực cao nhất của trường đại học, phải có nhiều thành viên đại diện cho các nhóm lợi ích có liên quan và phải làm việc theo nguyên tắc đưa ra các nghị quyết tập thể.
Việc vẫn tồn tại “Bộ chủ quản”, tức là vẫn khẳng định sự tồn tại song hành mà thực chất là đóng vai trò quyết định của cơ chế kiểu tập quyền làm cho các hội đồng trường đã thành lập hoạt động rất khó khăn, mang tính hình thức và buộc phải chuyển dần qua chức năng tư vấn.
Trong cơ chế Hội đồng, Hiệu trưởng phải được Hội đồng trường tuyển chọn hoặc mạnh hơn phải được Hội đồng trường tuyển dụng để điều hành quản lý nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức triển khai các quyết nghị của Hội đồng trường. Hội đồng trường đóng vai trò lãnh đạo, còn Hiệu trưởng làm nhiệm vụ quản lý nhà trường. Hiệu trưởng không phải là người đại diện toàn quyền của cơ quan chủ quản, lại càng không phải là người sáng tạo ra Hội đồng trường (đứng dưới ô của cơ quan chủ quản).
Theo ông Vũ Minh Giang - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tự chủ ĐH đầu tiên là tự chủ học thuật. Như vậy là trường ĐH sẽ tự trả lương cho cán bộ, giảng viên, tự bổ nhiệm hiệu trưởng. Thiếu tự chủ khiến sảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám” ra nước ngoài. Ông Vũ Minh Giang nêu ví dụ, một Giáo sư gốc Hungary về tế bào gốc đã từng đề nghị khoản lương 40.000 USD/tháng và đầu tư phòng thí nghiệm 10 triệu USD để tiếp tục công tác tại Trường ĐH KH-TN vào thời điểm năm 2006,kinh tế Việt Nam khi đó là rất khó khăn. Cuối cùng vị Giáo sư đó đã sang Hàn Quốc - nơi đạt được điều kiện tài chính . Giờ đây chúng ta thấy ngay rất nhiều người Việt Nam sang Hàn Quốc để tiêm tế bào gốc. Đó đều là kết quả của công trình nghiên cứu của vị Giáo sư đó. Ông Vũ Minh Giang cho biết thêm, đầu tư có trọng điểm thì mới hy vọng khả năng trường ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế, như ở Trung Quốc đặt mục tiêu 100 trường Đại học của họ phải lọt top 100 trường Đại học xuất sắt nhất thế giới. Nhưng khi nhận thấy mục tiêu đó quá khó, họ đã giảm mục tiêu chỉ có 2 trường Đại học lọt Top 100 đó. cuối cùng trường Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa đã đạt được. Ngoài ra, nâng cao chất lượng ĐH quan trọng bậc nhất trường ĐH phải là nghiên cứu khoa học. Tự chủ đại học cũng cần phải lựa chọn đầu tư và có lộ trình.
Tại diễn đàn, các nhà khoa học đều cho rằng, chưa nên thành lập đại trà Hội đồng trường ở tất cả các trường đại học. Hội đồng trường chỉ nên thành lập ở những trường đã hội đủ các điều kiện đủ năng lực để được Nhà nước trao quyền tự chủ trên cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm giải trình của mình.
Ngoài ra, Cơ cấu thành viên của Hội đồng trường phải thể hiện tính “cộng đồng” thật sự của chủ sở hữu. Do đó số lượng các thành viên “ngoài trường” (đại diện của cơ quan quản lý trường, các cựu lãnh đạo nhà nước có uy tín, các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng, các doanh nhân tiêu biểu, vừa có tâm vừa có tầm, các cựu sinh viên thành đạt,…) trong Hội đồng trường phải chiếm tỷ lệ cao (khoảng 60-70%). Ngoài ra để đảm bảo cho Hội đồng luôn có được sự khách quan, các thành viên ngoài trường không được hưởng bất kỳ khoản phụ cấp hoặc lương của nhà trường. Không hạn chế tuổi tác của thành viên Hội đồng trường. Không nên thành lập Hội đồng trường ở những trường còn duy trì cơ chế kiểu tập quyền, đặc biệt ở những trường trực thuộc các bộ, ngành khác …

Đọc nhiều nhất

Con đường tiến thân của ông Nguyễn Đức Chung

Con đường tiến thân của ông Nguyễn Đức Chung

(Vietnamdaily) - Ngày 11/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án.

Tin mới

Bão Trami bao giờ vào biển Đông?

Bão Trami bao giờ vào biển Đông?

Theo Trung Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 22/10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. 
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng nay

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng nay

Ngày 21/10, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.