Chuyến đi tái định hình chiến lược an ninh tại Đông Bắc Á

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa tháng 6/2018 tại Singapore đã đánh dấu sự khởi đầu một tiến trình mới, đó là tiến trình định hình lại chiến lược an ninh ở khu vực Đông Bắc Á.
 

Nhận định trên của nhiều chuyên gia hàng đầu trên thế giới đã được chứng minh khi chưa đầy hai tuần sau sự kiện lịch sử này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã có chuyến công du Đông Bắc Á từ ngày 26-30/6 tới Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa (phải) ở Bắc Kinh ngày 27/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa (phải) ở Bắc Kinh ngày 27/6. Ảnh: AFP/TTXVN 
Việc ngăn chặn năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vốn là một trọng tâm trong chiến lược an ninh quốc phòng của liên minh quân sự ba nước Mỹ - Nhật - Hàn. Chính vì vậy, việc Triều Tiên đồng ý từ bỏ năng lực vũ khí hạt nhân là một yếu tố quyết định để thay đổi định hướng quốc phòng của liên minh quân sự này.
Quan hệ Mỹ và Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ theo chiều hướng hòa dịu. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định ngừng cuộc tập trận chung thường niên Mỹ - Hàn quy mô lớn mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi”, đồng thời chỉ trích cuộc tập trận này là “tốn kém” và mang tính “khiêu khích”, đã thể hiện quan điểm của chính phủ Mỹ: Đó là tạo dựng một môi trường tin cậy để khuyến khích Triều Tiên nhanh chóng thực hiện cam kết về một tiến trình phi hạt nhân hóa “toàn diện, không thể đảo ngược và có thể kiểm chứng”.
Trong xu thế này, việc phối hợp với Trung Quốc, đồng minh lớn của Triều Tiên, đồng thời là một đối tác trong tiến trình đàm phán sáu bên, chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng. Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một thời gian ngắn thực hiên liên tiếp ba chuyến thăm Trung Quốc đã chứng tỏ sự liên kết chặt chẽ giữa hai quốc gia này.
Đó chính là lý do hàng đầu để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần đầu tiên có chuyến công du Trung Quốc. Tuyên bố của cả hai bên sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mattis cho thấy hai nước đều muốn hướng tới “tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác và quản trị các rủi ro để đưa quan hệ quân sự giữa hai nước trở thành một yếu tố quan trọng cho sự ổn định trong quan hệ song phương”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera trong cuộc gặp tại Tokyo ngày 29/6. Ảnh: AFP/TTXVN
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera trong cuộc gặp tại Tokyo ngày 29/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chuyên gia nhận định chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thể hiện sự chuyển hướng của Washington đối với Bắc Kinh, từ “đối thủ cạnh tranh chiến lược” sang tìm kiếm khả năng hợp tác nhằm mục tiêu “phát triển quan hệ quân sự song phương Mỹ - Trung theo cách thức ổn định, vì lợi ích chung của hai nước”.
Đối với hai đồng minh an ninh truyền thống tại Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản, chuyến thăm của ông Mattis được đánh giá là nhằm khẳng định lại rằng các cam kết an ninh mà Mỹ dành cho hai quốc gia này không thay đổi sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Việc Washington tuyên bố ngừng cuộc tập trận “Người bảo vệ tự do Ulchi” đã khiến Nhật Bản và Hàn Quốc bất ngờ và lo ngại tính bền vững trong các cam kết an ninh của Mỹ, đẩy hai nước này rơi vào tình thế bất lợi trước Triều Tiên và Trung Quốc. Trước sự kiện thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản có chung quan ngại về việc Mỹ trong khi chỉ chú trọng đến vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa sẽ bỏ qua sự nguy hiểm của tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên, loại vũ khí mà Hàn Quốc và Nhật Bản nằm trong “tầm ngắm”.
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, mối quan ngại về sự suy yếu của liên minh quân sự ba bên càng gia tăng khi ông Trump đột ngột thông báo ngừng tập trận chung Mỹ - Hàn, động thái mà Seoul và Tokyo đánh giá có thể là tiền đề cho việc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, bởi vấn đề này đã có lần được ông Trump đề cập.
Sự quan ngại này có nguy cơ làm suy giảm sự tin cậy mà hai đồng minh truyền thống tại Đông Bắc Á dành cho Mỹ, ảnh hưởng đến uy tín và vị thế quốc phòng của Washington tại khu vực này nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Chính vì vậy, với tư cách là người đứng đầu lực lượng quân đội Mỹ, ông Mattis đã trấn an hai đồng minh bằng sự khẳng định rằng Washington không thay đổi các cam kết an ninh của Mỹ và tiếp tục duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các quốc gia này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa nhấn mạnh Hàn Quốc và Nhật Bản là các đồng minh tin cậy của Mỹ tại Đông Bắc Á.
Chuyến công du thứ hai đến Đông Bắc Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong vòng một tháng qua cho thấy sự xoay chuyển một cách nhanh chóng tình hình an ninh tại khu vực này. Thực tế cho thấy, các biện pháp ngoại giao đang đóng vai trò chủ đạo tại Đông Bắc Á và đang ngày càng chứng tỏ hiệu quả trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực theo xu thế tạo dựng hòa bình trong khu vực.

Đọ tài "thao lược" của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới tại Singapore khiến Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đang trở thành tâm điểm của thế giới. Cùng nhìn lại dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp "chính trị" của hai nhà lãnh đạo nổi tiếng này. 

Tổng thống Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017. Trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ suốt hơn một năm qua, ông chủ Nhà Trắng đã ký nhiều sắc lệnh và đưa ra những quyết định khiến cả thế giới thay đổi. Ảnh: FT.
Tổng thống Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017. Trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ suốt hơn một năm qua, ông chủ Nhà Trắng đã ký nhiều sắc lệnh và đưa ra những quyết định khiến cả thế giới thay đổi.  Ảnh: FT.
Trong thông báo mới đây sau 500 ngày làm tổng thống của ông Trump, phát ngôn viên của Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: "Kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Trump đã giúp tăng cường vai trò lãnh đạo, an ninh, thịnh vượng cũng như trách nhiệm của nước Mỹ". Ảnh: FT.
 Trong thông báo mới đây sau 500 ngày làm tổng thống của ông Trump, phát ngôn viên của Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: "Kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Trump  đã giúp tăng cường vai trò lãnh đạo, an ninh, thịnh vượng cũng như trách nhiệm của nước Mỹ".  Ảnh: FT.
Nhà Trắng cũng khẳng định những thành tựu về kinh tế và chính trị mà nước này đạt được dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: FT.
 Nhà Trắng cũng khẳng định những thành tựu về kinh tế và chính trị mà nước này đạt được dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.  Ảnh: FT.
“Nền kinh tế (Mỹ) mạnh mẽ hơn, người dân lạc quan hơn, và hoạt động kinh doanh đang bùng nổ. Cũng có một số thành tựu chính sách ngoại giao lớn. Tôi nghĩ mối quan hệ với vài nhà lãnh đạo nước ngoài đã được tăng cường”, phát ngôn viên Sarah nói. Ảnh: FT.
 “Nền kinh tế (Mỹ) mạnh mẽ hơn, người dân lạc quan hơn, và hoạt động kinh doanh đang bùng nổ. Cũng có một số thành tựu chính sách ngoại giao lớn. Tôi nghĩ mối quan hệ với vài nhà lãnh đạo nước ngoài đã được tăng cường”, phát ngôn viên Sarah nói. Ảnh: FT.
Tổng thống Trump (phải) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017. Ảnh: FT.
Tổng thống Trump (phải) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017. Ảnh: FT. 
Đáng chú ý nhất trong thời gian cầm quyền của ông Trump đến thời điểm hiện tại có thể nói là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều sắp tới tại Singapore, nơi Tổng thống Trump sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6. Ảnh: Sky News.
Đáng chú ý nhất trong thời gian cầm quyền của ông Trump đến thời điểm hiện tại có thể nói là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều sắp tới tại Singapore, nơi Tổng thống Trump sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6. Ảnh: Sky News. 
"Ông Trump đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế", trích thông báo của Nhà Trắng. Ảnh: FT.
"Ông Trump đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế", trích thông báo của Nhà Trắng. Ảnh: FT.
Với những động thái tích cực gần đây của Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đang trở nên nổi bật trong giới nguyên thủ quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Kim Jong-il qua đời và ông Kim Jong-un chính thức trở thành lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Với những động thái tích cực gần đây của Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đang trở nên nổi bật trong giới nguyên thủ quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Kim Jong-il qua đời và ông Kim Jong-un chính thức trở thành lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Sau khi kế nhiệm, ông Kim Jong-un đã nhanh chóng thiết lập quyền lực. Các cuộc thử nghiệm tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên vẫn liên tục diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bấp chấp những sự chỉ trích và các biện pháp cấm vận từ cộng đồng quốc tế. Ảnh: News Nation.
 Sau khi kế nhiệm, ông Kim Jong-un đã nhanh chóng thiết lập quyền lực. Các cuộc thử nghiệm tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên vẫn liên tục diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bấp chấp những sự chỉ trích và các biện pháp cấm vận từ cộng đồng quốc tế. Ảnh:  News Nation.
Sau khi tuyên bố đã hoàn tất chương trình vũ khí, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thông báo trọng tâm chính của ông sẽ là phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ông cần phải tạo lập các liên minh và tái thiết các mối quan hệ cũ, trước hết là với Trung Quốc - đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Ảnh: BI.
 Sau khi tuyên bố đã hoàn tất chương trình vũ khí, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thông báo trọng tâm chính của ông sẽ là phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ông cần phải tạo lập các liên minh và tái thiết các mối quan hệ cũ, trước hết là với Trung Quốc - đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Ảnh: BI.
Chỉ trong vòng hơn một tháng qua, ông Kim Jong-un đã hai lần tới thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay vào hồi tháng 5/2018, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên "đề cao" Trung Quốc và muốn nước này đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
 Chỉ trong vòng hơn một tháng qua, ông Kim Jong-un đã hai lần tới thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay vào hồi tháng 5/2018, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên "đề cao" Trung Quốc và muốn nước này đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Ảnh: Reuters.
 Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tích cực "cải thiện" quan hệ với Hàn Quốc. Chỉ trong vòng một tháng, ông Kim Jong-un đã có hai cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 và 26/5. Ảnh: Reuters.
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tích cực "cải thiện" quan hệ với Hàn Quốc. Chỉ trong vòng một tháng, ông Kim Jong-un đã có hai cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 và 26/5. Ảnh: Reuters.
Và có thể nói, với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp trực tiếp Tổng thống Trump tại Singapore vào ngày 12/6, ông đã chuyển từ vị trí bị quốc tế cô lập đến vị thế của một nhà lãnh đạo ở trung tâm "sân khấu" chính trị thế giới. Ảnh: Chin Journal.
 Và có thể nói, với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp trực tiếp Tổng thống Trump tại Singapore vào ngày 12/6, ông đã chuyển từ vị trí bị quốc tế cô lập đến vị thế của một nhà lãnh đạo ở trung tâm "sân khấu" chính trị thế giới. Ảnh: Chin Journal.

Mời độc giả xem thêm video: Thượng đỉnh Mỹ-Triều "gọi tên" Singapore (Nguồn: VTC14)

Phái đoàn Mỹ-Triều gặp nhau trước thềm Thượng đỉnh tại Singapore

Hôm nay (11/6), hai phái đoàn của Mỹ và Triều Tiên sẽ gặp nhau tại Singapore, trước thềm Thượng đỉnh lịch sử.

Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA sáng sớm nay (11/6) đưa tin, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thảo luận các cơ chế giúp đảm bảo hòa bình lâu dài và bền vững trên Bán đảo Triều Tiên, vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên cùng những mối lo ngại chung.
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại sân bay Changi chiều 10/6. Ảnh: AP.
 Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại sân bay Changi chiều 10/6. Ảnh: AP.
Báo cáo cũng cho biết, tháp tùng Nhà lãnh đạo Triều Tiên tới Singapore gồm có Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho, Bộ trưởng Quốc phòng No Kwang-chol và em gái của Nhà lãnh đạo Triều Tiên bà Kim Yo-jon.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.