Chuyến đi sứ khiến nhà Minh sửng sốt của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

Chuyến đi sứ khiến nhà Minh sửng sốt của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

Trong danh sách 46 trạng chính thống không có tên ông nhưng ông vẫn được dân tôn xưng là trạng. Đó là trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Chuyến đi sứ nhà Minh năm 70 tuổi của ông vẫn khiến người đời nhắc mãi.   

 Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, người làng Phùng Xá (tục gọi làng Bùng), huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, người làng Phùng Xá (tục gọi làng Bùng), huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Ngay từ nhỏ Phùng Khắc Khoan sớm nổi tiếng với tài văn chương và thông minh. Tương truyền từ khi ông mới 10, 12 tuổi, người dân đã lưu truyền lời sấm: "Văn tinh cửu dĩ xuất Phùng thôn" (sao Văn hiện ra ở làng Phùng lâu rồi). Văn tinh là ngôi sao tượng trưng cho người tài, nhằm chỉ Phùng Khắc Khoan.
Ngay từ nhỏ Phùng Khắc Khoan sớm nổi tiếng với tài văn chương và thông minh. Tương truyền từ khi ông mới 10, 12 tuổi, người dân đã lưu truyền lời sấm: "Văn tinh cửu dĩ xuất Phùng thôn" (sao Văn hiện ra ở làng Phùng lâu rồi). Văn tinh là ngôi sao tượng trưng cho người tài, nhằm chỉ Phùng Khắc Khoan.
Tuy học giỏi, nhưng sự nghiệp thi cử của Phùng Khắc Khoan khá lận đận. Năm 1557, ở tuổi 29 ông mới đỗ đầu khoa thi Hương, và phải đến kỳ thi Hội năm Quang Hưng thứ 3 (1580) ông mới thi đỗ Hoàng giáp, tức Đệ nhị giáp Tiến sĩ, lúc đã 52-53 tuổi.
Tuy học giỏi, nhưng sự nghiệp thi cử của Phùng Khắc Khoan khá lận đận. Năm 1557, ở tuổi 29 ông mới đỗ đầu khoa thi Hương, và phải đến kỳ thi Hội năm Quang Hưng thứ 3 (1580) ông mới thi đỗ Hoàng giáp, tức Đệ nhị giáp Tiến sĩ, lúc đã 52-53 tuổi.
Trong lịch sử thi cử các triều đại phong kiến Việt Nam, hiếm có một vị quan tuổi ngoài 50 lều chõng đi thi và đỗ cao như Phùng Khắc Khoan.
Trong lịch sử thi cử các triều đại phong kiến Việt Nam, hiếm có một vị quan tuổi ngoài 50 lều chõng đi thi và đỗ cao như Phùng Khắc Khoan.
Trong cuộc đời làm quan của mình, Phùng Khắc Khoan được biết đến với những đóng góp quan trọng trong chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa. Ông được nhân dân hết sức ngưỡng mộ.
Trong cuộc đời làm quan của mình, Phùng Khắc Khoan được biết đến với những đóng góp quan trọng trong chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa. Ông được nhân dân hết sức ngưỡng mộ.
Qua hàng trăm năm nhưng những giai thoại về Trạng Bùng vẫn còn được người dân nhắc mãi, nhất là lần đi sứ nhà Minh của ông vào năm 1597, khi đã 70 tuổi.
Qua hàng trăm năm nhưng những giai thoại về Trạng Bùng vẫn còn được người dân nhắc mãi, nhất là lần đi sứ nhà Minh của ông vào năm 1597, khi đã 70 tuổi.
Cuộc đi sứ của Phùng Khắc Khoan lúc bấy giờ có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà hậu Lê vì trong 65 năm nhà Mạc ở Thăng Long, nhà Minh chỉ biết đến nhà Mạc.
Cuộc đi sứ của Phùng Khắc Khoan lúc bấy giờ có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà hậu Lê vì trong 65 năm nhà Mạc ở Thăng Long, nhà Minh chỉ biết đến nhà Mạc.
Chính vì thế lần này xin sắc phong cho vua Lê là điều vô cùng khó. Trách nhiệm nặng nề này được đặt lên vai của Phùng Khắc Khoan.
Chính vì thế lần này xin sắc phong cho vua Lê là điều vô cùng khó. Trách nhiệm nặng nề này được đặt lên vai của Phùng Khắc Khoan.
Chuyến đi sứ này của Phùng Khắc Khoan kéo dài tới hơn một năm trời với muôn vàn khó khăn. Bằng sự khôn khéo, lúc đấu lý, lúc mềm dẻo, ôn hòa nhưng cương quyết, ông đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình.
Chuyến đi sứ này của Phùng Khắc Khoan kéo dài tới hơn một năm trời với muôn vàn khó khăn. Bằng sự khôn khéo, lúc đấu lý, lúc mềm dẻo, ôn hòa nhưng cương quyết, ông đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình.
Đặc biệt, trong chuyến đi sứ ấy, tại buổi lễ chúc thọ vua Minh, sứ thần các nước được yêu cầu làm thơ chúc tụng. Phùng Khắc Khoan làm luôn... 36 bài khiến vua tôi nhà Minh và các sứ thần đều sửng sốt.
Đặc biệt, trong chuyến đi sứ ấy, tại buổi lễ chúc thọ vua Minh, sứ thần các nước được yêu cầu làm thơ chúc tụng. Phùng Khắc Khoan làm luôn... 36 bài khiến vua tôi nhà Minh và các sứ thần đều sửng sốt.
Tập thơ này của Phùng Khắc Khoan được đánh giá rất cao bởi sự tao nhã, trong sáng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ thể hiện ý chí của quốc gia Đại Việt.
Tập thơ này của Phùng Khắc Khoan được đánh giá rất cao bởi sự tao nhã, trong sáng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ thể hiện ý chí của quốc gia Đại Việt.
Lê Quý Ðôn, một sứ thần nổi tiếng thời sau cũng hết lời ca ngợi tài năng ngoại giao khôn khéo cùng các bài thơ của Phùng Khắc Khoan trong giai đoạn đi sứ này.
Lê Quý Ðôn, một sứ thần nổi tiếng thời sau cũng hết lời ca ngợi tài năng ngoại giao khôn khéo cùng các bài thơ của Phùng Khắc Khoan trong giai đoạn đi sứ này.
Không chỉ nổi tiếng là một lương thần, một danh nho, Phùng Khắc Khoan còn là một thi sĩ tài hoa. Sáng tác của ông ông xứng đáng tầm vóc một tác gia lớn của nền văn học sử Việt Nam.
Không chỉ nổi tiếng là một lương thần, một danh nho, Phùng Khắc Khoan còn là một thi sĩ tài hoa. Sáng tác của ông ông xứng đáng tầm vóc một tác gia lớn của nền văn học sử Việt Nam.
Cho đến nay, giới sưu tầm đã xác định được trên 500 tác phẩm như văn tế, văn bia, kinh truyện… nhưng đặc sắc hơn cả là thơ. Tác phẩm còn lại của Phùng Khắc Khoan hiện nay tiêu biểu là bốn tập thơ chữ Hán: Ngôn chí thi tập, Huấn đồng thi tập, Đa thức tập, Mai lĩnh sứ hoa thi tập...
Cho đến nay, giới sưu tầm đã xác định được trên 500 tác phẩm như văn tế, văn bia, kinh truyện… nhưng đặc sắc hơn cả là thơ. Tác phẩm còn lại của Phùng Khắc Khoan hiện nay tiêu biểu là bốn tập thơ chữ Hán: Ngôn chí thi tập, Huấn đồng thi tập, Đa thức tập, Mai lĩnh sứ hoa thi tập...
Đặc biệt, sinh thời, ông rất quan tâm đến nông nghiệp, thủy lợi, thời tiết, mùa màng. Ông luôn luôn mong mỏi “Mùa màng tươi tốt, các loại lúa bội thu; Cấp túc cho người già cả ở thôn làng thêm tuổi thọ”.
Đặc biệt, sinh thời, ông rất quan tâm đến nông nghiệp, thủy lợi, thời tiết, mùa màng. Ông luôn luôn mong mỏi “Mùa màng tươi tốt, các loại lúa bội thu; Cấp túc cho người già cả ở thôn làng thêm tuổi thọ”.
Chuyện kể rằng, trên đường đi sứ về, đoàn sứ giả có dịp thăm nhiều xưởng dệt tơ. Phùng Khắc Khoan để ý quan sát và ghi chép kỹ lưỡng kỹ thuật của họ. Trở về nước, ông đã phổ biến cách dệt tơ cho vùng quê Kẻ Bùng, từ đó nơi đây có nghề sản xuất tơ lụa và nổi tiếng nhất là "lượt Bùng".
Chuyện kể rằng, trên đường đi sứ về, đoàn sứ giả có dịp thăm nhiều xưởng dệt tơ. Phùng Khắc Khoan để ý quan sát và ghi chép kỹ lưỡng kỹ thuật của họ. Trở về nước, ông đã phổ biến cách dệt tơ cho vùng quê Kẻ Bùng, từ đó nơi đây có nghề sản xuất tơ lụa và nổi tiếng nhất là "lượt Bùng".
Khi tuổi đã cao, ông về vui sống tại quê nhà, cho dựng nhiều công trình văn hóa và thủy lợi còn lại đến ngày nay. Nhân dân biết ơn ông, xưng tụng ông là Trạng Bùng, hàm ý là trạng của làng Bùng và khi mất ông được lập miếu thờ và tôn làm phúc thần.
Khi tuổi đã cao, ông về vui sống tại quê nhà, cho dựng nhiều công trình văn hóa và thủy lợi còn lại đến ngày nay. Nhân dân biết ơn ông, xưng tụng ông là Trạng Bùng, hàm ý là trạng của làng Bùng và khi mất ông được lập miếu thờ và tôn làm phúc thần.
Sử gia Phan Huy Chú xếp ông là một trong 39 người “Phò tá có công lao, tài đức thời Lê Trung Hưng” và viết: “Ông là người cương quyết, sáng suốt, có tài, cái gì cũng biết được chỗ cốt yếu”.
Sử gia Phan Huy Chú xếp ông là một trong 39 người “Phò tá có công lao, tài đức thời Lê Trung Hưng” và viết: “Ông là người cương quyết, sáng suốt, có tài, cái gì cũng biết được chỗ cốt yếu”.
Mời độc giả xem video:Bỏ tiền tỷ mua khẩu trang y tế, khách hàng nhận... bài học nhớ đời. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT