Chuyển di hài 3 người Việt thiệt mạng MH17 về nước thế nào?

(Kiến Thức) - Gia đình 3 mẹ con người Việt tử nạn trong vụ máy bay Malaysia rơi muốn đưa thi hài nạn nhân về VN. Vậy thủ tục chuyển và nhận di hài như thế nào?

Chuyển di hài 3 người Việt thiệt mạng MH17 về nước thế nào?
Liên quan đến việc có 3 mẹ con người Việt Nam là nạn nhân trong vụ rơi máy bay của hãng hàng không Malaysia rơi ở Ukraina, trao đổi với báo chí hôm nay, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nguyễn Hữu Tráng cho biết, Cục Lãnh sự đã cử ông Lương Thanh Quảng - trợ lý Cục trưởng, Trưởng phòng Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài - đến chia buồn và thăm cha mẹ chị Nguyễn Ngọc Minh, nạn nhân người Việt trong vụ máy bay Malaysia MH17 rơi tại Ukraina. Gia đình hiện rất bối rối và lo lắng việc hậu sự cho người thân, lúc này nguyện vọng của gia đình là sớm đưa di hài người thân trở về Việt Nam an táng.
Vậy thủ tục chuyển và nhận thi thể, thi hài người thân từ nước ngoài về như thế nào? Kiến Thức xin trích dẫn luật và nêu ý kiến của luật sư về vấn đề này.
3 mẹ con người Việt là nạn nhân trong vụ máy bay Malaysia rơi ở Ukraina.
 3 mẹ con người Việt là nạn nhân trong vụ máy bay Malaysia rơi ở Ukraina. 
Về quy trình di chuyển thi hài, di hài nhân thân từ nước ngoài về Việt Nam, pháp luật Việt Nam quy định rõ:
1. Thi hài, di hài của những người sau đây có thể được chuyển về Việt Nam (trừ trường hợp nêu tại mục 2):
a. Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam;
b. Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam;
c. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
2. Không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007 (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
3. Hồ sơ xin chuyển thi hài, di hài gồm:
- 01 Đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước (mẫu 01/NG- LS);
- 01 bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có);
- 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
- 01 bản chụp giấy chứng tử;
- 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt);
- 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương (mẫu 02/NG-LS) có xác nhận đồng ý của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang.
4. Lệ phí có thể trả bằng tiền mặt nếu hồ sơ được nộp trực tiếp; hoặc bằng Money Order, Cashier’s Check hoặc Certified Check cho “Vietnam Consulate” nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện.
5. Nếu muốn nhận kết quả qua đường bưu điện, Quý vị cần gửi kèm theo 01 bì thư đảm bảo (certified mail) có ghi rõ địa chỉ người nhận và đã trả cước phí. Để tránh mất mát trong quá trình vận chuyển, đề nghị Quý vị sử dụng các dịch vụ chuyển phát bảo đảm của UPS hoặc Fedex và ghi lại tracking number để theo dõi việc chuyển phát thư. Tổng lãnh sự quán không chịu trách nhiệm trong trường hợp hồ sơ của Quý vị bị thất lạc do Quý vị dùng bì thư không đảm bảo.
6. Tổng lãnh sự quán xử lý hồ sơ và trả kết quả trong vòng 1-2 ngày làm việc. Nếu có yêu cầu làm gấp, Tổng lãnh sự có thể gửi trả kết quả trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Về quy trình nhận thi hài người thân từ nước ngoài, theo Luật sư Nguyễn Hồng Quân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, thi hài người Việt từ nước ngoài về thường được đưa qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hoặc Nội Bài.
Theo quy trình, khi thân nhân nhận được thông báo của kho hàng không ở 2 cửa khẩu sân bay quốc tế trên, khách hàng sẽ lên kho lấy vận đơn (do hãng hàng không chuyên chở lập), đóng tiền lưu kho. Sau đó thân nhân mở tờ khai hải quan (trong đó ghi người gửi, quan tài từ đâu chuyển về, theo vận đơn số bao nhiêu,...). Trước khi nhận quan tài, thân nhân phải cầm vận đơn hoặc giấy khai tử đến Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (TKDYTQT), để nơi đây cấp giấy phép nhập khẩu quan tài. (TTKDYTQT sẽ cử người ra sân bay kiểm tra, cấp giấy phép, thu lệ phí. Theo các điều lệ quốc tế, các trường hợp chết do bệnh truyền nhiễm đều không cho xuất, nhập qua biên giới (chỉ có thiêu thành tro cốt mới được nhập về). Các trường hợp mà TTKDYTQT cần phải kiểm tra là quan tài có còn nguyên vẹn không. Nếu quan tài (dù bằng kẽm) bị hở, bể là bắt buộc phải được thiêu ngay, không cho phép thông quan, nếu không thì thân nhân phải thay ngay quan tài khác mới cho nhập cảnh). Khi có giấy phép nhập khẩu của TTKDYTQT cấp, cơ quan hải quan mới cho thân nhân nhận quan tài.

Cô gái trẻ “tố” bị CSGT bỏ mặc nơi “nhạy cảm” lúc nửa đêm

(Kiến Thức) - “CSGT giữ xe vi phạm là đúng, nhưng tôi bị bỏ mặc ở chân cầu Sài Gòn - nơi phức tạp cướp giật, mại dâm... dù nhờ vả, họ lạnh lùng từ chối!”.

Cô gái trẻ “tố” bị CSGT bỏ mặc nơi “nhạy cảm” lúc nửa đêm

Lời chia sẻ trong nước mắt của chị Lý Nguyễn Minh Nhị (27 tuổi, quê tỉnh Đắc Lắc, tạm trú phường 4, quận 3, TP HCM) khi kể lại vụ việc chị bị CSGT đội Hàng Xanh (Phòng CSGT đường bộ- đường sắt công an TP HCM) giữ xe máy vi phạm, rồi bỏ rơi ở khu vực “nhạy cảm” lúc nửa đêm.

Chị Lý Nguyễn Minh Nhị kể lại vụ việc bị CSGT "bỏ rơi" giữa đêm khuya ở cầu Sài Gòn.
Chị Lý Nguyễn Minh Nhị kể lại vụ việc bị CSGT "bỏ rơi" giữa đêm khuya ở cầu Sài Gòn. 

“Khoảng hơn 0h rạng sáng 16/7, do đặc thù công việc nên tôi trở về nhà giữa đêm khuya mà trong lòng vô cùng lo lắng. Khi vừa đến chân cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh), tôi bị tổ công tác của đội CSGT Hàng Xanh chặn dừng để tiến hành kiểm tra hành chính.”, chị Nhị kể lại.

Tìm thấy xác không đầu nghi là chị Huyền trên sông Hồng

(Kiến Thức) - Nạn nhân mặc áo hoa chấm tím, quần đen đựng trong bọc có đặc điểm nhận dạng như nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền trong vụ án Cát Tường. 

Tìm thấy xác không đầu nghi là chị Huyền trên sông Hồng
Vào khoảng 9h sáng nay (ngày 18/7), những người dân chài tại bến đò Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội phát hiện một thi thể trong bọc bất ngờ nổi lên cách khu vực bến đò chừng 1km.
Theo đặc điểm nhận dạng, nạn nhân mặc áo hoa chấm tím, quần đen đựng trong bọc có đặc điểm nhận dạng như nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường bị mất tích từ hồi tháng 10/2013. Nếu đây là xác chị Huyền thì tình tiết này vô cùng quan trọng để kết tội bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm.

Những thói xấu khó chấp nhận của người dân ở Sài Gòn

Sài Gòn đã xây dựng nếp sống văn minh đô thị nhưng vẫn còn một số người có những hành vi làm xấu đi nét đẹp của thành phố.

Những thói xấu khó chấp nhận của người dân ở Sài Gòn
Một vòng khu trung tâm thành phố trong một buổi sáng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh phản cảm như : họ có thể làm chuyện ấy (tiểu tiện) ngay trước chợ Bến Thành, trước mắt khách du lịch nước ngoài, mặc dầu cách đó không xa, ở ngay đầu Công viên 23/9 có nhà vệ sinh công cộng miễn phí. Ảnh chụp người đàn ông tiểu bậy ở đầu đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành, Q.1- Ảnh : N.C.T.
 Một vòng khu trung tâm thành phố trong một buổi sáng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh phản cảm như : họ có thể làm chuyện ấy (tiểu tiện) ngay trước chợ Bến Thành, trước mắt khách du lịch nước ngoài, mặc dầu cách đó không xa, ở ngay đầu Công viên 23/9 có nhà vệ sinh công cộng miễn phí. Ảnh chụp người đàn ông tiểu bậy ở đầu đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành, Q.1- Ảnh : N.C.T.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Có phạm pháp khi quan hệ với bạn gái chưa đủ 18 tuổi?

Có phạm pháp khi quan hệ với bạn gái chưa đủ 18 tuổi?

Hiện nay pháp luật Hình sự quy định hành vi giao cấu trẻ em hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục ngay cả khi có sự đồng thuận và tự nguyện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người mẫu bị sàm sỡ, xâm hại, tố cáo ở đâu?

Người mẫu bị sàm sỡ, xâm hại, tố cáo ở đâu?

Tôi cũng đang là một người mẫu tự do và đã từng rơi vào tình huống như các người mẫu này. Tuy nhiên, khi bị xâm hại tôi bối rối không biết tố cáo tại đâu và quy trình xử lý như thế nào? (Bạn đọc MH (Quận 1, TP.HCM)