Chuyện chưa biết về “con rồng vàng” Bắc Hưng Hải

(Kiến Thức) - Câu cửa miệng mọi người hay nói về vùng đất nơi đây là "sống ngâm da, chết ngâm xương"...

Để xây dựng công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (BHH) chống hạn hán cho ba tỉnh (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên), năm 1958, Chính phủ nước ta phải huy động hàng vạn người tham gia lao động, cử một phái đoàn ra nước ngoài học hỏi kỹ thuật...
Nhờ chuyên gia nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật
Ông Vũ Văn Phán, Phó Giám đốc Công ty khai thác Công trình thủy lợi BHH cho biết: Xưa kia đồng ruộng nơi đây là bãi phù sa ngập nước quanh năm, được bồi lắng cao dần theo sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Quá trình phát triển xã hội đã đắp đê ngăn thủy tạo thành lưu vực BHH. Trước đây, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên đâu có nguồn nước thì đó có sản xuất. Vì thế, nhiều diện tích đất bỏ hoang. Mùa mưa bão thường xuyên bị vỡ đê ngập lụt, đời sống nhân dân nghèo đói.
Ông Nguyễn Văn Thụy, nguyên Chủ nhiệm thiết kế Công trình thủy lợi BHH kể: Câu cửa miệng mọi người hay nói về vùng đất nơi đây là "sống ngâm da, chết ngâm xương". Với hàng trăm ha đất bỏ hoang, vì thế đời sống người dân rất khó khăn. Ngay sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, năm 1957, Chính phủ đã cho tiến hành nghiên cứu quy hoạch hệ thống thủy lợi. Nhưng cái khó của ta là trình độ kỹ thuật còn thấp, máy móc hỗ trợ xây dựng còn thiếu. Vì thế, Chính phủ nước ta đã cử một phái đoàn sang Trung Quốc để học hỏi.
Cống Âu Thuyền điểm cuối của hệ thống thủy lợi BHH.
Cống Âu Thuyền điểm cuối của hệ thống thủy lợi BHH. 
Với tinh thần khảng khái giúp đỡ vô tư của Trung Quốc, hơn một năm tổ chuyên gia Trung Quốc đã cùng cán bộ Việt Nam lập xong quy hoạch hệ thống thủy nông BHH. Tháng 10/1956 trình lên Thủ tướng, ngày 26/3/1958 được Nhà nước quyết định kế hoạch khởi công công trình đầu mối cống Xuân Quan (Bát Tràng, Hà Nội).
Công trường được tổ chức thành ba bộ phận: Một bộ phận làm công trình đầu mối, một bộ phận làm kênh dẫn nước thượng lưu và một bộ phận làm kênh hạ lưu. Khi đó, Nhà nước cử Đại tá Hà Kế Tấn chỉ huy công trường (sau này là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi). Khi đó, công trường thủy lợi BHH thực sự là là ngày hội của người dân. Các tầng lớp nhân dân đều nhiệt tình hăng say lao động. Không chỉ có các tầng lớp nhân dân trong nước, các đoàn chuyên gia Trung Quốc cũng cùng ăn uống ngủ nghỉ với người dân để làm việc.
Công nhân đang vận hành máy móc ở cống Âu Thuyền (TP Hải Dương).
Công nhân đang vận hành máy móc ở cống Âu Thuyền (TP Hải Dương). 
Huy động hàng vạn người lao động
Ông Đinh Gia Khánh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi nhớ lại: Để thực hiện công trình này đầu tiên phải xây dựng cống Xuân Quan. Cống này có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc dẫn nước ngoài sông Hồng vào hệ thống. Thời điểm đó có rất ít công cụ cơ giới để làm việc, chỉ có mấy xe tải, một xe cần cẩu, một máy phát điện, máy trộn bê tông và máy bơm dầu phục vụ đổ bê tông. Tất cả các công việc còn lại đều do lao động là thủ công. Lúc cao điểm có trên hai vạn người lao động, trên một mặt bằng kéo dài hơn 3km.
Khi đó phải huy động lực lượng quân đội và các tầng lớp tham gia xây dựng thủy lợi. Nhưng đời sống người dân quá khó khăn. Các tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp đang trong quá trình hình thành. Vì thế, việc huy động dân công nghĩa vụ không ít khó khăn. Người có nhiều ruộng đất hưởng lợi ít, vì không có lao động tương ứng. Nhà có lao động nhưng không có ruộng đất nên không có nhiều quyền lợi. Thế nên có gia đình chống đối, không tham gia lao động. Nhưng nhờ có sự giải thích ân cần của cán bộ, dần họ cũng hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia làm việc.
Nhờ hệ thống thủy lợi BHH mà đã điều tiết cho hàng nghìn ha đất có nguồn nước để sản xuất quanh năm. Năng suất lúa  trong vùng trung bình 7 - 8 tấn/ha, có nơi 10 tấn/ha.
Ông Vũ Văn Phán (Phó Giám đốc Công ty khai thác Công trình thủy lợi BHH)

Bí ẩn những món cổ vật bằng vàng ròng ở Việt Nam

Giấc mơ lạ

Cho đến tận bây giờ, các nhà khảo cổ cũng như nghiên cứu lịch sử vẫn không thể lý giải được vì sao chiếc hộp vàng hình hoa sen thời Trần lại xuất hiện trên đoạn đường lên chùa Ngọa Vân - Đông Triều - Quảng Ninh vào ngày 21/6 vừa qua.

Những chuông đồng cổ vĩ đại và tinh xảo nhất VN

Theo các chuyên gia về cổ vật và sử học thì quả chuông đồng có niên đại sớm nhất Việt Nam hiện nay là quả chuông đồng được nhân dân thôn My Dương, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) tìm thấy ở độ sâu 3,5m năm 1986 trong một lần đào mương khai thông hệ thống thủy lợi của thôn.
Theo các chuyên gia về cổ vật và sử học thì quả chuông đồng có niên đại sớm nhất Việt Nam hiện nay là quả chuông đồng được nhân dân thôn My Dương, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) tìm thấy ở độ sâu 3,5m  năm 1986 trong một lần đào mương khai thông hệ thống thủy lợi của thôn.

Bài minh văn được khắc bằng chữ Hán trên thân chuông Thanh Mai. Các nhà Hán Nôm và khảo cổ học đã xác định quả chuông do hội Tùy Hỷ của người Hoa và người Việt đúc vào năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 (năm 798). Lúc đầu quả chuông được đưa về lưu giữ cẩn thận trong kho bảo quản của Bảo tàng Tổng hợp Hà Tây (cũ), cho tới khi Bảo tàng Hà Nội khánh thành vào năm 2010.
Bài minh văn được khắc bằng chữ Hán trên thân chuông Thanh Mai. Các nhà Hán Nôm và khảo cổ học đã xác định quả chuông do hội Tùy Hỷ của người Hoa và người Việt đúc vào năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 (năm 798). Lúc đầu quả chuông được đưa về lưu giữ cẩn thận trong kho bảo quản của Bảo tàng Tổng hợp Hà Tây (cũ), cho tới khi Bảo tàng Hà Nội khánh thành vào năm 2010.

Chuông Nhật Tảo có niên đại 948 được phát hiện bởi ông Phạm Văn Thắm, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Văn Chỉ của làng. Ngay sau đó quả chuông được người dân địa phương treo luôn tại sân Văn Chỉ. Mãi đến năm 1994 khi chính quyền xã Đông Ngạc làm hồ sơ công nhận di tích lịch sử, người dân nơi đây mới phát hiện, quả chuông đó có lịch sử lên tới hơn 1.000 năm. Chuông Nhật Tảo hiện được lưu giữ ở đền Nhật Tảo.
Chuông Nhật Tảo có niên đại 948 được phát hiện bởi ông Phạm Văn Thắm, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Văn Chỉ của làng. Ngay sau đó quả chuông được người dân địa phương treo luôn tại sân Văn Chỉ. Mãi đến năm 1994 khi chính quyền xã Đông Ngạc làm hồ sơ công nhận di tích lịch sử, người dân nơi đây mới phát hiện, quả chuông đó có lịch sử lên tới hơn 1.000 năm. Chuông Nhật Tảo hiện được lưu giữ ở đền Nhật Tảo.

Chuông Vân Bản có niên đại thời Trần, được làm vào thế kỷ XIII có số phận ly kỳ nhất trong các chuông cổ ở Việt Nam. Tương truyền, hồng chung Vân Bản đã nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển rồi lại tự tìm đường trở lại. Tính ra thời gian chuông nằm dưới đáy biển còn nhiều hơn thời gian chuông được treo tại chùa.
Chuông Vân Bản có niên đại thời Trần, được làm vào thế kỷ XIII có số phận ly kỳ nhất trong các chuông cổ ở Việt Nam. Tương truyền, hồng chung Vân Bản đã nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển rồi lại tự tìm đường trở lại. Tính ra thời gian chuông nằm dưới đáy biển còn nhiều hơn thời gian chuông được treo tại chùa.

Tính đến nay, chuông Vân Bản đã ít nhất 3 lần vùi mình dưới đáy biển, lần gần đây nhất cũng kéo dài mấy trăm năm nhưng không hề hoen gỉ. Người dân ở Đồ Sơn (Hải Phòng) và nhiều vùng xung quanh vẫn truyền rằng, quả chuông “thiêng” mỗi lần đất nước có nạn binh đao lại ẩn mình dưới biển bởi vậy vẫn giữ được nguyên trạng như ban đầu.
Tính đến nay, chuông Vân Bản đã ít nhất 3 lần vùi mình dưới đáy biển, lần gần đây nhất cũng kéo dài mấy trăm năm nhưng không hề hoen gỉ. Người dân ở Đồ Sơn (Hải Phòng) và nhiều vùng xung quanh vẫn truyền rằng, quả chuông “thiêng” mỗi lần đất nước có nạn binh đao lại ẩn mình dưới biển bởi vậy vẫn giữ được nguyên trạng như ban đầu.

Cho đến nay, kỷ lục “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam" được xác lập bởi quả chuông đồng nặng 36 tấn đặt tại chùa Bái Đính (Ninh Bình).
Cho đến nay, kỷ lục “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam" được xác lập bởi quả chuông đồng nặng 36 tấn đặt tại chùa Bái Đính (Ninh Bình).

Tháp chuông chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế, phá kỷ lục Việt Nam ngày 12/ 12/2007.
Tháp chuông chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế, phá kỷ lục Việt Nam ngày 12/ 12/2007.

Lớn thứ hai trong “bảng xếp hạng” là quả chuông ở chùa Cổ Lễ (Nam Định) thuộc xã Trực Nghĩa, huyện Nam Ninh. Quả chuông được đặt giữa sân chùa, chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, nặng 9 tấn, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.
Lớn thứ hai trong “bảng xếp hạng” là quả chuông ở chùa Cổ Lễ (Nam Định) thuộc xã Trực Nghĩa, huyện Nam Ninh. Quả chuông được đặt giữa sân chùa, chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, nặng 9 tấn, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.

Xếp thứ ba trong bảng xếp hạng là quả chuông ở chùa Hòa Bình Phật Quang (Hòa Bình). “Đại Hồng Chung” tại “Hòa Bình Phật Quang tự” có chiều cao gần 3m, đường kính rộng gần 2m, nặng gần 5 tấn được đặt vững chãi trên sân chùa Thượng trong quần thể văn hóa chùa Hòa Bình.
Xếp thứ ba trong bảng xếp hạng là quả chuông ở chùa Hòa Bình Phật Quang (Hòa Bình). “Đại Hồng Chung” tại “Hòa Bình Phật Quang tự” có chiều cao gần 3m, đường kính rộng gần 2m, nặng gần 5 tấn được đặt vững chãi trên sân chùa Thượng trong quần thể văn hóa chùa Hòa Bình.

Chuông đồng bị khoan đỉnh được đúc dưới thời vua Quang Trung, tuy không phải chuông lớn, nhưng có điểm đặc biệt là khi đánh lên lại có tiếng ngân vang xa kỳ lạ.
Chuông đồng bị khoan đỉnh được đúc dưới thời vua Quang Trung, tuy không phải chuông lớn, nhưng có điểm đặc biệt là khi đánh lên lại có tiếng ngân vang xa kỳ lạ.

Quả chuông được đúc vào năm Quang Trung thứ 4 (1791), cao 0,92m, đường kính miệng chuông 1,78m. Đây là quả chuông chùa độc đáo và kỳ lạ nhất ở Huế vì các hoa văn trên chuông không hề mang nặng dấu ấn của văn hóa Phật giáo mà được trang trí bằng bộ “Tứ thời”: Xuân-Hạ-Thu-Đông.
Quả chuông được đúc vào năm Quang Trung thứ 4 (1791), cao 0,92m, đường kính miệng chuông 1,78m. Đây là quả chuông chùa độc đáo và kỳ lạ nhất ở Huế vì các hoa văn trên chuông không hề mang nặng dấu ấn của văn hóa Phật giáo mà được trang trí bằng bộ “Tứ thời”: Xuân-Hạ-Thu-Đông.

Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (năm 1710) để cúng cho ngôi Quốc tự, cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, nặng hơn 2.000kg, hiện đặt tại chùa Thiên Mụ. Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an”. Chuông đã trở thành bảo vật của Phật giáo Thuận Hoá đã được lập hồ sơ để các cấp có thẩm quyền xem xét và đề nghị công nhận là “Bảo vật quốc gia”.
Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (năm 1710) để cúng cho ngôi Quốc tự, cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, nặng hơn 2.000kg, hiện đặt tại chùa Thiên Mụ. Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an”. Chuông đã trở thành bảo vật của Phật giáo Thuận Hoá đã được lập hồ sơ để các cấp có thẩm quyền xem xét và đề nghị công nhận là “Bảo vật quốc gia”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới