Chuyện bi thảm về ông hoàng bị phế ngôi, chết không lăng mộ

Chuyện bi thảm về ông hoàng bị phế ngôi, chết không lăng mộ

(Kiến Thức) - Hán Thiếu Đế có cha là đế vương, mẹ là hoàng hậu. Khi cha chết, Hán Thiếu Đế lên ngôi, nhưng sau đó đã bị phế ngôi và bị ép uống thuốc độc để chết...

Quan niệm sống có nhà, chết có mồ đã trở thành những việc vô cùng quan trọng đối với đời một con người, cho dù là bách tính thường dân hay là thiên tử. Nếu xét về lý mà nói thì lăng mộ của một đấng quân vương cũng không kém phần quan trọng so với ngai vàng khi đang sống. Nhưng việc Hán Thiếu Đế qua đời lại bị tùy tiện táng chung vào mộ huyệt của một thần quan, thì điều này quả là hiếm có trong lịch sử. Ảnh minh họa chân dung  Hán Thiếu Đế Lưu Biện.
Quan niệm sống có nhà, chết có mồ đã trở thành những việc vô cùng quan trọng đối với đời một con người, cho dù là bách tính thường dân hay là thiên tử. Nếu xét về lý mà nói thì lăng mộ của một đấng quân vương cũng không kém phần quan trọng so với ngai vàng khi đang sống. Nhưng việc Hán Thiếu Đế qua đời lại bị tùy tiện táng chung vào mộ huyệt của một thần quan, thì điều này quả là hiếm có trong lịch sử. Ảnh minh họa chân dung Hán Thiếu Đế Lưu Biện.
Hán Thiếu Đế Lưu Biện là con của Hán Linh Đế Lưu Hoành, mẹ là Linh Tư hoàng hậu Hà Thị. Trước khi Lưu Biện sinh ra, các hoàng tử của Linh Đế lần lượt chết yểu. Vì thế, để tránh điều xấu Lưu Biện đã không được nuôi dưỡng trong hoàng cung mà đến sống tại nhà đạo nhân Sử Tử Miễu. Tương truyền Sử đạo nhân là người tinh thông đạo thuật, vì thế Hà hoàng hậu cũng muốn nhờ vào đạo thuật của ông ta để bảo vệ Lưu Biện. Thậm chí để cho dễ nuôi, không ai được gọi tên cúng cơm Lưu Biện mà phải gọi là “ Sử Hầu”. Ảnh minh họa chân dung Linh Tư hoàng hậu Hà Thị.
Hán Thiếu Đế Lưu Biện là con của Hán Linh Đế Lưu Hoành, mẹ là Linh Tư hoàng hậu Hà Thị. Trước khi Lưu Biện sinh ra, các hoàng tử của Linh Đế lần lượt chết yểu. Vì thế, để tránh điều xấu Lưu Biện đã không được nuôi dưỡng trong hoàng cung mà đến sống tại nhà đạo nhân Sử Tử Miễu. Tương truyền Sử đạo nhân là người tinh thông đạo thuật, vì thế Hà hoàng hậu cũng muốn nhờ vào đạo thuật của ông ta để bảo vệ Lưu Biện. Thậm chí để cho dễ nuôi, không ai được gọi tên cúng cơm Lưu Biện mà phải gọi là “ Sử Hầu”. Ảnh minh họa chân dung Linh Tư hoàng hậu Hà Thị.
Linh Đế thì không thích và hài lòng về tư chất của vị hoàng tử này. Ông luôn cảm thấy Lưu Biện không được hưởng đầy đủ, trọn vẹn nền giáo dục với các quy định và lễ nghĩa nghiêm khắc của cung đình. Khí chất của Lưu Biện cũng kém xa với hoàng tử Lưu Hiệp con của Vương mỹ nhân. Chính vì thế, khi đám đại thần dâng tấu thỉnh Linh Đế lập thái tử ông ta đã chần chừ không muốn lập Lưu Biện mà muốn lập Lưu Hiệp.
Linh Đế thì không thích và hài lòng về tư chất của vị hoàng tử này. Ông luôn cảm thấy Lưu Biện không được hưởng đầy đủ, trọn vẹn nền giáo dục với các quy định và lễ nghĩa nghiêm khắc của cung đình. Khí chất của Lưu Biện cũng kém xa với hoàng tử Lưu Hiệp con của Vương mỹ nhân. Chính vì thế, khi đám đại thần dâng tấu thỉnh Linh Đế lập thái tử ông ta đã chần chừ không muốn lập Lưu Biện mà muốn lập Lưu Hiệp.
Nhưng địa vị của Hà hoàng hậu trong hậu cung không có ai cao hơn. Thêm việc huynh trưởng của Hà hoàng hậu là đại tướng quân Hà Tiến đang nắm quyền cao chức trọng trong triều chính. Vì thế, việc lập thái tử mãi không thể thực hiện được. Đến khi Linh Đế băng hà, ngôi thái tử vẫn để trống vì chưa thể quyết định được người kế vị.
Nhưng địa vị của Hà hoàng hậu trong hậu cung không có ai cao hơn. Thêm việc huynh trưởng của Hà hoàng hậu là đại tướng quân Hà Tiến đang nắm quyền cao chức trọng trong triều chính. Vì thế, việc lập thái tử mãi không thể thực hiện được. Đến khi Linh Đế băng hà, ngôi thái tử vẫn để trống vì chưa thể quyết định được người kế vị.
Thế lực của gia tộc Hà Thị càng ngày càng lớn mạnh, tiếng nói để lập Lưu Biện làm thái tử trong triều là quá lớn. Dưới sự ủng hộ và hậu thuẫn hùng hậu của Hà Tiến và bè cánh, Lưu Biện đã đăng cơ làm hoàng đế. Lưu Hiệp được phong là Bột Hải Vương, sau này được phong làm Trần Lưu Vương.
Thế lực của gia tộc Hà Thị càng ngày càng lớn mạnh, tiếng nói để lập Lưu Biện làm thái tử trong triều là quá lớn. Dưới sự ủng hộ và hậu thuẫn hùng hậu của Hà Tiến và bè cánh, Lưu Biện đã đăng cơ làm hoàng đế. Lưu Hiệp được phong là Bột Hải Vương, sau này được phong làm Trần Lưu Vương.
Sau khi Lưu Biện tức vị, nội bộ hoàng thất Đông Hán dậy sóng ngầm. Hà Tiến quyền hành nắm trong tay, một tay che cả bầu trời, triều chính còn đen tối, rối ren hơn thời Hán Linh Đế tại vị. Đám quan viên và đại thần thì dựa vào việc tiên đế không muốn lập Lưu Biện làm thái tử mà chống đối và muốn tìm cách đưa Bột Hải Vương Lưu Hiệp lên ngôi. Hà Tiến thì đương nhiên không thể chấp nhận chuyện đó, nên đã lên kế hoạch mưu sát và thanh trừ những đại thần không cùng phe cánh. Ảnh minh họa chân dung đại tướng quân Hà Tiến.
Sau khi Lưu Biện tức vị, nội bộ hoàng thất Đông Hán dậy sóng ngầm. Hà Tiến quyền hành nắm trong tay, một tay che cả bầu trời, triều chính còn đen tối, rối ren hơn thời Hán Linh Đế tại vị. Đám quan viên và đại thần thì dựa vào việc tiên đế không muốn lập Lưu Biện làm thái tử mà chống đối và muốn tìm cách đưa Bột Hải Vương Lưu Hiệp lên ngôi. Hà Tiến thì đương nhiên không thể chấp nhận chuyện đó, nên đã lên kế hoạch mưu sát và thanh trừ những đại thần không cùng phe cánh. Ảnh minh họa chân dung đại tướng quân Hà Tiến.
Nhưng chưa kịp ra tay thì âm mưu đã bị lộ, đám đại thần Trương Nhượng, Đoàn Khuê... đã ra tay trước. Nhân cơ hội Hà Tiến vào cung, bọn họ đã bí mật sát hại ông ta. Đám thuộc hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu thấy Hà Tiến bị giết đã dẫn theo binh mã vào cung báo thù, gặp quan viên là giết, chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã giết chết hơn 2 nghìn quan viên và đại thần. Đám Trương Nhượng thấy tình thế nguy cấp nên đã uy hiếp Lưu Biện, Lưu Hiệp bỏ chạy khỏi hoàng cung. Không lâu sau, bọn Trương Nhượng bị Lô Trực dẫn binh truy sát, đám quan viên còn sót lại không có ai cầm đầu cũng lần lượt nhảy sông tự vẫn.
Nhưng chưa kịp ra tay thì âm mưu đã bị lộ, đám đại thần Trương Nhượng, Đoàn Khuê... đã ra tay trước. Nhân cơ hội Hà Tiến vào cung, bọn họ đã bí mật sát hại ông ta. Đám thuộc hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu thấy Hà Tiến bị giết đã dẫn theo binh mã vào cung báo thù, gặp quan viên là giết, chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã giết chết hơn 2 nghìn quan viên và đại thần. Đám Trương Nhượng thấy tình thế nguy cấp nên đã uy hiếp Lưu Biện, Lưu Hiệp bỏ chạy khỏi hoàng cung. Không lâu sau, bọn Trương Nhượng bị Lô Trực dẫn binh truy sát, đám quan viên còn sót lại không có ai cầm đầu cũng lần lượt nhảy sông tự vẫn.
Trong thời gian chạy trốn, Lưu Biện sống cảnh màn trời chiếu đất, đói ăn thiếu mặc, niếm trải đủ nỗi khổ của nhân gian, nhưng vận đen của anh ta không chỉ có thế, đúng lúc nguy khó anh ta lại gặp Đổng Trác. Đổng Trác tuy là một người vũ phu, tính cách thô tục, nhưng lại rất nhạy bén chính trị. Ông ta chính là trợ thủ được Hà Tiến mời về để mưu sát các đại thần trong triều, trên đường đi nghe nói trong cung có biến, Lưu Biện bị bắt làm tù binh nên đã lập tức đưa ngựa đến nghênh giá vì muốn sau này có thể lập công cứu giá. Ảnh minh họa chân dung Đổng Trác.
Trong thời gian chạy trốn, Lưu Biện sống cảnh màn trời chiếu đất, đói ăn thiếu mặc, niếm trải đủ nỗi khổ của nhân gian, nhưng vận đen của anh ta không chỉ có thế, đúng lúc nguy khó anh ta lại gặp Đổng Trác. Đổng Trác tuy là một người vũ phu, tính cách thô tục, nhưng lại rất nhạy bén chính trị. Ông ta chính là trợ thủ được Hà Tiến mời về để mưu sát các đại thần trong triều, trên đường đi nghe nói trong cung có biến, Lưu Biện bị bắt làm tù binh nên đã lập tức đưa ngựa đến nghênh giá vì muốn sau này có thể lập công cứu giá. Ảnh minh họa chân dung Đổng Trác.
Nhưng trong hoàn cảnh chạy nạn, Lưu Biện không hiểu được ý của Đổng Trác, nên vừa thấy đội quân hùng hậu thì trong lòng vô cùng sợ hãi, nước mắt lã chã. Tuy thân là hoàng đế, nhưng trước mặt Đổng Trác lại không hề có chút uy nghi, ăn nói lắp bắp, sợ sệt, lóng ngóng. Ngược lại, Lưu Hiệp tuy còn nhỏ tuổi nhưng thần thái ung dung, tư duy logic, nhất cử nhất động đều toát ra vẻ uy quyền của một bậc đế vương. Thế là Đồng Trác nuôi ý định phế Lưu Biện và phò tá Lưu Hiệp. Ảnh minh họa chân dung Hán Thiếu Đế Lưu Biện.
Nhưng trong hoàn cảnh chạy nạn, Lưu Biện không hiểu được ý của Đổng Trác, nên vừa thấy đội quân hùng hậu thì trong lòng vô cùng sợ hãi, nước mắt lã chã. Tuy thân là hoàng đế, nhưng trước mặt Đổng Trác lại không hề có chút uy nghi, ăn nói lắp bắp, sợ sệt, lóng ngóng. Ngược lại, Lưu Hiệp tuy còn nhỏ tuổi nhưng thần thái ung dung, tư duy logic, nhất cử nhất động đều toát ra vẻ uy quyền của một bậc đế vương. Thế là Đồng Trác nuôi ý định phế Lưu Biện và phò tá Lưu Hiệp. Ảnh minh họa chân dung Hán Thiếu Đế Lưu Biện.
Sau khi quay trở về cung, trải qua cuộc sống cửu tử nhất sinh, Lưu Biện đã đổi niên hiệu thành Chiêu Ninh và cho đại xá thiên hạ. Nhưng những hành động này cũng chả lung lay được quyết tâm tạo phản của Đổng Trác. Ông ta đã thành công khi thu thập lại đám tay chân xưa của Hà Tiến, sau đó hợp nhất với đám binh sĩ ở Tây Lương trước đây, việc làm này đã giúp thế lực và thực lực của ông ta tăng lên gấp bội. Đặc biệt việc có được sự trợ giúp của tướng quân dũng mãnh nổi tiếng Lã Bố thì ông ta càng tự mãn, không coi ai ra gì.
Sau khi quay trở về cung, trải qua cuộc sống cửu tử nhất sinh, Lưu Biện đã đổi niên hiệu thành Chiêu Ninh và cho đại xá thiên hạ. Nhưng những hành động này cũng chả lung lay được quyết tâm tạo phản của Đổng Trác. Ông ta đã thành công khi thu thập lại đám tay chân xưa của Hà Tiến, sau đó hợp nhất với đám binh sĩ ở Tây Lương trước đây, việc làm này đã giúp thế lực và thực lực của ông ta tăng lên gấp bội. Đặc biệt việc có được sự trợ giúp của tướng quân dũng mãnh nổi tiếng Lã Bố thì ông ta càng tự mãn, không coi ai ra gì.
Ngay ngày thứ ba sau khi Lưu Biện đổi niên hiệu, Đổng Trác đã đứng ra tổ chức đại hội các đại thần và thể hiện rõ quan điểm của mình về việc phế truất Lưu Biện. Đổng Trác đưa ra những lý do rất rõ ràng: Đầu tiên là chính tiên hoàng cũng cho rằng Lưu Biện không có thiên chất làm đế vương. Hơn nữa bản thân Lưu Biện không có năng lực, thiếu sự uy nghi. Trong khi đó, Lưu Hiệp tuy nhỏ tuổi nhưng đầy khí chất. Vì thế, cần phải phế Lưu Biện và đưa Lưu Hiệp lên ngôi. Với lý do đó, ông ta ép Hà thái hậu phải hạ chiếu phế truất Lưu Biện thành Hoằng Nông Vương và lập Lưu Hiệp lên làm hoàng đế.
Ngay ngày thứ ba sau khi Lưu Biện đổi niên hiệu, Đổng Trác đã đứng ra tổ chức đại hội các đại thần và thể hiện rõ quan điểm của mình về việc phế truất Lưu Biện. Đổng Trác đưa ra những lý do rất rõ ràng: Đầu tiên là chính tiên hoàng cũng cho rằng Lưu Biện không có thiên chất làm đế vương. Hơn nữa bản thân Lưu Biện không có năng lực, thiếu sự uy nghi. Trong khi đó, Lưu Hiệp tuy nhỏ tuổi nhưng đầy khí chất. Vì thế, cần phải phế Lưu Biện và đưa Lưu Hiệp lên ngôi. Với lý do đó, ông ta ép Hà thái hậu phải hạ chiếu phế truất Lưu Biện thành Hoằng Nông Vương và lập Lưu Hiệp lên làm hoàng đế.
Mục đích khác của việc phế Lưu Biện là do Đổng Trác mới lần đầu vào cung, chưa hiểu tường tận mọi việc. Đám quần thần không phục và thi nhau phản đối ông ta. Vì thế, thông qua việc phế truất hoàng thượng cũng là cách nâng danh tiếng của mình lên, khiến triều đình văn võ bá quan phải dè chừng. Sau khi Lưu Biện bị phế truất, triều chính rối ren, thiên hạ loạn lạc, nhiều người mượn cớ làm càn, nhiều anh hùng hào kiệt trong thiên hạ đã khởi binh. Ảnh minh họa chân dung Hán Thiếu Đế Lưu Biện.
Mục đích khác của việc phế Lưu Biện là do Đổng Trác mới lần đầu vào cung, chưa hiểu tường tận mọi việc. Đám quần thần không phục và thi nhau phản đối ông ta. Vì thế, thông qua việc phế truất hoàng thượng cũng là cách nâng danh tiếng của mình lên, khiến triều đình văn võ bá quan phải dè chừng. Sau khi Lưu Biện bị phế truất, triều chính rối ren, thiên hạ loạn lạc, nhiều người mượn cớ làm càn, nhiều anh hùng hào kiệt trong thiên hạ đã khởi binh. Ảnh minh họa chân dung Hán Thiếu Đế Lưu Biện.
Trước cục diện này, Đổng Trác cảm thấy vô cùng hoang mang. Ông ta lo lắng sợ đám quân thần sẽ đón phế đế Lưu Biện phục chức và chinh phạt lại mình. Vì thế, ông ta đã tìm cách hại chết Lưu Biện để trừ hậu họa sau này. Đổng Trác sai người dâng rượu độc ép Lưu Biện phải uống. Lưu Biện biết không thể cưỡng được cái chết đành nước mắt đầm đìa, từ biệt vợ con gia đình. Lưu Biện không ngờ rằng, từng ngồi trên ngôi cao, giờ lại phải từ giã cuộc sống với cái chết thê thảm khi mới vừa 15 tuổi.
Trước cục diện này, Đổng Trác cảm thấy vô cùng hoang mang. Ông ta lo lắng sợ đám quân thần sẽ đón phế đế Lưu Biện phục chức và chinh phạt lại mình. Vì thế, ông ta đã tìm cách hại chết Lưu Biện để trừ hậu họa sau này. Đổng Trác sai người dâng rượu độc ép Lưu Biện phải uống. Lưu Biện biết không thể cưỡng được cái chết đành nước mắt đầm đìa, từ biệt vợ con gia đình. Lưu Biện không ngờ rằng, từng ngồi trên ngôi cao, giờ lại phải từ giã cuộc sống với cái chết thê thảm khi mới vừa 15 tuổi.
Sau khi Lưu Biện chết, việc tổ chức tang lễ cũng là một vấn đề lớn. Tân hoàng đế Lưu Hiệp còn quá nhỏ, không có quyền tự quyết mọi thứ, làm gì cũng phải nhìn sắc mặt của Đổng Trác. Thêm việc giữa Lưu Hiệp và Lưu Biện đã từng có mối thâm thù khó phai. Nghe nói, khi Vương mỹ nhân mang thai Lưu Hiệp, vì muốn bảo vệ ngôi vị trí cho con mình nên Hà hoàng hậu đã ép Vương mỹ nhân phải uống thuốc phá thai. Nhưng thai khí vô cùng tốt nên không sao, trái lại Vương mỹ nhân sinh Lưu Hiệp rất thuận lợi, khỏe mạnh. Điều này khiến Hà Hoàng hậu tức giận, tìm cách mưu sát Vương mỹ nhân làm Lưu Hiệp từ nhỏ đã phải sống cảnh mồ côi mẹ.
Sau khi Lưu Biện chết, việc tổ chức tang lễ cũng là một vấn đề lớn. Tân hoàng đế Lưu Hiệp còn quá nhỏ, không có quyền tự quyết mọi thứ, làm gì cũng phải nhìn sắc mặt của Đổng Trác. Thêm việc giữa Lưu Hiệp và Lưu Biện đã từng có mối thâm thù khó phai. Nghe nói, khi Vương mỹ nhân mang thai Lưu Hiệp, vì muốn bảo vệ ngôi vị trí cho con mình nên Hà hoàng hậu đã ép Vương mỹ nhân phải uống thuốc phá thai. Nhưng thai khí vô cùng tốt nên không sao, trái lại Vương mỹ nhân sinh Lưu Hiệp rất thuận lợi, khỏe mạnh. Điều này khiến Hà Hoàng hậu tức giận, tìm cách mưu sát Vương mỹ nhân làm Lưu Hiệp từ nhỏ đã phải sống cảnh mồ côi mẹ.
Chính vì yếu tố này mà Lưu Hiệp vốn đã không có quyền quyết định, nay cũng không còn tâm để lo hậu táng cho Lưu Biện. Cuối cùng Lưu Hiệp đã hạ chỉ táng Lưu Biện vào mộ huyệt của cố thần quan Triệu Trung (Đây là mộ huyệt Triệu Trung đã chuẩn bị sẵn cho mình khi còn sống). Việc táng thi thể của Lưu Biện vào mộ huyệt của Triệu Trung có thể thấy đây chính là sự báo thù của Lưu Hiệp đối với huynh đệ của mình. Từng là bậc đế vương ngồi trên ngôi cao chí tôn mà lúc chết không có nổi lăng mộ mà phải táng nhờ mộ hoang của người khác thì có nằm mơ Lưu Biện cũng không bao giờ ngờ đến kết cục bi thảm này. Ảnh minh họa chân dung Hán Thiếu Đế Lưu Biện trên phim ảnh.
Chính vì yếu tố này mà Lưu Hiệp vốn đã không có quyền quyết định, nay cũng không còn tâm để lo hậu táng cho Lưu Biện. Cuối cùng Lưu Hiệp đã hạ chỉ táng Lưu Biện vào mộ huyệt của cố thần quan Triệu Trung (Đây là mộ huyệt Triệu Trung đã chuẩn bị sẵn cho mình khi còn sống). Việc táng thi thể của Lưu Biện vào mộ huyệt của Triệu Trung có thể thấy đây chính là sự báo thù của Lưu Hiệp đối với huynh đệ của mình. Từng là bậc đế vương ngồi trên ngôi cao chí tôn mà lúc chết không có nổi lăng mộ mà phải táng nhờ mộ hoang của người khác thì có nằm mơ Lưu Biện cũng không bao giờ ngờ đến kết cục bi thảm này. Ảnh minh họa chân dung Hán Thiếu Đế Lưu Biện trên phim ảnh.

GALLERY MỚI NHẤT