Chuyện bí ẩn về thầy bùa 20 vợ ở Phú Thọ và cái chết cô đơn

Thầy bùa 20 vợ đóng cửa không tiếp khách rồi chết một mình không rõ nguyên nhân trên chiếc giường mà ông đã từng đầu ấp tay gối với 20 bà vợ...

Cuộc đời thầy bùa 20 v Hoàng Văn Nhẻo (bản Dùng, xã Thạch Kiệt, Tân Sơn, Phú Thọ) có rất nhiều kỳ bí. Ông Nhẻo là đại diện của cuộc sống tâm linh của người Mường.
Theo lời ông Nhẻo, thì ông là truyền nhân của bà cô, cũng là thầy cúng nổi tiếng trong vùng. Ngoài việc làm nèm, chài, ông còn là một thầy mo... siêu hạng, rất rành trong việc cúng ma chữa bệnh.
Theo lời ông Nhẻo, trong vùng hễ ai có bệnh, người ta thường nhờ ông đến xem, tìm hiểu xem là loại ma gì gây bệnh.
Thầy mo Hoàng Văn Nhẻo đang đọc chú trong một bài bùa
Thầy mo Hoàng Văn Nhẻo đang đọc chú trong một bài bùa 
Người Mường ở vùng này rất sợ ma và họ cho rằng, bệnh tật của con người là do các loại ma gây nên, như ma mỏ đỏ, ma đồi, ma suối, ma cây cao bóng cả, ma yêu tinh, ma thấp nhan (ma chết ở trên đồi), ma may (làm cho người ta điên rồ), ma trùng tang liên táng (làm cho người chết không thối được)...
Không những học được các bài nèm, bùa của bà cô, thầy mo Nhẻo còn lang thang khắp vùng Tây Bắc, gặp rất nhiều thầy mo giỏi để học nèm chài, bùa, ngải. Ông học cả các bài chài độc của người Mán (người Dao).
Thầy mo Nhẻo đã từng vận dụng các bài chài để hại người. Theo lời ông, thì ông có thể làm cho một người đau đớn như có sắt, đinh chọc vào bụng, tim gan, phèo phổi.
Ông có thể chôn hai mảnh đóm tre đã đọc chú vào cổng nhà kẻ thù để kẻ thù phải khuynh gia bại sản. Tóm lại, cả việc tốt lẫn việc xấu thầy mo Nhẻo đều đã làm nhiều, cốt là để kiếm tiền tiêu xài, trang trải cho 20 bà vợ.
Những câu chuyện xoay quanh việc thầy mo Nhẻo làm bùa, nèm để câu kéo các bà vợ bỏ chồng con, nhà cửa, gia đình, họ hàng, thậm chí cả sự nghiệp để lên vùng rừng xanh núi đỏ sống với ông ly kỳ và khó tin lắm. Tuy nhiên, tôn trọng ý nguyện của ông, nên tôi không viết ra đây.
Ông Nhẻo bảo, ông đang trả "món nợ ác" rất lớn mà ông đã gây ra gần như cả cuộc đời mình, nên ông không muốn khơi gợi lại chuyện cũ nữa. Ông còn khẳng định với tôi rằng, đời này, ông "trả nghiệp" không hết được, nên chắc chắn sẽ gặp bi kịch...
Loài ngải mà ông Nhẻo trồng trong vườn nhà
 Loài ngải mà ông Nhẻo trồng trong vườn nhà 
Vài năm sau, tôi lại lang thang nhiều ngày ở Thanh Sơn và Tân Sơn để tìm hiểu về bùa ngải, nèm chài. Tôi đã vào thăm thầy mo Hoàng Văn Nhẻo để hỏi chuyện. Tuy nhiên, ngôi nhà sàn rộng thênh lạnh lẽo, then cài cửa khép, mạng nhện phủ kín.
Dò hỏi quanh xóm thì được biết thầy mo Hoàng Văn Nhẻo đã chết một năm trước đó rồi. Người dân quanh xóm kể, một ngày, ông cứ tiều tụy, ít nói, không giao du, đóng cửa không tiếp khách rồi chết một mình không rõ nguyên nhân trên chiếc giường mà ông đã từng đầu ấp tay gối với ít nhất là 20 bà vợ...
Có thể nói, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Nhàn là người hiểu biết rất sâu sắc về văn hóa Mường ở Thanh Sơn. Gần như cả cuộc đời ông đã "tắm gội" trong văn hóa xứ Mường và ghi lại cặn kẽ, trung thực những chuyện kỳ bí, trái với lẽ tự nhiên, trái với cả khoa học hiện thời.
Ông cứ mải miết ghi lại, không một lời nhận xét, không một câu bình luận, chỉ mong thế hệ sau còn được biết đến một xứ sở từng có những câu chuyện rất kỳ lạ (vì những chuyện kỳ bí liên quan đến bùa mê ngải lú cứ mỗi ngày lại mai một, mất đi).
Tôi hỏi ông rằng, chuyện nèm, chài, bùa, ngải có linh nghiệm hay không, ông không trả lời (thực ra ông cũng không dám khẳng định), nhưng ông dẫn từ "Cổ sử Việt Nam" của Đào Duy Anh, trang 80 rằng: "Ở giữa khoảng thế giới loài người và thế giới quỷ thần - gồm cả linh hồn của vạn vật - có một hạng người đặc biệt làm môi giới, tức là bọn pháp sư hay thầy mo dùng phương thuật để giao thiệp với quỷ thần.
Sử sách Trung Hoa xưa cho biết rằng, người Việt, tức người Bách Việt, và cả người Lạc Việt rất chuộng phương thuật mà người Trung Hoa gọi là Việt phương...".
Sách "Việt sử lược" là sách sử xưa nhất của ta chép rằng: "Ở thời Trang Vương nhà Chu, tại quận Gia Ninh, tức huyện Mê Linh, có người lạ đến, lấy ảo thuật để phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương".
Đoạn sách ấy chứng tỏ thêm rằng xã hội Lạc Việt có pháp sư dùng ảo thuật hay phương thuật để giao tiếp với quỷ thần. Như vậy, theo "nhà văn hóa xứ Mường" Nguyễn Hữu Nhàn, Vua Hùng chính là người Lạc Việt có nhiều phép thuật, quyền năng nên đã thu phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xưng là Hùng Vương...
Chuyện Vua Hùng là người có nhiều phép thuật thì sách sử nào cũng chép, nhưng ít ai biết rằng, xứ Mường Thanh Sơn, Tân Sơn chính là vùng đất bản bộ của vua Hùng, bởi nơi đây đã đào được rất nhiều đồ gốm, đồ đồng thuộc văn hóa Hùng Vương.
Hình vẽ bùa yêu
Hình vẽ bùa yêu 
Nơi đây, trong dân gian còn lưu giữ vô vàn những câu chuyện, truyền thuyết về vua Hùng và đức thánh Tản Viên. Đến nay, vùng đất này còn in đậm phong tục, tập quán, lễ nghi tín ngưỡng có từ mấy ngàn năm trước cũng là điều dễ hiểu.
Pháp thuật thần bí của người Lạc Việt mà sách sử bên Trung Quốc gọi là phương thuật hay Việt phương có thể chính là nèm, chài, bùa ngải... còn sót lại ở xứ Mường, nơi rừng rú ở phía Tây của tỉnh Phú Thọ này.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Nhàn, trong một cuộc hội thảo giữa các nhà khoa học của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, khi bàn về vấn đề "Nghiên cứu văn hóa Mường Phú Thọ", đã đề xuất lập đề tài nghiên cứu phương thuật của người Mường đề nhằm làm sáng tỏ những điều nghi vấn tồn tại mấy ngàn năm nay, nhưng buồn là chả ai để ý đến những tâm huyết của ông.
Những câu chuyện huyễn hoặc về bùa ngải, nèm chài xứ Mường, một phần bản sắc của văn hóa Mường, kinh nghiệm của ông cha để lại, từng lưu truyền trong dân gian mấy ngàn năm, rồi cũng sẽ biến mất, khi ánh sáng văn minh soi rọi đến những góc gách của đại ngàn.
Kết thúc bài viết, xin trích câu nói khá thú vị của nhà nghiên cứu tâm linh Bùi Quốc Hùng: "Cái gì tồn tại lâu dài, dai dẳng mấy nghìn năm, tự bản thân nó đã là một sự hợp lý rồi".

Biệt dược mùa xuân của người H'Mông

(Kiến Thức) - Củ tam thất được đồng bào dân tộc H’Mông ở Lào Cai coi như một loại thần dược chữa bệnh.

Nhưng có lẽ, điều ít người biết là người H’Mông quan niệm củ tam thất có tác dụng tốt nhất vào giai đoạn cuối đông đầu xuân, cho nên dân thường gọi với cái tên, biệt dược mùa xuân.
Dùng tốt nhất vào mùa xuân

Bí ẩn về người làm phép khiến vợ chồng chết theo nhau

Cứ cặp vợ chồng nào, một người phải đi làm ăn xa, người ở nhà sẽ đến thầy bùa giỏi xin bùa ngải để lúc nào cũng nhớ về nhau.

Kỳ 4: Thực hư lời đồn người làm phép khiến vợ chồng chết theo nhau Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà thầy bùa Hà Văn M. ở bản Xuân, người nổi tiếng trong vùng về khả năng làm bùa, ngải.  Ở xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ) có rất nhiều thầy mo, có khả năng làm bùa, ngải, nhưng chỉ có 5 người là giỏi nhất, có khả năng làm "tơm thăm", gồm bà Bằng (bản Chiềng), ông Cứng (bản Quyền), ông Long (bản Chiềng), ông Tan (bản Nhàng) và ông M. (bản Xuân).  Trong số 5 thầy bùa giỏi này, thì ông M. được coi là cao tay và nổi tiếng nhất. Ông M. nổi tiếng đến nỗi, người Hà Nội cũng biết tiếng. Họ đánh cả xe con lên, thậm chí khi chưa có đường vào bản còn cuốc bộ lên núi, chi phí nhiều tiền để đưa ông về Hà Nội cúng bái, làm bùa ngải cho người ta.
Ông Hà Văn M. đang đọc chú trong bài bùa "tơm thăm" cho phóng viên nghe.
Ông Hà Văn M. đang đọc chú trong bài bùa "tơm thăm" cho phóng viên nghe.  
Nhà thầy bùa nổi tiếng Hà Văn M. nằm gần đỉnh một ngọn núi, phải cuốc bộ, trèo dốc một lúc mới đến. Ngồi trên nhà sàn của thầy nhìn xuống chân núi, thấy thung lũng Xuân rất đẹp. Bốn bề núi non hiểm trở, rừng rú âm u bọc lấy một cánh đồng lúa chín vàng ruộm như dát vàng. Thầy M. 65 tuổi, ngồi rít thuốc lào sòng sọc bên cửa sổ.  Ông M. cũng thú nhận chuyện ông thường xuyên về Hà Nội làm bùa là có thật, nhưng ông chỉ làm việc tốt mà thôi. Vừa mới đây, ông Thiếu tá công an, nhà ở gần ga Hàng Cỏ đã đánh cả xe con lên đón ông về Hà Nội làm bùa.  Lý do anh này muốn làm bùa là vì vợ anh ta, là phó giám đốc một công ty, đã bỏ vào Nam theo bồ, để lại hai đứa con cho anh ta nuôi dưỡng. Ông M. giận người đàn bà lăng loàn, đã niệm thần chú "tơm thăm" vào chiếc áo của cô ta, để cô ta phải trở về nhà sống hết đời với chồng con. Tôi hỏi về tác dụng, ông M. bảo chưa thấy anh công an kia thông báo lên, nên ông cũng không biết thế nào.  Thầy M. kể, bố ông là một thầy mo, thầy bùa nổi tiếng. Trước khi chết, bố ông truyền lại cho rất nhiều bài bùa, nèm. Tuy nhiên, những bài bùa ấy chỉ là chuyện nhỏ, những thầy bùa ở trong xóm đều làm được cả.  Bố ông cũng truyền lại cho ông bùa "tơm thăm", nhưng không thấy có tác dụng. Ông làm "tơm thăm" giỏi là do một ông thầy người Lào truyền cho. 
Thầy bùa Thục đang làm bùa yêu cho khách
Thầy bùa Thục đang làm bùa yêu cho khách  
Ông M. từng đi bộ đội, đóng quân ở Xavannakhet (Lào) từ năm 1968 đến 1972. Những ngày sống ở các bản làng trong rừng sâu, ông nhận thấy người Lào còn giỏi bùa, nèm hơn các dân tộc ở nước ta rất nhiều.  Bài bùa "tơm thăm" mà ông đang sử dụng là do một ông thầy mo người Lào già lắm, lúc đó đã 110 tuổi dạy cho. Ông phải mất ối tiền mới học được.  Bùa "tơm thăm" không có gì to tát, phức tạp. Thầy cúng có căn số, học được, chỉ cần nín hơi, niệm chú vào chiếc áo, hoặc chiếc khăn người đó đang sử dụng, thì hai người sẽ cả đời phải nằm bên nhau, chết cũng không rời. Từ "tơm thăm" dịch nghĩa ra tiếng Việt là "trăm năm", tức sẽ bên nhau mãi mãi. Cũng theo ông thầy M., làm "tơm thăm" rất nguy hiểm. Nguy hiểm cả cho người ta, lẫn cho cả ông. Nếu việc làm của ông là thất đức, ông cũng sẽ gặp họa. Còn nếu làm nhiều việc tốt, thì ông sẽ được phúc.  Từ ngày ở Lào về, ông làm bùa yêu cho nhân dân trong cả xã. Cứ cặp vợ chồng nào, một người phải đi làm ăn xa, người ở nhà sẽ đến ông xin bùa, và y rằng, lúc nào họ cũng nhớ về nhau, tâm tình không còn dành cho ai khác nữa. Những cặp vợ chồng hay mâu thuẫn cũng nhờ vả ông để gắn kết lại.  Ông M. chỉ tôi xuống gặp ông Páng ở chân núi để hỏi cho rõ. Ông Páng ngày trước suốt ngày đánh vợ, khiến cô ấy phải bỏ về nhà mẹ đẻ. Ông M. làm cho lá bùa, giờ sống quấn quýt với nhau, có đến ba mặt con mà không thấy to tiếng câu nào nữa, có xua đuổi cũng chẳng rời xa nhau.
Một thầy bùa ở Tân Sơn đang làm bùa yêu cho hai cô gái từ Hà Nội,
 Một thầy bùa ở Tân Sơn đang làm bùa yêu cho hai cô gái từ Hà Nội, 
Tôi ngồi trò chuyện với ông M. bên bếp lửa, thi thoảng vợ ông lại tủm tỉm cười, nhìn chồng rất âu yếm. Tôi quay sang hỏi bà vợ: "Bà có bị ông bỏ bùa không vậy?". Ông M. cướp lời: "Không có bỏ bùa gì đâu". Tôi hỏi lại, bà vợ ông vẫn tủm tỉm nói: "Không biết nữa, nhưng có khi là có đấy...". Tôi hỏi ông M. rằng, ông có ý định truyền nghề cho ai khác không, ông bảo là có. Hàng năm, cứ từ ngày mùng 3 đến mùng 8 Tết, ông lại gọi bọn thanh niên trong xóm đến nhà ông để ông dạy. Ai nào sáng dạ, ít nói, kín đáo, có cái bụng tốt thì khắc học được, còn tối dạ, lòng hiểm thì không bao giờ học được bùa, nèm. Khi chúng tôi đang ngồi tiếp chuyện thì một chị hớt hải vào nhà ông bảo ông nèm cho đứa con đang bị hóc xương gà. Sau khi hỏi han kỹ lưỡng, ông thầy M. nhắm mắt, nín thở nói không ra hơi đúng ba lần: "Úm lênh nghênh, úm lang ngang", rồi quay sang bảo chị kia về đi, con chị hết hóc xương rồi.  Sau đó tôi có hỏi, thì ông M. dịch câu thần chú đó như sau: "Mày ở gần mày ra, mày ở xa mày vào". Không biết chuyện này tiếp đó xảy ra thế nào, vì nhà chị nọ ở tít tận trong rừng, chúng tôi không đi theo được, nhưng những chuyện chữa hóc xương bằng mẹo như vậy tôi cũng được nghe nhiều rồi nên không lấy làm quá lạ. Những câu chuyện ông M. kể còn dài lắm, nhiều lắm, không biết đúng sai đến đâu. Lời ông kể cứ rủ rỉ rù rì như đưa người nghe vào một thế giới huyền bí cổ xưa, đầy chết sử thi và cổ tích. Rời xứ sở bùa ngải người Mường ở vùng đất tận cùng Phú Thọ vài hôm, thì tôi nhận được thông tin từ một người dân ở xã Kim Thượng, rằng ông thầy bùa Hà Văn M. đã qua đời. Hôm gặp ông, trò chuyện với ông, thấy ông vẫn khỏe mạnh, tinh tường, thậm chí có vẻ như sức vóc ông còn hơn người ở tuổi ấy. Chuyện ông ra đi đột ngột cũng thật khó hiểu và để lại nhiều lời đồn. Còn tiếp…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.