Chúng ta “dị ứng” với cái tốt tự bao giờ?

Việc tốt lành, người tốt lành vẫn có nhưng không biết từ bao giờ chúng ta đã trở nên “dị ứng” với những điều tốt đẹp thay cho những điều xấu xa.

Không phải đâu, tin tốt lành, việc tốt lành, người tốt lành vẫn có nhưng không biết từ bao giờ chúng ta đã trở nên “dị ứng” với những điều tốt đẹp thay cho những điều xấu xa.
Chung ta “di ung” voi cai tot tu bao gio?
Ảnh: LĐO 
Đơn cử một hiện tượng gần nhất đó là kỳ thi THPT quốc gia vừa diễn ra sau khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bị “ném đá” tả tơi vì ý tưởng “bỏ biên chế giáo viên”… Một kỳ thi thành công mang lại sự hài lòng cho phụ huynh, cho thí sinh, cho giáo viên, cho cả xã hội mà nguyên nhân chắc ai cũng đã rõ. Kỳ thi diễn ra tại địa phương nên ngoài chuyện không phải tốn kém, ảnh hưởng sức khỏe của người thi và người nhà như mọi năm còn tạo cho thí sinh một tâm lý thật tốt và thoải mái khi đi thi. Mỗi học sinh một mã đề thi nên giám thị coi thi cũng rất thoải mái, kết quả đánh giá thí sinh cũng khách quan và công bằng hơn mọi năm. Thế nhưng, trong khi hiếm có ai lên tiếng khen ngợi kỳ thi này thì không ít người còn kiếm cớ để tiếp tục “ném đá” như “ném đá” chữ “thấu cảm” trong đề thi ngữ văn, thậm chí có nhà nghiên cứu còn chê luôn cả đoạn trích từ “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Phản hồi từ đa số học sinh và phụ huynh (những người có đọc kỹ đề thi) là đề thi rất hay khi chọn hai vấn đề “thấu cảm” và “đất nước” rất ý nghĩa và phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. Giáo dục là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm và gần gũi với xã hội, song không phải vì thế mà bất cứ ai cũng có thể phán, ngay cả khi họ không hề có kiến thức, không hề tìm hiểu gì về giáo dục. Không hiểu thì phán càng dễ... Nếu ai ngồi lên vị trí ấy cũng không được yên thân, cũng phải nhận “gạch đá” tơi bời như vậy thì họ khó lòng làm tròn trách nhiệm và thử hỏi những người “ném đá” ấy, liệu có đề xuất gì hay ho để phát triển giáo dục hay không, hay chỉ là phê phán?
Khi thấy ai đó làm được việc tốt, nhiều người tỏ ra nghi ngờ rằng tốt để làm màu, để PR, hay là có âm mưu, tư lợi chi đây. Khi ai đó khen một việc làm tốt của người khác cũng bị nghi ngờ chắc là có ai thuê viết, chắc là viết để lấy tiền rồi đây. Khi có ai đó chia sẻ một người tốt việc tốt thì nhiều người lướt qua chẳng thèm like… Dường như có sự hoán đổi rất rõ ràng, nếu trước đây nhiều người dị ứng với cái xấu bao nhiêu thì giờ họ dị ứng với cái tốt bấy nhiêu. Xin hãy trả lại đúng trật tự ban đầu: Dị ứng với cái xấu và ủng hộ cái tốt, điều đó tùy thuộc vào thái độ của mỗi người với cuộc sống, bởi: “Hai người cùng nhìn xuống. Một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại nhìn thấy những vì sao” (Đốp-Gien-Cô).

8X bỏ việc tốt theo nghệ thuật xếp giấy đẹp thôi miên

(Kiến Thức) - Từng là một giám đốc nhân sự của một công ty lớn nhưng Sena Runa đã bỏ công việc của mình để theo đuổi đam mê nghệ thuật xếp giấy.

8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien
 Từ trước tới nay nhiều người chỉ biết tới nghệ thuật xếp giấy của Nhật Bản là Origami. Nhưng mới đây, nghệ thuật xếp giấy dạng ống vô cùng mềm mại và bắt mắt đang hấp dẫn rất nhiều người. 
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-2
Người sáng tạo ra nghệ thuật xếp giấy này là Sena Runa sinh năm 1983, đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. 
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-3
 Trước khi tạo ra nghệ thuật xếp giấy này, Sena Runa từng là giám đốc nhân lực thiết kế của một công ty lớn. Nhưng với đam mê với nghệ thuật xếp giấy dạng ống, Sena Runa đã xin nghỉ việc để theo đuổi và cho ra những tác phẩm của riêng mình. 
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-4
 Những tác phẩm của Sena Runa được lấy cảm hứng từ những hoa văn phổ biến ở thế kỷ 18 và những họa tiết ở thời kì Phục hưng. 
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-5
 Nghệ thuật xếp giấy cũng có khởi nguồn từ thời kỳ này.
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-6
 Bắt đầu phát triển nghệ thuật xếp giấy dạng ống từ năm 2013, cho đến nay Sena Runa đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm và trong tương lai nghệ sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ này cũng hứa hẹn sẽ đưa ra nhiều tác phẩm đẹp hơn nữa.
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-7
 Một chiếc lông công mềm mại qua bàn tay của nghệ sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ Sena Runa.
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-8
 Chiếc khinh khí cầu được làm từ những lọn giấy.
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-9
 Một tòa lâu đài đầy sắc màu.
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-10
 Chỉ bằng những băng giấy cuộn, Sena Runa đã biến hóa ra một chiếc váy cho vũ công bale.
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-11
Chú cú dễ thương được cách điệu. 
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-12
 Bản đồ thế giới được làm rất sinh động theo nghệ thuật xếp giấy hình ống.
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-13
 Chú vịt giấy hạnh phúc.
8X bo viec tot theo nghe thuat xep giay dep thoi mien-Hinh-14
 Tượng Phật ngồi đài sen cũng là đề tài được Sena Runa đưa vào tác phẩm của mình. Ảnh: FBNV.

Theo bước Ngọc Trinh, Lệ Rơi rao bán sim "khủng"

(Kiến Thức) - Im ắng đã lâu, nhưng mới đây Lệ Rơi vừa bất ngờ gây sốc cộng đồng mạng khi bán chiếc sim điện thoại có giá gần 300 triệu đồng.

Theo buoc Ngoc Trinh, Le Roi rao ban sim
 Lệ Rơi là cái tên chẳng còn xa lạ gì với cư dân mạng khi trở thành hiện tượng mạng trong những năm vừa qua. Khởi điểm là anh nông dân bán ổi ở Hải Dương, Lệ Rơi - Nguyễn Đức Hậu rất yêu ca hát dù cho giọng hát dở tệ. Từ sở thích này chàng trai Hải Dương đăng tải những clip ca hát lên mạng xã hội và bất ngờ nổi tiếng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. 

Tin mới