Chứng khoán phiên 6/2: Các cổ phiếu được khuyến nghị

LHG, ACBS, VNM... được các công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị trong phiên ngày 6/2.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu LHG
Chứng khoán Vietcap (VCSC):
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với CTCP Long Hậu (LHG) và tăng giá mục tiêu thêm 4% đạt 39.500 đồng/cổ phiếu.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu là do giảm 5 điểm phần trăm mức chiết khấu định giá cho LHG xuống còn 20% sau khi khối lượng giao dịch của LHG cải thiện trong sáu tháng qua, bù đắp một phần bởi dự báo doanh số bán đất KCN của chúng tôi thấp hơn 24% cho giai đoạn 2024-2026.
Việc điều chỉnh bán đất KCN giảm này là do (1) doanh số bán đất KCN năm 2023 chậm hơn dự kiến và (2) chiến lược bán hàng thận trọng của LHG, chậm hơn so với kỳ vọng trước đây của chúng tôi trong trung hạn.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 sẽ tăng mạnh ở mức 31% đạt 218 tỷ đồng do số lượng bàn giao đất KCN tăng đột biến đạt 4,0 ha so với mức thấp năm 2023 là khoảng 2,2 ha.
Chung khoan phien 6/2: Cac co phieu duoc khuyen nghi
 
PNJ khuyến nghị trung lập
Chứng khoán ACB (ACBS):
Tăng trưởng của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã có sự tăng tốc trong quý IV/2023 nhờ mùa mua sắm và lễ hội cuối năm, phù hợp với dự phóng của ACBS. ACBS duy trì kỳ vọng về triển vọng tích cực hơn cho năm 2024 nhờ sức mua người tiêu dùng cải thiện dần. Cổ phiếu đã tăng giá 10,2% trong 1 tháng qua và sắp chạm giá mục tiêu của ACBS. Điều chỉnh hạ khuyến nghị từ khả quan xuống trung lập với giá mục tiêu không đổi là 93.000 đồng/cổ phiếu (tăng 3,4%).
PNJ công bố tăng trưởng doanh thu thuần trong quý IV/2023 đạt 17,6% so với cùng kỳ, trên nền so sánh tương đối cao trong quý IV/2022, và tăng trưởng LNST 34,4% so với cùng kỳ. Lũy kế năm 2023, doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 33.137 tỷ đồng (-2,2% so với cùng kỳ) và 1.971 tỷ đồng (tăng 8,9% so với cùng kỳ), đạt 100% và 103% dự phóng của ACBS.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM
Chứng khoán ACB (ACBS):
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) công bố doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng trưởng 3,7% và 25,8% trong quý IV/2023, nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện. Lũy kế năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 60.369 tỷ đồng (tăng 0,7% so với cùng kỳ) và 9.019 tỷ đồng (tăng trưởng 5,2%), hoàn thành 100% dự phóng của chúng tôi. Doanh thu thành phẩm, chiếm 94% tổng doanh thu, tăng 0,7%.
Doanh thu nội địa, tiếp tục đóng góp nhiều nhất (khoảng 83%) vào doanh thu thành phẩm của công ty, giảm 0,2% so với mức giảm 1% của ngành sữa (dữ liệu của AC Nielsen do VNM thu thập). Theo đó, thị phần công ty tăng 1,3% trong năm. Về cơ cấu sản phẩm, sữa đặc và sữa chua ghi nhận tăng trưởng dương trong khi doanh thu sữa nước hầu như đi ngang. Nhóm sữa bột vẫn khó khăn khi ghi nhận doanh thu sụt giảm.
Doanh thu từ thị trường nước ngoài tăng 5,4% trong năm 2023. Trong đó, doanh thu từ các công ty con ở nước ngoài (AngkorMilk ở Campuchia và Driftwood ở Mỹ) tăng 6,5% và doanh thu xuất khẩu tăng 4,4% svck. Ngoài thị trường chính là Trung Đông, công ty ghi nhận một số tín hiệu tích cực từ các thị trường mới ở châu Á.
Biên lợi nhuận gộp mở rộng cùng với lợi nhuận tài chính tăng mạnh (tăng 59%, chủ yếu nhờ thu nhập lãi) hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, mặc dù tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/ doanh thu thuần tăng lên 24,5% trong năm 2023 (2022: 23,6%) nhằm thúc đẩy thị phần. Biên lợi nhuận gộp 2023 đạt 40,7%, tăng so với 39,9%trong năm 2022 nhờ giá sữa nguyên liệu giảm.
Mặc dù có xu hướng nhích lên trong thời gian gần đây nhưng giá của một số nguyên liệu sữa chính (bột sữa) vẫn đang trong xu hướng giảm kể từ nửa cuối năm 2022 (nhờ Trung Quốc giảm nhập khẩu) và dao động quanh vùng giá của giai đoạn 2019-2020. Tác động tích cực từ giá sữa nguyên liệu sữa thuận lợi được kỳ vọng sẽ đưa lợi nhuận của VNM tăng trưởng cao hơn trong năm 2024.
Chúng tôi duy trì dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VNM là 62.993 tỷ đồng (tăng trưởng 4,3%) và 9.938 tỷ đồng (tăng 10,1%). Giá mục tiêu của chúng tôi cho VNM cho 12 tháng tới là 80.300 đồng/cp (tổng tỷ suất lợi nhuận 24,7%), đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Điểm tựa 'kích hoạt' thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán liên tiếp đón nhận dòng tiền hàng tỷ USD mỗi phiên giao dịch, giúp nhiều nhóm cổ phiếu hồi phục mạnh mẽ.

Diem tua 'kich hoat' thi truong chung khoan
Ảnh minh họa: TTXVN
Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh các kênh đầu tư như bất động sản vẫn “đóng băng”, lãi suất ngân hàng giảm… dòng tiền đã, đang chảy sang kênh chứng khoán.
Thậm chí, theo Công ty cổ phần Chứng khoán DSC (DSC), nhiều nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng vào một cơn sóng lớn như thời COVID-19. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này đánh giá xác suất xảy ra "đại sóng" trong hiện tại là thấp.
DSC lý giải, bối cảnh tiền rẻ với lãi suất điều hành liên tục được điều chỉnh giảm, cùng sự tham gia trở lại của nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội trong nền kinh tế khó khăn là những động lực giúp thị trường tăng trưởng tốt trong thời gian qua.
Dòng tiền hiện tại trên thị trường, đặc biệt là cầu nội rất khỏe, là điểm tựa cho những kỳ vọng. Với diễn biến hiện tại của thị trường, nhiều nhà đầu tư đã nghĩ đến viễn cảnh tươi đẹp, với đà tăng mạnh mẽ như trong giai đoạn COVID-19, DSC cho biết.
Tuy nhiên, khi xét kỹ trên từng yếu tố, DSC đánh giá giai đoạn hiện tại có nhiều yếu tố không thuận lợi cho thị trường bằng giai đoạn đại dịch.
Không chỉ riêng ở thị trường chứng khoán Việt Nam, sự hưng phấn đã xuất hiện ở rất nhiều thị trường chứng khoán khác trên thế giới như Mỹ, châu Âu và cả châu Á. Đặc điểm chung dễ thấy của trạng thái các thị trường là dòng tiền mạnh mẽ, có sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư cá nhân và đánh cược lớn vào triển vọng tương lai.
Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu nói chung và ở mỗi quốc gia nói riêng vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề. Câu chuyện về lạm phát, rủi ro suy thoái kinh tế hay sự bất ổn tiềm tàng của hệ thống tài chính vẫn còn hiện hữu.
Ví dụ gần nhất cho sự bất ổn tiềm tàng là việc Fitch Ratings (1 trong 3 tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới) đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+ (lần gần nhất Mỹ bị hạ tín nhiệm là tháng 4/2011).
Nhưng một khi những “làn gió ngược” chưa đủ lớn, sự hưng phấn ngắn hạn sẽ tiếp tục được duy trì. Thị trường vẫn tiếp tục có khả năng diễn biến tích cực khi các nhà đầu tư tham gia thị trường cho rằng “đây chưa phải lúc tiệc tàn”.
Thực tế, sau 4 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước cũng đã giảm từ 1,5 - 2% trên các khoản vay. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để khơi thông dòng vốn tín dụng.
Từ đầu năm đến hết tháng 6/2023, tín dụng chỉ tăng 4,7%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 9,35% cùng kỳ năm 2022.
Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định, mặt bằng lãi suất đã và đang giảm quay trở lại nền kinh tế trước khi thị trường tăng lãi suất như cùng kỳ năm ngoái. Trong môi trường lãi suất thấp sẽ giúp hỗ trợ kết quả kinh doanh các doanh nghiệp, cũng như kích thích dòng tiền tham gia thị trường chứng khoán như đã được minh chứng trong các giai đoạn trước đó.
Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 7 đạt hơn 150.000 tài khoản (cao nhất trong một năm). Các doanh nghiệp bluechips (công ty có giá trị vốn hóa lớn, dẫn đầu ngành và toàn thị trường chứng khoán, ảnh hưởng trực tiếp đến biến động giá cổ phiếu trên sàn giao dịch) sẽ được hưởng lợi lớn nhất nhờ yếu tố dòng tiền tham gia thị trường.
Ông Hoàng Huy, chuyên gia phân tích chiến lược của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Maybank (MSVN) cho rằng, việc giảm lãi suất đang cải thiện tâm lý thị trường và thu hút các nhà đầu tư mới.
Theo ông Đỗ Thanh Tùng, Phó phòng Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tiền gửi nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán từ nay tới cuối năm có thể đạt khoảng 75.000 - 80.000 tỷ đồng, tăng 10.000 - 20.000 tỷ đồng so với cuối quý II. Từ đó, thanh khoản bình quân phiên dự báo dao động trong khoảng 18.000 - 20.000 tỷ đồng vào giai đoạn nửa cuối năm. VDSC kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.100 - 1.350 ở giai đoạn cuối năm.
Ông Trần Xuân Bách, chuyên gia phân tích và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, trong tháng 7, thanh khoản trên sàn HOSE đạt trung bình 18.361 tỷ đồng/phiên, tăng cao nhất kể từ tháng 5/2022.
Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 150.400 tài khoản chứng khoán trong tháng 7, tăng gần 5.000 tài khoản mở mới so với tháng trước. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 7 cao nhất trong vòng 11 tháng kể từ tháng 8 năm ngoái. Giá trị cho vay margin (vay ký quỹ) trong quý II cũng ghi nhận mức tăng gần 20% so với quý I.
Thực tế cho thấy, mặt bằng lãi suất giảm cùng các chính sách hỗ trợ dày đặc của nhà điều hành đã giúp thị trường chứng khoán tăng điểm tích cực, qua đó thu hút được dòng tiền từ các nhà đầu tư, đặc biệt là cá nhân trong nước vào thị trường.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khu vực dân cư trong giai đoạn lãi suất cao 10/2022-3/2023 đạt trung bình mỗi tháng 1,82%, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 0,69% trong 9 tháng năm 2022. Lượng tiền gửi tăng đột biến do lãi suất huy động cao là khoảng 400.000 tỷ đồng (thông thường có kỳ hạn 6 tháng-12 tháng). Do đó, với mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh từ mức đỉnh như hiện tại, ông Bách kỳ vọng thị trường chứng khoán có cơ hội thu hút được một phần lượng tiền gửi đáo hạn đi tìm cơ hội đầu tư trong thời gian tới.
Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên sẽ kích hoạt dòng tiền. Bên cạnh đó, lãi suất gửi tiết kiệm giảm đi một cách đáng kể nên dòng tiền dịch chuyển sang các thị trường có khả năng sinh lời cao hơn. Việc thị trường bất động sản vẫn chưa ấm lên, khiến kênh chứng khoán trở nên “sáng cửa” hơn.
Nhận định về diễn biến chỉ số chứng khoán, ông Trần Xuân Bách, chuyên gia phân tích và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, tháng 8 là thời điểm thị trường tương đối thiếu vắng các thông tin hỗ trợ mới, đồng thời tiềm ẩn một số rủi ro như mặt bằng định giá P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) của nhóm ngành phi tài chính (không tính nhóm bất động sản) cũng đã lên mức đỉnh nhiều năm, có thể tạo ra một số áp lực điều chỉnh ngắn cho thị trường; thông tin kết quả kinh doanh đã được thị trường hấp thụ.
Báo cáo soát xét của kiểm toán có thể khiến nhiều cổ phiếu bị loại ra khỏi danh sách được cho vay ký quỹ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến diễn biến thị trường; biến động đồng USD trên thị trường thế giới là yếu tố cần theo dõi, bởi diễn biến này sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá VND và từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ. Do đó, VN-Index có thể phải đối diện khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, về trung-dài hạn, triển vọng thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng nhờ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cải thiện trong nửa sau 2023 và 2024 sẽ giúp đưa mức định giá thị trường trở về mức hấp dẫn; mặt bằng lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm và các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và thị trường tài chính; rủi ro của thị trường đã giảm thiểu rất nhiều so với năm 2022, là điểm tựa để kích hoạt dòng vốn vào thị trường.
“Tôi kỳ vọng, VN-Index sẽ hướng đến mục tiêu 1.300-1.350 trong trung hạn”, ông Bách nói.

UB Chứng khoán Nhà nước yêu cầu dừng sử dụng robot đặt lệnh

UB Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện rà soát và dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động do tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có văn bản gửi các công ty chứng khoán (CTCK) liên quan đến hoạt động sử dụng thuật toán, robot và lệnh tần suất cao trong đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.