Chứng khoán: Nhóm ngành nên mua trong tháng 2?

Ngành dược phẩm, điện (nhiệt điện), nước, công nghệ thông tin, đầu tư công,… là những ngành được các công ty chứng khoán chỉ điểm để mua vào ngay từ đầu năm 2023.

Năm Nhâm Dần đã chứng kiến nhiều những biến động bất ngờ như xung đột Nga – Ukraine, chính sách zero – Covid của Trung Quốc và xu hướng thắt chặt tiền tệ chưa có tiền lệ của các quốc gia phát triển nhằm kiềm chế lạm phát.
Hệ quả, các thị trường tài sản rủi ro toàn cầu, cụ thể là thị trường chứng khoán, đã có một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Dù vậy, vẫn có những nhóm ngành ổn định, dự báo ghi điểm trong năm 2023 và ngay nhà đầu tư có thể đầu tư ngay từ tháng 2.
Fiin Group Việt Nam (FiinGroup) chỉ ra một số ngành ăn điểm trong năm 2023 như ngành dược phẩm, điện (nhiệt điện), nước, công nghệ thông tin.
Đối với ngành điện, theo phân tích của FiinGroup, hiện tượng thời tiết La Nina dự kiến kéo dài đến hết tháng 2/2023 là điểm cộng lớn cho triển vọng lợi nhuận nhóm nhiệt điện (bao gồm điện khí và điện than) và là điểm trừ cho nhóm thủy điện.
Ngoài ra, giá điện trên thị trường cạnh tranh dự kiến duy trì ở mức cao do chi phí đầu vào tăng lên và không còn phải cạnh tranh với nguồn thủy điện có giá chào bán thấp khi chu kỳ La Nina kết thúc. Các doanh nghiệp nhiệt điện được kỳ vọng sẽ có triển vọng lợi nhuận tích cực trong năm 2023.
Chung khoan: Nhom nganh nen mua trong thang 2?
 Cổ phiếu nào nên mua trong tháng 2?
Tiếp đến là ngành dược phẩm, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận sau thế chưa thật sự đột phá trong quý 3, tăng 33,9% chủ yếu do hoạt động đấu thầu mua sắm thuốc và vật tư ở các bệnh viện công gặp khó. Kỳ vọng doanh thu từ kênh bệnh viện hồi phục mạnh được xem là động lực tăng trưởng cho ngành trong năm 2023.
Mặc dù đây là ngành mà hoạt động kinh doanh ít chịu ảnh hưởng trong môi trường lãi suất cao, nhưng trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu dược phẩm gần như không được dòng tiền chú ý do thanh khoản kém với tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng thấp.
Còn Chứng khoán An Bình (ABS) cho biết câu chuyện đầu tư công sẽ là điểm sáng của năm 2023 do đây là một động lực tăng trưởng chủ chốt của năm.
Triển vọng giải ngân dự kiến khả quan hơn năm 2022 nhờ (1) quyết tâm chính trị của chính phủ, (2) giá nguyên vật liệu như sắt thép, xi măng, đá xây dựng, cát… đã hạ nhiệt, (3) Nguồn cung đất, đá xây dựng được cải thiện khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới, và (4) Rút ngắn thời gian triển khai khi Bộ Giao thông Vận tải được chỉ định thầu tại Dự án Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2.
Ngành xây dựng hạ tầng và vật liệu xây dựng sẽ là những ngành hưởng lợi từ việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Trong chương trình Khớp lệnh diễn ra trưa ngày 30/1, ông Ngô Minh Đức, CEO LCTV Investment đã có những đánh giá về triển vọng đầu tư của các nhóm ngành đáng chú ý trong tháng 2.
Ông Đức chỉ ra 4 nhóm ngành có thể đầu tư trong tháng này đó là chứng khoán, ngân hàng, thép và dầu khí, trong đó với nhóm chứng khoán, có thể tìm cơ hội ở những công ty chứng khoán vừa phát hành tăng vốn và giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách.
Với nhóm ngân hàng, có thể cân nhắc những ngân hàng tiếp tục thành công trong quá trình chuyển đổi số, quy mô ở mức trung bình và đang tăng trưởng. Đó là những nhóm ngành được dòng tiền tập trung vào trong vòng 3, 4 tháng đầu năm nay.
Sau đó, khi lãi suất đi xuống ở nửa năm sau, thị trường bất động sản sẽ ấm lên cùng với việc được hưởng lợi từ hạ tầng khi 3.000 km đường cao tốc Bắc Nam được lưu thông trong vòng 2, 3 năm tới. Đó là sự luân chuyển của từng nhóm ngành giúp nhà đầu tư có thể phân bổ danh mục hợp lý trong hai nửa năm nay.
Chia sẻ một góc nhìn khác, ông Ngô Minh Đức cho biết câu chuyện ngân hàng trong năm 2022 gắn liền với câu chuyện của trái phiếu và bất động sản, tuy nhiên ông Đức đánh giá ngành ngân hàng không quá khó khăn như giai đoạn 2011 – 2012, khi toàn bộ phân khúc bất động sản đóng băng và lạm phát có thời điểm lên tới 19 – 19,5% khiến các ngân hàng đối mặt với vấn đề nợ xấu lớn.
Sau quá trình tái cơ cấu ngân hàng, ông Đức nhận định ngành ngân hàng đã có sự chuyển biến nhất định. Ở thời điểm hiện tại, tuy giao dịch ở thị trường bất động sản có chậm lại nhưng giá tài sản mà các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản giảm không nhiều.
Ông Đức cho biết thực tế giá bất động sản giai đoạn 2020 – 2021 đã tăng gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 4 lần, còn hiện tại chỉ giảm 30 – 40% tuỳ từng phân khúc, đặc biệt phân khúc chung cư còn tăng giá, phân khúc đất nền giảm không nhiều ngoại trừ vùng ven đất tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa. Tóm lại chất lượng tài sản ở các ngân hàng hiện nay đã tốt hơn rất nhiều so với giai đoạn 2011 – 2013.
"Bên cạnh đó các ngân hàng cũng đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số cùng với giá cổ phiếu giảm 40 – 50%, tương đối là hợp lý ở vùng 950 điểm trở xuống, còn câu chuyện ngắn hạn trong tuần này, tuần sau thì giá còn có thể có sự điều chỉnh", ông Đức chia sẻ.

Chứng khoán năm 2023 sẽ có nhiều biến động vẫn phải đối diện với những “cơn gió ngược”

Chứng khoán VNDirect (VNDirect) dự báo, thị trường chứng khoán năm 2023 sẽ chia thành hai nửa, với đà tăng khá mong manh và không ổn định trong những tháng đầu nhưng sẽ vững chãi đà tăng từ giữa năm khi những áp lực về lãi suất, tỷ giá giảm bớt.

VNDirect dự báo chỉ số sẽ quay trở lại mức 1.300 – 1.350 điểm, trên cơ sở lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng 14% và định giá P/E 12 – 12,5 lần.

Đồng quan điểm, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) còn nhấn mạnh rằng hệ thống tài chính sẽ chịu áp lực khá lớn từ trái phiếu doanh nghiệp khi một lượng lớn trái phiếu đáo hạn trong năm tới trong bối cảnh lãi suất có xu hướng tăng.

Tuy nhiên, Mirae Asset cho rằng mức P/E hiện tại của VN-Index (khoảng 10−11 lần), vẫn còn rất hấp dẫn, và hiện đang là mức thấp nhất trong lịch sử. Mức P/E của thị trường trong 2023 sẽ trở lại mức hợp lý vào khoảng 12−13 lần nhờ áp lực tăng lãi suất giảm dần, tâm lý thị trường được cải thiện và sự phục hồi của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt sau khi Trung Quốc nới lỏng giãn cách.


Vi phạm giao dịch chứng khoán tại các nước bị phạt ra sao?

Các quy định về giao dịch chứng khoán liên quan đến người nội bộ ở các quốc gia rất khác nhau.

Giao dịch nội gián là gì và thế nào thì bất hợp pháp?
Các giao dịch chứng khoán của người nắm được thông tin nội bộ công ty mà các nhà đầu tư khác không biết và được hưởng lợi từ giao dịch này gọi là giao dịch nội gián.

Người Việt ‘lao’ vào chứng khoán… Tiền đâu nhiều thế?

Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.

Hàng nghìn người đua nhau mở tài khoản mới, tăng bơm tiền làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Người dân không mặn mà gửi tiền ngân hàng vì lãi suất thấp
Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm hai tháng liên tiếp trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp.
Từ tháng 3/2021 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng èo uột, không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí là có nhiều tháng sụt giảm. Đây là diễn biến chưa từng thấy ở những năm trước đây.
Từ cuối quý 3/2021, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530.000 tỷ so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380.000 tỷ, tương đương tăng 7,8%. Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng yếu, chỉ tăng thêm hơn 150.000 tỷ, tương đương tăng 2,9%.
Đáng chú ý, tiền gửi của cá nhân đã giảm hai tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9/2021. Tiền gửi này trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỷ đồng xuống còn hơn 5.291 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của cá nhân cũng đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?
 
Theo giới chuyên môn, việc tiền gửi cá nhân sụt giảm mạnh trong hai tháng này có thể do đúng vào thời điểm làn sóng COVID-19 bùng phát mạnh. Khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng, đồng thời giãn cách xã hội cũng khiến khách hàng khó đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Nhiều người có tiền nhàn rỗi cũng không còn mặn mà gửi ngân hàng vì lãi suất quá thấp.
Tại buổi họp báo gần đây, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhìn nhận, nếu huy động với lãi suất quá thấp thì người dân sẽ không gửi tiền ngân hàng, chuyển sang mua nhà, đầu tư chứng khoán. Và điều này có thể dẫn đến bất ổn cho nền kinh tế.
“Các ngân hàng chủ yếu vay từ người dân để cho vay trở lại nền kinh tế. Do đó, các tổ chức tín dụng phải duy trì được nguồn vốn đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền mới có thể huy động”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 (người tham gia lần đầu) trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh. Nhiều người đua nhau mở tài khoản mới, bơm tiền, làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Sự gia nhập ồ ạt của nhà đầu tư F0… bùng nổ thị trường chứng khoán
Thông tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết số lượng tài khoản chứng khoán đến ngày 31/12 đã tăng lên 4.310.211 tài khoản. Xô đổ kỷ lục vừa thiết lập khi lần đầu số tài khoản mở mới trong tháng 11 vượt mức 200.000 tài khoản, đã có 226.886 tài khoản được mở mới tháng cuối năm.
Động lực lớn nhất vẫn đến từ nhóm cá nhân trong nước. Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 12 đạt 226.390 tài khoản, tăng hơn 2,29% so với tháng 11. Đây cũng là tháng thứ 10 liên tiếp số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới duy trì trên 100.000 đơn vị. Trong 11 tháng năm 2021, cá nhân mở mới gần 1,54 triệu tài khoản, gấp hơn 3,88 lần so với cả năm 2020.
Trong khi số lượng tài khoản các các cá nhân trong nước tiếp tục tăng và xác lâp các kỷ lục mới, số lượng mở mới của tổ chức trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài không quá nổi bật. Các tổ chức trong nước mở thêm 190 tài khoản trong tháng 12, nâng tổng số tài khoản trên sàn chứng khoán lên con số 12.977.
Thị trường đón thêm gần 300 tài khoản nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 8 tài khoản tổ chức nước ngoài, đều khiêm tốn hơn tháng liền trước. Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại thời điểm 30/11 đạt 39.600 tài khoản.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?-Hinh-2
 
Thị trường chứng khoán không chỉ hấp thụ dòng vốn tiết kiệm mà còn thể hiện trên dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán. Tính đến hết quý 3/2021, có đến 60 công ty chứng khoán hàng đầu có dư nợ cho vay đạt gần 154.000 tỷ đồng, cao kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khép lại phiên cuối năm (31/12/2021), chỉ số VN-Index tăng 12,31 điểm (tương đương 0,83%) lên mức 1.498,28 điểm, mức kết năm cao nhất từ trước đến nay, với thanh khoản ở mức 31.000 tỷ đồng. So với đầu năm 2021, VN-Index tăng hơn 35% và lọt top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất trên thế giới.
Số lượng tài khoản ngày càng gia tăng, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng đây là thông tin tích cực.
“Thứ nhất tỷ lệ nhà đầu tư đang có tài khoản, đã đầu tư chứng khoán trên tổng dân số Việt Nam tạm tính khoảng 4-5%, so với tỷ lệ ở các quốc gia lân cận vẫn là thấp (10-20%). Ở các nước phát triển đã dao động 30-50%/tổng dân số. Tôi tin xu hướng này còn tiếp diễn trong thời gian tới vì đây là kênh đầu tư chính thống, được pháp luật bảo vệ, thông tin minh bạch…
Với nhà đầu tư mở mới chắc chắn dòng tiền đổ vào thị trường còn lớn. Như đã đề cập, thống kê sơ bộ có khoảng 90.000 tỷ đồng tiền mặt đang nằm sẵn trong các công ty chứng khoán.
Với lượng mở mới tiếp tục trong những tháng cuối năm thì lượng tiền đổ vào thị trường sẽ khoảng vài chục nghìn tỷ. Với dòng tiền hoàn toàn mới và tích cực là điều tốt cho thị trường chứng khoán, cho những nhà đầu tư đang tham gia trên thị trường” - ông Phương cho hay.
Chứng khoán “nóng sốt”, liệu có tốt?
Nhiều chuyên gia nhắc đến dòng vốn này như là chất xúc tác đưa nhiều người tiếp cận với thị trường chứng khoán hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang được tiếp sức bằng dòng vốn “rẻ” to lớn chưa từng thấy trong lịch sử, hấp thụ hết lượng bán ròng của khối ngoại. Điều này là yếu tố chính giúp duy trì đà tăng nhất quán của thị trường từ đầu năm đến nay.
Trong thời gian gần đây dòng tiền trên thị trường đổ dồn vào các cổ phiếu nhỏ có xu hướng đầu cơ rất nhiều. Thực tế cho thấy diễn biến của dòng vốn trong thời gian tới sẽ tương đối khó lường khi rủi ro về lạm phát, bong bóng tài sản và nợ.
Về vấn đề này, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cũng cảnh báo rằng, trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ, thì việc thị trường chứng khoán, bất động sản “sốt nóng” là tín hiệu không tốt. Trong khi, gốc của nền kinh tế là sản xuất kinh doanh, cho nên dòng tiền đổ vào các lĩnh vực này quá lớn sẽ làm giảm nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung.
Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây, đến nay trong cơn suy thoái vì dịch bệnh, nhiều người không khỏi nghi ngại nguy cơ bong bóng tài sản một lần nữa xuất hiện. Điều khó khăn trong lúc này là diễn biến dịch còn phức tạp, bất định và mọi dự báo chỉ nằm trên lý thuyết, nếu không có sự điều tiết thận trọng có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.