Chứng khoán ngày 7/11: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Kiến Thức) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 7/11.

Chứng khoán ngày 7/11: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Khuyến nghị mua GAS với giá mục tiêu 135.800 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC giảm giá mục tiêu thêm 4,3% đối với GAS nhưng giữ nguyên khuyến nghị MUA.

Giá mục tiêu thấp hơn đến từ việc VCSC tăng dự báo phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu của chúng tôi thêm 100 điểm cơ bản và chi phí nợ vay tăng 156 điểm cơ bản, ảnh hưởng tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023. Trong khi đó, VCSC gần như giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026.

Nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 2,6% nhờ việc điều chỉnh tăng dự báo thu nhập tài chính cũng như giá khí đầu vào trung bình thấp hơn (do đóng góp sản lượng cao hơn từ các mỏ khí giá rẻ) bù đắp cho dự báo giá dầu nhiên liệu và giá LPG thấp hơn nhẹ.

Ngoài ra, VCSC vẫn giữ nguyên dự báo LNST cho giai đoạn 2023-2026 khi giả định sản lượng khí thương phẩm thấp hơn nhẹ ảnh hưởng tác động tích cực đối với lợi nhuận của GAS từ việc tỷ giá VND/USD tăng.

Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đi ngang khi sản lượng khí thương phẩm tăng 15% YoY và lợi nhuận cao hơn từ trạm LNG Thị Vải bù đắp cho dự báo về giá dầu nhiên liệu thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm trước và chi phí khí đầu vào cao hơn 15% so với cùng kỳ.

VCSC kỳ vọng GAS sẽ được hưởng lợi từ giá dầu và khí cao trong ngắn hạn (như được công bố trong Báo cáo cập nhật ngành năng lượng ngày 20/07/2022), trong khi tăng trưởng dài hạn sẽ được củng cố bằng việc nhập khẩu LNG về Việt Nam.

Với 1,4 tỷ USD tiền mặt tại quỹ, VCSC tin rằng GAS sẽ tiếp tục mở rộng trạm LNG Thị Vải giai đoạn 2 và thực hiện dự án LNG Sơn Mỹ để tăng sản lượng khí thương phẩm thêm khoảng 50% trong vòng 5 năm tới. Do đó, VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 23% trong giai đoạn 2021-2026.

Định giá của GAS có vẻ hấp dẫn với PEG 5 năm là 0,7. Rủi ro: Giá LNG tiếp tục ở mức cao, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu LNG vào năm 2023; chính sách khấu hao ngắn hơn dự kiến cho dự án LNG Thị Vải.

Chung khoan ngay 7/11: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 7/11?

Khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 30.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì giá mục tiêu cho NT2 ở mức 30.000 đồng/CP và giữ khuyến nghị MUA do tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023 bù đắp cho việc tăng giả định phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu thêm 100 điểm cơ bản.

VCSC nâng dự báo LNST điều chỉnh năm 2022 thêm 1% dựa trên giả định giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) cao hơn và giá khí giảm nhẹ. Tuy nhiên, VCSC giảm dự báo LNST báo cáo năm 2022F thêm 1% do trích lập dự phòng bất ngờ cho khoản nợ xấu ngoài dự kiến được ghi nhận trong KQKD quý 3.

Dự báo LNST điều chỉnh năm 2023 sẽ tăng 13% YoY với sự cạnh tranh ít hơn từ thủy điện, năng lượng tái tạo phát triển chậm trong ngắn hạn có thể hỗ trợ sản lượng điện thương phẩm tiếp tục tăng 7% YoY sau khi phục hồi mạnh 31% YoY trong năm 2022.

VCSC duy trì quan điểm lạc quan về NT2 bất chấp sự cạnh tranh dài hạn từ năng lượng tái tạo và giá khí cao hơn. Với bảng cân đối kế toán không có nợ vay, dự báo NT2 sẽ có lợi suất cổ tức tăng lần lượt là 7,8%/11,7% trong năm 2022/2023. Lợi suất cổ tức năm 2023 tương ứng giá mục tiêu đạt khoảng 10,0%, cạnh tranh so với lãi suất tiền gửi ngân hàng trung bình 12 tháng là 7%-8%. Tính đến ngày 30/09/2022, NT2 có 800 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức.

NT2 đang giao dịch với EV/EBITDA dự kiến năm 2023 là 4,7 lần – thấp hơn đáng kể so với trung vị EV/EBITDA trung bình 4 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 10,2 lần. P/E năm 2023 của NT2 cũng ở mức thấp là 8,0 lần.

Yếu tố hỗ trợ: chia trả cổ tức cao hơn so với giả định. Rủi ro: Không hoàn nhập dự phòng nợ xấu vào năm 2023; sản lượng hợp đồng thấp hơn dự kiến vào năm 2023.

Khuyến nghị mua VEA với giá mục tiêu 50.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) công bố KQKD quý 3/2022 bao gồm doanh thu 1,2 nghìn tỷ đồng (+55% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 1,9 nghìn tỷ đồng (+155% YoY).

Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022) lần lượt đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (+23% YoY) và 5,1 nghìn tỷ đồng (+31% YoY), lần lượt hoàn thành 82% và 81% dự báo, vượt kỳ vọng.

LNST sau lợi ích CĐTS tăng trưởng mạnh mẽ của VEA trong 9T 2022 nhờ lợi nhuận được chia từ các công ty liên kết tăng 33% YoY, mà VCSC cho rằng do doanh số bán xe du lịch (4W) ấn tượng từ Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam tương ứng là 69% YoY và 78% YoY.

Do đó, thu nhập của Toyota Việt Nam (chiếm 10% LNST sau lợi ích CĐTS quý 3/2022 của VEA) lần lượt tăng 70% YoY và 30% YoY trong quý 3 và 9T 2022. Ngoài ra, lợi nhuận của Honda đã tăng mạnh 177% YoY và 30% YoY trong quý 3 và 9T 2022, từ mức nền thấp năm 2021.

Mặt khác, doanh số bán xe du lịch của các công ty liên kết của VEA giảm so với quý trước (QoQ). Trong khi doanh số bán của Honda giảm 55% QoQ, Toyota và Ford lần lượt giảm 14% QoQ và 9% QoQ. Chúng tôi cho rằng mức giảm này là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, bao gồm sự ra mắt của các mẫu xe flagship nâng cấp như Hyundai Tucson và Kia Sportage.

Doanh số bán xe máy Honda (2W) trong quý 3 và 9T 2022 lần lượt tăng mạnh 95% YoY và tăng 24% YoY, đánh dấu sự phục hồi so với mức tăng trưởng khiêm tốn trong quý 2/2022 là -6% YoY. Theo Honda Việt Nam, các hạn chế do COVID-19 được nới lỏng ở Thượng Hải đã giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung và cải thiện hiệu suất bán hàng 2W của Honda bắt đầu từ tháng 7/2022.

Nhìn chung, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo hiện tại của chúng tôi khi rủi ro từ doanh số bán xe giảm tốc trong quý 3/2022 được bù đắp bởi (1) khả năng sinh lời tốt hơn dự kiến của các công ty liên kết của VEA, ngoài ra (2) quý 4 thường là mùa cao điểm bán ôtô.

Người Việt ‘lao’ vào chứng khoán… Tiền đâu nhiều thế?

Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.

Người Việt ‘lao’ vào chứng khoán… Tiền đâu nhiều thế?
Hàng nghìn người đua nhau mở tài khoản mới, tăng bơm tiền làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Người dân không mặn mà gửi tiền ngân hàng vì lãi suất thấp
Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm hai tháng liên tiếp trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp.
Từ tháng 3/2021 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng èo uột, không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí là có nhiều tháng sụt giảm. Đây là diễn biến chưa từng thấy ở những năm trước đây.
Từ cuối quý 3/2021, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530.000 tỷ so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380.000 tỷ, tương đương tăng 7,8%. Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng yếu, chỉ tăng thêm hơn 150.000 tỷ, tương đương tăng 2,9%.
Đáng chú ý, tiền gửi của cá nhân đã giảm hai tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9/2021. Tiền gửi này trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỷ đồng xuống còn hơn 5.291 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của cá nhân cũng đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?
 
Theo giới chuyên môn, việc tiền gửi cá nhân sụt giảm mạnh trong hai tháng này có thể do đúng vào thời điểm làn sóng COVID-19 bùng phát mạnh. Khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng, đồng thời giãn cách xã hội cũng khiến khách hàng khó đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Nhiều người có tiền nhàn rỗi cũng không còn mặn mà gửi ngân hàng vì lãi suất quá thấp.
Tại buổi họp báo gần đây, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhìn nhận, nếu huy động với lãi suất quá thấp thì người dân sẽ không gửi tiền ngân hàng, chuyển sang mua nhà, đầu tư chứng khoán. Và điều này có thể dẫn đến bất ổn cho nền kinh tế.
“Các ngân hàng chủ yếu vay từ người dân để cho vay trở lại nền kinh tế. Do đó, các tổ chức tín dụng phải duy trì được nguồn vốn đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền mới có thể huy động”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 (người tham gia lần đầu) trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh. Nhiều người đua nhau mở tài khoản mới, bơm tiền, làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Sự gia nhập ồ ạt của nhà đầu tư F0… bùng nổ thị trường chứng khoán
Thông tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết số lượng tài khoản chứng khoán đến ngày 31/12 đã tăng lên 4.310.211 tài khoản. Xô đổ kỷ lục vừa thiết lập khi lần đầu số tài khoản mở mới trong tháng 11 vượt mức 200.000 tài khoản, đã có 226.886 tài khoản được mở mới tháng cuối năm.
Động lực lớn nhất vẫn đến từ nhóm cá nhân trong nước. Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 12 đạt 226.390 tài khoản, tăng hơn 2,29% so với tháng 11. Đây cũng là tháng thứ 10 liên tiếp số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới duy trì trên 100.000 đơn vị. Trong 11 tháng năm 2021, cá nhân mở mới gần 1,54 triệu tài khoản, gấp hơn 3,88 lần so với cả năm 2020.
Trong khi số lượng tài khoản các các cá nhân trong nước tiếp tục tăng và xác lâp các kỷ lục mới, số lượng mở mới của tổ chức trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài không quá nổi bật. Các tổ chức trong nước mở thêm 190 tài khoản trong tháng 12, nâng tổng số tài khoản trên sàn chứng khoán lên con số 12.977.
Thị trường đón thêm gần 300 tài khoản nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 8 tài khoản tổ chức nước ngoài, đều khiêm tốn hơn tháng liền trước. Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại thời điểm 30/11 đạt 39.600 tài khoản.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?-Hinh-2
 
Thị trường chứng khoán không chỉ hấp thụ dòng vốn tiết kiệm mà còn thể hiện trên dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán. Tính đến hết quý 3/2021, có đến 60 công ty chứng khoán hàng đầu có dư nợ cho vay đạt gần 154.000 tỷ đồng, cao kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khép lại phiên cuối năm (31/12/2021), chỉ số VN-Index tăng 12,31 điểm (tương đương 0,83%) lên mức 1.498,28 điểm, mức kết năm cao nhất từ trước đến nay, với thanh khoản ở mức 31.000 tỷ đồng. So với đầu năm 2021, VN-Index tăng hơn 35% và lọt top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất trên thế giới.
Số lượng tài khoản ngày càng gia tăng, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng đây là thông tin tích cực.
“Thứ nhất tỷ lệ nhà đầu tư đang có tài khoản, đã đầu tư chứng khoán trên tổng dân số Việt Nam tạm tính khoảng 4-5%, so với tỷ lệ ở các quốc gia lân cận vẫn là thấp (10-20%). Ở các nước phát triển đã dao động 30-50%/tổng dân số. Tôi tin xu hướng này còn tiếp diễn trong thời gian tới vì đây là kênh đầu tư chính thống, được pháp luật bảo vệ, thông tin minh bạch…
Với nhà đầu tư mở mới chắc chắn dòng tiền đổ vào thị trường còn lớn. Như đã đề cập, thống kê sơ bộ có khoảng 90.000 tỷ đồng tiền mặt đang nằm sẵn trong các công ty chứng khoán.
Với lượng mở mới tiếp tục trong những tháng cuối năm thì lượng tiền đổ vào thị trường sẽ khoảng vài chục nghìn tỷ. Với dòng tiền hoàn toàn mới và tích cực là điều tốt cho thị trường chứng khoán, cho những nhà đầu tư đang tham gia trên thị trường” - ông Phương cho hay.
Chứng khoán “nóng sốt”, liệu có tốt?
Nhiều chuyên gia nhắc đến dòng vốn này như là chất xúc tác đưa nhiều người tiếp cận với thị trường chứng khoán hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang được tiếp sức bằng dòng vốn “rẻ” to lớn chưa từng thấy trong lịch sử, hấp thụ hết lượng bán ròng của khối ngoại. Điều này là yếu tố chính giúp duy trì đà tăng nhất quán của thị trường từ đầu năm đến nay.
Trong thời gian gần đây dòng tiền trên thị trường đổ dồn vào các cổ phiếu nhỏ có xu hướng đầu cơ rất nhiều. Thực tế cho thấy diễn biến của dòng vốn trong thời gian tới sẽ tương đối khó lường khi rủi ro về lạm phát, bong bóng tài sản và nợ.
Về vấn đề này, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cũng cảnh báo rằng, trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ, thì việc thị trường chứng khoán, bất động sản “sốt nóng” là tín hiệu không tốt. Trong khi, gốc của nền kinh tế là sản xuất kinh doanh, cho nên dòng tiền đổ vào các lĩnh vực này quá lớn sẽ làm giảm nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung.
Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây, đến nay trong cơn suy thoái vì dịch bệnh, nhiều người không khỏi nghi ngại nguy cơ bong bóng tài sản một lần nữa xuất hiện. Điều khó khăn trong lúc này là diễn biến dịch còn phức tạp, bất định và mọi dự báo chỉ nằm trên lý thuyết, nếu không có sự điều tiết thận trọng có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.

VN-Index rơi hơn 12 điểm phiên sáng đầu tuần

Chỉ số chứng khoán rơi nhanh do tác động của nhóm cổ phiếu trụ, VN-Index mất mốc quan trọng 1.500 điểm.

VN-Index rơi hơn 12 điểm phiên sáng đầu tuần

Thị trường chứng khoán trong nước mở cửa phiên giao dịch đầu tuần 14/2 khá tiêu cực khi VN-Index trong phiên ATO rơi nhanh gần 16 điểm.

Nhóm vốn hóa lớn, mà đặc biệt nhóm ngân hàng là tác nhân chủ đạo khiến chỉ số mất điểm lớn. Các mã rơi nhanh đáng kể là VCB, BID, CTG, VHM, HPG...

Chứng khoán trong nước bứt phá gần 15 điểm

Cổ phiếu ngành dầu khí, dẫn đầu là GAS và PLX tiếp tục thăng hoa để góp phần đưa VN-Index tăng mạnh trong phiên chứng khoán sáng.

Chứng khoán trong nước bứt phá gần 15 điểm

Bất chất những diễn biến leo thang về căng thẳng địa chính trị tại Ukraine, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên 23/3 đầy khả quan khi các chỉ số nhanh chóng có được sắc xanh.

Tâm lý nhà đầu tư ổn định càng giúp VN-Index mở rộng đà tăng về cuối phiên sáng. Chỉ số tạm dừng giữa ngày tăng đến 14,58 điểm (0,97%) lên 1.518,05 điểm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.