Chứng khoán ngày 27/8: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Kiến Thức) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 27/8.

Chứng khoán ngày 27/8: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Khuyến nghị mua STB với giá mục tiêu 34.100 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) thêm 5,2% lên 34.100 đồng/cp và duy trì khuyến nghị MUA.

Giá mục tiêu cao hơn được hỗ trợ bởi (1) định giá cao hơn được tạo ra từ phương pháp vốn hóa thị trường trên tiền gửi do vốn hóa thị trường ngụ ý cao hơn đến từ sự gia tăng của các mã cổ phiếu ngân hàng trong rổ so sánh kể từ cuối tháng 3/2020 và

(2) định giá cao hơn được tạo ra từ phương pháp P/B mục tiêu nhờ tổng LNST giai đoạn 2021-2022 tăng 3,1% trong khi chúng tôi điều chỉnh giảm P/B mục tiêu từ 1,68 lần xuống 1,64 lần để điều chỉnh tăng vốn từ đợt bán cổ phiếu quỹ vào tháng 7/2021.

Mặc dù LNST 6 tháng đầu năm 2021 cao hơn nhẹ so với dự báo, VCSC điều chỉnh giảm 6,3% dự báo LNST năm 2021 do (1) giảm 6,2% dự báo cho thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm từ giao dịch ngoại hối) và (2) tăng 7,5% dự báo cho chi phí dự phòng, chủ yếu do tác động tiêu cực của dịch COVID-19.

Những khoản này được bù đắp một phần nhờ thu nhập từ lãi (NII) dự kiến tăng 3,2% sau khi dự báo NIM tăng 19 điểm cơ bản.

Trong khi đó, VCSC tăng dự báo tổng LNST tổng giai đoạn 2022-2025 thêm 2,9% chủ yếu do tính toán cho thấy tốc độ hoàn nhập lãi dự thu trong 6 tháng đầu năm 2021 nhanh hơn kỳ vọng, cho thấy gánh nặng cho các năm tiếp theo sẽ được giảm dần.

VCSC duy trì giả định rằng (1) toàn bộ lãi dự thu tồn đọng sẽ được xử lý vào năm 2022, (2) toàn bộ số dư ròng VAMC sẽ được xử lý và trích lập dự phòng vào cuối năm 2022 và (3) dư nợ gốc từ việc bán quỹ đất Cần Đước sẽ được nhận vào năm 2023. Tuy nhiên, thay đổi giả định rằng quỹ đất Phong Phú sẽ được bán vào năm 2022 (so với trước đây là năm 2021).

Rủi ro chính: (1) Tiến độ xử lý tài sản tồn đọng không đạt với dự kiến; (2) STB không xử lý được các tài sản đảm bảo lớn (ví dụ: quỹ đất Phong Phú và/hoặc cổ phiếu của STB được thế chấp cho VAMC); (3) tính bất ổn trong dự kiến thất thoát từ tài sản tồn đọng; (4) Nợ xấu phát sinh do tác động của dịch COVID-19 phức tạp hơn dự báo.

Chung khoan ngay 27/8: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 27/8?

Mở vị thế mua VTO quanh ngưỡng 10.150 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): VTO đang hình thành xu hướng hồi phục về vùng giá 12.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.

Đường giá cổ phiếu đã vượt lên MA20, MA50 và dải mây Ichimoku; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 10.15, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 12.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 9.3.

Khuyến nghị phù hợp cho PVT với giá mục tiêu 23.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị cho Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) từ KHẢ QUAN còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG với giá mục tiêu 23.700 đồng/cp khi giá cổ phiếu PVT đã tăng khoảng 40% trong 3 tháng qua làm hạn chế tỷ lệ tăng.

VCSC tăng giá mục tiêu thêm 29% khi chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo tổng lợi nhuận giai đoạn 2021-2025 thêm 14% khi 1) ghi nhận đóng góp lợi nhuận từ 1 tàu vận chuyển khí siêu lớn (VLGC) và 2) chi phí hoạt động thấp hơn sau khi công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2021, bù đắp cho tác động của việc trì hoãn đầu tư 1 tàu chở dầu thô siêu lớn (VLCC) thêm 1 năm đến năm 2022.

Dự báo tăng trưởng EPS cốt lõi năm 2021 đạt 8,2% YoY khi chúng tôi kỳ vọng mảng vận tải sẽ phục hồi sản lượng, đóng góp lợi nhuận trong nửa năm từ VLGC mới và lợi nhuận ổn định từ mảng FSO.

PVT có thể thanh lý tàu chở dầu thô Athena vào quý 4/2021 và ghi nhận khoản lợi nhuận một lần trị giá 100 tỷ đồng, từ đó hỗ trợ lợi nhuận báo cáo.

VCSC dự báo tăng trưởng EPS cốt lõi đạt 17,0% trong năm 2022, dựa trên 1) đóng góp cả năm của các tàu chở hóa chất/VLGC mới, 2) giá thuê ngày của tàu chở dầu phục hồi và 3) các gián đoạn do dịch COVID-19 hạ nhiệt cũng như chi phí hoạt động giảm.

Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS giai đoạn 2020-2025 đạt 12,5% do nhu cầu vận tải tăng từ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (NSR) và các hợp đồng vận chuyển dầu thô, hóa chất và LPG tại nước ngoài.

PVT có năng lực tài chính mạnh với 133 triệu USD tiền mặt vào cuối quý 2/2021 và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực từ năm 2022 có thể hỗ trợ mức cổ tức tiền mặt bền vững là 1.000 đồng/cp trong giai đoạn 2021-2025 (lợi suất khoảng 4%) bên cạnh việc mở rộng đội tàu.

Định giá của PVT khá hợp lý với P/E cốt lõi năm 2021 dự kiến đạt 12,7 lần và P/B quý gần nhất là 1,6 lần.

Yếu tố hỗ trợ: Tiến độ mở rộng đội tàu nhanh hơn dự kiến vào năm 2022. Rủi ro: Việc BSR giảm hiệu suất hoạt động làm giảm khối lượng vận chuyển của PVT trong 6 tháng cuối năm 2021.

Dự đoán kịch bản chứng khoán Việt Nam năm 2021

(Kiến Thức) - Dù còn có thể nhiều tác động từ dịch COVID-19 nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn được dự báo tăng và chỉ số VN-Index có thể đạt mức 1.250 điểm. 

 

Dự đoán kịch bản chứng khoán Việt Nam năm 2021
Thời điểm đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có lúc giảm điểm khá sâu, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khá nhiều. Tuy nhiên, sau đó thị trường đã phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục vào những tháng cuối năm 2020.

Chứng khoán bị bán tháo, lao dốc hơn 70 điểm

Chứng khoán lao dốc mạnh ngay đầu phiên, có thời điểm VN-Index mất hơn 70 điểm.

Chứng khoán bị bán tháo, lao dốc hơn 70 điểm

Đúng như nhận định thận trọng của các công ty chứng khoán, thị trường mở cửa phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục ảm đạm. Sắc đỏ bao trùm toàn thị trường và áp lực bán tháo diễn ra khiến các chỉ số giảm mạnh. Tất cả cổ phiếu thuộc nhóm VN30 giảm sâu, thậm chí giảm sàn.

Tại thời điểm 10h30, chỉ số VN-Index giảm 44 điểm (3,3%) về 1.303 điểm với thanh khoản 10.300 tỷ đồng. Tương tự HNX cũng giảm 3,2% xuống 297 điểm với thanh khoản 1.440 tỷ đồng. UPCOM cũng bị đánh mất 2,5 điểm.

Chứng khoán lao dốc, mất gần 30 điểm

Đà bán tháo lan rộng toàn thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index có thời điểm mất hơn 37 điểm trong phiên sáng.

Chứng khoán lao dốc, mất gần 30 điểm

Mở cửa phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán bất ngờ đỏ lửa sau phiên tăng nóng bất ngờ cuối phiên hôm qua. VN-Index chịu áp lực rất lớn đến từ các cổ phiếu trụ cột như VIC, VCB, SAB, MWG, VPB…

Đà giảm vẫn tiếp tục nới rộng khi về cuối phiên sáng khi tâm lý nhà đầu tư dao động, hàng loạt cổ phiếu ghi nhận lực áp tăng đột biến trong thời gian ngắn khiến VN-Index rơi hơn 37 điểm vào khoảng 11h10.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.