Chứng khoán ngày 26/7: STK trung lập, PVD và ACB khả quan

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu PVD, ACB và STK trong phiên ngày 26/7?

PVD (Khuyến nghị Khả quan): Dự án Lô B được chờ đợi từ lâu sẽ mang lại lợi ích cho PVD
Chứng khoán VietCap (VCSC): Chúng tôi kỳ vọng PVD sẽ có được các hợp đồng dịch vụ khoan và dịch vụ giếng khoan trị giá 2 tỷ USD, tương ứng LNST là 267 triệu USD trong giai đoạn 2026-2050. GAS là công ty hưởng lợi nhiều nhất, với doanh thu và LNST tiềm năng lần lượt đạt 3,6 tỷ USD và 2,1 tỷ USD trong giai đoạn 2027-2050.  
Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho PVD thêm 15% lên 30.000 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu do chúng tôi nâng giả định tốc độ tăng trưởng cuối cùng từ 0,5% lên 2,0% để phản ánh tiềm năng dài hạn của dự án Lô B.
Chúng tôi ước tính rằng PVD có thể cung cấp 2 giàn khoan tự nâng và các dịch vụ giếng khoan cho Lô B, thu về 44 triệu USD LNST (khoảng 16% LNST sau lợi ích CĐTS của PVD) trong giai đoạn 2026-2027F.
STK (Khuyến nghị Trung lập): Sản lượng tiêu thụ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2023
Chứng khoán SSI: Trong Q2/2023, STK đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 407 tỷ đồng (-23% svck; +41% so với quý trước) và 38 tỷ đồng (-47% svck), cao hơn ước tính của chúng tôi. Trong nửa đầu năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 695 tỷ đồng (-41% svck) và 39 tỷ đồng (-73% svck); đã hoàn thành lần lượt 32% và 15% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng cả năm. Chúng tôi lưu ý rằng công ty ghi nhận mức nền kết quả kinh doanh cao trong 6 tháng đầu năm 2022.
Trong Q2/2023, doanh thu thuần giảm 23% svck do sản lượng tiêu thụ giảm. Trong khi đó, giá bán trung bình chỉ giảm 0,4% svck. So với Q1/2023, sản lượng tiêu thụ tăng 48% so với quý trước nhưng giá bán trung bình giảm 4,5%. Mặc dù sản lượng tiêu thụ vẫn thấp so với năm trước, nhưng đã ghi nhận sự phục hồi từ mức thấp của Q1/2023 đối với cả sợi nguyên sinh (+43,6% so với quý trước) và sợi tái chế (+53,5% so với quý trước). Doanh số bán sợi tái chế chiếm 57% tổng doanh thu, tương đương với Q2/2022 là 56% và Q1/2023 là 58%. STK đặt mục tiêu doanh thu sợi tái chế chiếm 64% tổng doanh thu vào cuối năm.
Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 6,2% trong Q1/2023 lên 14,8% trong Q2/2023 do (i) giá chip PET trung bình giảm và (ii) ban lãnh đạo đã đẩy mạnh các đơn đặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn như sợi tái chế giá trị gia tăng cho khách hàng Nhật Bản.
Chung khoan ngay 26/7: STK trung lap, PVD va ACB kha quan
 
Giá bán trung bình của sợi nguyên sinh và sợi tái chế lần lượt giảm 1,9% và 5,7% svck, do đó biên lợi nhuận gộp của sợi nguyên sinh và sợi tái chế đều giảm 550 điểm cơ bản và 790 điểm cơ bản so với Q2/2022. So với quý trước, giá bán trung bình của sợi nguyên sinh và sợi tái chế lần lượt tăng 1,2% và giảm 9,6% so với quý trước. Do giá chip PET nguyên sinh trung bình giảm 15,3% so với quý trước, nên biên lợi nhuận gộp của sợi nguyên sinh đã có lãi trở lại trong Q2/2023 với biên lợi nhuận gộp đạt 2,3%. Giá bán trung bình của sợi tái chế giảm so với quý trước cũng là do giá chip PET tái chế giảm 20% so với quý trước. Tuy nhiên, mức chênh lệch giá đối với sợi tái chế vẫn tăng 6% so với quý trước và tỷ suất lợi nhuận gộp của sợi tái chế ở mức 24,6% trong Q2/2023 so với 23% trong Q1/2023.
Công ty tự tin rằng các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục cải thiện về số lượng trong Q3 và Q4/2023 so với quý trước. Xu hướng giảm của giá chip PET trung bình sẽ tiếp tục giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện trong nửa cuối năm 2023. 
Chúng tôi điều chỉnh ước tính cho STK dựa trên KQKD Q2/2023. Trong năm 2023, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (-14,7% svck) và 167 tỷ đồng (-31% svck). Trong năm 2024, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+19,7% svck) và 225 tỷ đồng (+34,4% svck).
Chúng tôi kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ đạt 15,4% trong năm 2023 và 16,1% trong năm 2024, cách xa mức đỉnh tỷ suất lợi nhuận gộp là 18,3% trong năm 2021 do nhà máy Unitex mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024. Do STK hoạt động ở phân khúc cao hơn chuỗi giá trị ngành, chúng tôi kỳ vọng kết quả doanh thu sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự phục hồi của ngành, tiếp sau đó là các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác.
Tại mức giá 31.900 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu STK đang giao dịch với P/E 2023 và 2024 lần lượt là 18x và 13,4x. Chúng tôi đã áp dụng mức P/E trung bình lịch sử là 14x cho EPS 2024 để đưa ra mức giá mục tiêu mới cho cổ phiếu là 33.400 đồng/cổ phiếu (tăng từ 26.800 đồng/cổ phiếu), với tiềm năng tăng giá là 5%. Chúng tôi lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu.
ACB (Khuyến nghị Tăng tỷ trọng): An toàn vững bước
Chứng khoán Mirae Asset: Dù chất lượng tài sản có phần sụt giảm, nhưng so với mặt bằng chung, chỉ số của ACB vẫn tỏ ra vượt trội so với phần lớn các NHTM. Theo quan điểm của chúng tôi, kinh tế tăng trưởng chậm sẽ dẫn đến chi phí trích lập dự phòng ngắn hạn cho ACB (so với gánh nặng dài hạn) nhờ dư nợ cho vay của ACB tập trung vào nhóm KH cá nhân (KHCN) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Trong 5 năm qua, tỷ trọng hai nhóm này luôn chiếm hơn 90% dư nợ cho vay của ACB (94% tính đến quý 2 năm 2023), điều này sẽ loại trừ yếu tố bất ngờ từ áp lực trích lập dự phòng tăng đột biến do rủi ro thanh khoản khó khăn của các tập đoàn với bối cảnh kinh tế bất ổn.
Các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao và thanh khoản ổn định sẽ tạo động lực cho tăng trưởng dài hạn của ngân hàng. Đến cuối Q2/2023, CAR ACB tăng nhẹ 0.1%p sv. 2022 lên 12.9%. Bên cạnh đó, các tỷ lệ đo sức khỏe thanh khoản của ngân hàng duy trì ở mức an toàn, bao gồm tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) (79,1% sv. trần là 85%), tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn trên tổng cho vay trung dài hạn (19,2% sv. trần 34%), và tỷ lệ dự trữ thanh khoản (17,2% sv. tối thiểu 10%). Nhìn chung, ACB được kỳ vọng duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, qua đó hỗ trợ tăng trưởng thu nhập. 
Đến cuối Q2/2023, tổng danh mục cho vay của ngân hàng tăng 4.6% sv. 2022 hay 5.4% sv. Q1/2023, đạt 429 nghìn tỷ. Như vậy tăng trưởng tín dụng của ACB đã bắt kịp với tăng trưởng chung của ngành trong quý 2. Về huy động, tăng trưởng tiền gửi của ACB có phần vượt trội hơn so với mặt bằng chung là 4.2% sv. 2022 trong khi toàn hệ thống chỉ tăng trưởng 3.3% đến 20/06/2023.
Do tác động của các yếu tố bất lợi trong điều kiện vĩ mô, chất lượng tài sản của ACB tiếp tục suy giảm trong Q2/2023. Tổng nợ dưới chuẩn tăng 13.3% sv. 2022 lên 4.5 nghìn tỷ, tương đương với tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 1.07% (+12bps sv. 2022). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng giảm 9%p xuống còn 105% cuối quý 2 2023.
LN của ACB trong quý 2 đi ngang do thiếu hỗ trợ từ nguồn thu nhập bán chéo bảo hiểm. LNTT quý 2 đạt 4.8 nghìn tỷ (-1.7% sv.ck.), do thu nhập thuần từ các hoạt động dịch vụ và thu nhập khác giảm lần lượt 19.4% và 21.7% sv.ck. Lũy kế 2 quý đầu năm 2023, LNTT ACB đạt xấp xỉ 10 nghìn tỷ, tăng 11% sv.ck. và đạt 50% KHKD. 
Chúng tôi duy trì khuyến nghị Tăng Tỷ Trọng và nâng giá mục tiêu cho ACB lên 25,500 đồng (từ 22,900 đồng, đã điều chỉnh cổ tức), do các điều chỉnh tăng trong dự phóng lợi nhuận của ngân hàng. Các yếu tố tích cực của ACB bao gồm: 1) chất lượng tài sản vượt trội và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao; 2) tăng trưởng bền bỉ trong gần một thập kỷ; và 3) nền tảng vững chắc và chiến lược kinh doanh thận trọng đảm bảo tăng trưởng dài hạn.

Phiên 23/2: chứng khoán nhận định tiêu cực, dự thủng mốc 1.000 điểm?

Các công ty chứng khoán nhận định khá tiêu cực về phiên giao dịch 23/2 với mốc thủng có về 1.000 điểm.

VN-Index kết phiên 22/2 giảm thêm giảm 28 điểm và rơi khỏi mốc 1.055 điểm; HNX-Index giảm 4,12 điểm và UPCoM-Index giảm 0,8 điểm. Thanh khoản trên cả 3 sàn tiếp tục tăng so với phiên trước - đạt 15.500 tỷ đồng

Chứng khoán tuần 6-10/3: VN-Index downtrend về mốc 920-950?

MBS dự báo chỉ số VN-Index có thể kiểm tra ngưỡng tâm lý 1.000 điểm khi thanh khoản tiếp tục xuống thấp hơn và người bán phải hạ giá để tìm kiếm lực cầu mua dài hạn.

Thị trường chứng khoán tuần 27/2-3/3 ghi nhận diễn biến giao dịch giằng co quanh vùng điểm 1.020 điểm. Tổng cộng sau 5 phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,79 điểm (-1,42%) và đóng cửa tại 1.024,77 điểm.
Chỉ số VN-Index liên tục rung lắc mạnh trong bối cảnh cả hai bên mua và bán gây sức ép lên lên phía ngược lại. Cổ phiếu dầu khí là nhóm nổi bật nhất khi vẫn giữa được sắc xanh trong khi áp lực lớn đè nặng lên nhóm bán lẻ. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.