Chùm ảnh bệnh nhân, người nhà ngủ ở hành lang và ghế đá bệnh viện trong đêm lạnh

Dù có bầu hơn 6 tháng, chị Duyên vẫn phải ngồi ngoài ghế giữa thời tiết se lạnh để túc trực trông bố.

Ngủ hành lang chờ tới lượt vào thăm nuôi

Quy định chung của bệnh viện là với một người bệnh chỉ được một người thân vào thăm nuôi. Do vậy, đối với những bệnh nhân sức khoẻ yếu, gia đình phải có 2 người thay nhau chăm trở lên thì những người còn lại phải chọn những nơi như hành lang, đường đi hoặc dưới gốc cây... để làm chỗ nghỉ ngơi.

Vào những ngày đầu tháng 11, phóng viên báo Lao Động đã có mặt tại Bênh viện Bạch Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (quận Đống Đa, Hà Nội) - nơi tập trung rất nhiều bệnh nhân đến khám, chữa bệnh.

Tại Bệnh viện Bạch Mai vào lúc 22 giờ ngày 8.11, hàng chục người nhà bệnh nhân nằm ngủ tại ghế đá, dưới gốc cây,... để túc trực thăm nuôi người bệnh.

Chum anh benh nhan, nguoi nha ngu o hanh lang va ghe da benh vien trong dem lanh

Rất nhiều người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai không tìm cho mình một chỗ để chợp mắt, dù đó có là nơi nhiều người qua lại và không kín gió.

Đáng chú ý, giữa thời tiết se lạnh này, nhiều người nhà bệnh nhân nằm co ro vì không có chăn để đắp. Nhiều người cho biết, khi đang ngủ không hiếm lần xảy ra tình trạng chuột chạy ngay dưới chân hoặc trên đầu, thậm chí chui vào chăn.

Mang thai được hơn 6 tháng, chị Duyên (32 tuổi, quê tại Thái Bình) cho biết, bố chị bị suy hô hấp nên đã được gia đình chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai cách đây một tuần.

Chum anh benh nhan, nguoi nha ngu o hanh lang va ghe da benh vien trong dem lanh-Hinh-2

Chị Duyên phải ngồi ngoài ghế giữa thời tiết se lạnh để túc trực trông bố dù đang bầu 6 tháng.

"Tôi cùng chồng phải nằm ngoài hành lang để thay ca cho nhau trông ông. Nhiều ngày qua, hầu như không đêm nào ngủ trọn giấc. Tôi cứ lơ mơ ngủ được ít phút lại tỉnh giấc, co rúm người bởi lạnh. Thời tiết về đêm se lạnh này mà không mang chăn thì không tài nào chợp mắt được", chị Duyên chia sẻ.

Do hoàn cảnh khó khăn, không có tiền để thuê nhà trọ, nên chị Huyền (42 tuổi, quê tại Hải Dương) đã phải mang chăn và màn từ quê lên, nằm ngoài hành lang để túc trực trông mẹ.

Chum anh benh nhan, nguoi nha ngu o hanh lang va ghe da benh vien trong dem lanh-Hinh-3

Chị Huyền với một chiếc chăn mỏng, nằm co ro tại hành lang để túc trực trông mẹ.

"Mẹ tôi bị áp xe não gần tháng nay rồi, tôi với em tôi phải liên tục thay ca với nhau cho đỡ mệt nên tranh thủ chợp mắt một lúc. Cứ đêm đến mấy con chuột lại chạy qua, chạy lại rất sợ. Nhiều đêm mấy chuột kêu dữ quá làm tôi mất ngủ luôn", chị Huyền nói.

Cách đó không xa, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, theo ghi nhận của phóng viên vào lúc 23 giờ cùng ngày, rất nhiều người nhà bệnh nhân căng màn và chiếu để ngủ tại dãy hành lang, gốc cây.

Cũng tương tự như trường hợp của chị Huyền, bà Loan (65 tuổi, quê tại Hà Nam) cho biết, chồng bà sau một đêm tự nhiên chân tay co cứng lại, không cử động được nên đã được chuyển thẳng lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nửa tháng nay.

Chum anh benh nhan, nguoi nha ngu o hanh lang va ghe da benh vien trong dem lanh-Hinh-4

Gần tháng nay, bà Loan phải ngủ ngoài hành lang để tiện chăm ông.

"Các con bận đi làm hết nên tôi ra đây để trông ông, cuối tuần chúng nó mới ra trông được. May mà có đứa cháu học ở gần đây nên cứ mỗi buổi nó lại chạy ra trông ông cho tôi ngủ. Nhìn cái cảnh nhiều người còn không có màn với chăn để ngủ mà thấy thương. Ai rơi vào hoàn cảnh này thì mới thấm thía nỗi khổ của người đi trông bệnh", bà Loan bùi ngùi kể.

Mở cơ sở mới, nâng cao cơ sở vật chất

Theo ông Phạm Văn Hòa - Đại biểu Quốc hội khóa XV (Đồng Tháp), tình trạng quá tải thường diễn ra ở các bệnh viện lớn tuyến trung ương - nơi sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất tốt nên được người dân tin tưởng.

Chum anh benh nhan, nguoi nha ngu o hanh lang va ghe da benh vien trong dem lanh-Hinh-5

Nhiều người nhà bệnh nhân phải ngủ ngoài sân bệnh viện.

"Nhu cầu khám và điều trị của người dân vượt quá khả năng đáp ứng về vật chất và nhân lực khiến nhiều bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải.

Dù là bệnh viện lớn nhưng cũng giới hạn về số lượng bác sĩ, giường bệnh. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân đến khám và chữa bệnh, cùng với đó là người nhà đến chăm sóc bệnh nhân lại quá đông, vì vậy việc quá tải là điều dễ hiểu" - ông Hoà nhấn mạnh.

Vị đại biểu này cũng cho rằng, khi nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh của người dân tăng cao, phương án tối ưu nhất là mở thêm cơ sở mới của bệnh viện.

"Trước kia, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM luôn trong tình trạng quá tải. Tuy nhiên sau khi xây xong cơ sở 2 đã giúp giảm tải tình trạng quá tải rõ rệt. Vì vậy tôi cho rằng, giải pháp tối ưu nhất cần thực hiện là tăng cường mở rộng, xây dựng thêm các cơ sở bệnh viện công để có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh của người dân", ông Hòa đề xuất giải pháp.

Cựu Bí thư Đồng Nai làm gì với số tiền hối lộ khủng 14,5 tỷ từ AIC?

Làm việc với cơ quan công an, ông Trần Đình Thành khai đã dùng cương vị Bí thư Tỉnh ủy để tác động, chỉ đạo giúp cho Công ty AIC trúng 16 gói thầu. 

Trong 36 bị can bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC), hai bị can Trần Đình Thành - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai và Đinh Quốc Thái - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cùng bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ".
Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC, bị đề nghị truy tố 2 tội danh "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Mozambique năm 1979-1982 qua loạt ảnh sống động

Trải nghiệm cuộc sống ở Mozambique, đất nước nằm ở Đông Nam châu Phi 4 thập niên trước qua loạt ảnh đặc sắc do một chuyên gia Cộng hòa Dân chủ Đức thực hiện.

Mozambique nam 1979-1982 qua loat anh song dong
Đại lộ chạy dọc bờ biển ở Maputo, thủ đô Mozambique, khoảng năm 1979-1982.
Mozambique nam 1979-1982 qua loat anh song dong-Hinh-2
Những chú khỉ ở công viên bên bờ biển thành phố Maputo.

Tin mới