Chưa từng có: Lúa mới được 1 tháng tuổi 'cò' đã đặt cọc

Giá lúa tốt nên nông dân sớm nhận tiền cọc, "cò lúa" tích cực săn hàng, doanh nghiệp cũng chấp nhận mua giá cao để có nguồn hàng cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký.

Chưa từng có: Lúa mới được 1 tháng tuổi 'cò' đã đặt cọc

Hôm nào cũng có "cò lúa" hỏi thăm

Dẫn phóng viên ra xem ruộng lúa (giống OM5451) mới xuống giống được hơn 40 ngày sau nhà, ông Nguyễn Văn Như ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết, thời điểm lúa được 1 tháng tuổi đã có "cò lúa" tìm đến thỏa thuận đặt cọc với giá 6.700 đồng/kg.

Ông Như nhận cọc 300.000 đồng/công, tương đương 6 triệu đồng cho 2 ha lúa. Tuy nhiên, 10 ngày sau, giá lúa trên thị trường đã tăng lên mức 7.400 đồng/kg. “Thấy giá cao nên chúng tôi nhận cọc luôn, không ngờ bây giờ giá còn tăng lên dữ vậy”, ông Như tỏ vẻ tiếc nuối.

Chua tung co: Lua moi duoc 1 thang tuoi 'co' da dat coc

Ruộng lúa của ông Nguyễn Văn Như đã được đặt cọc. Ảnh: Cảnh Kỳ.

Nhận cọc sau ông Như vài ngày, ông Ngô Văn Giỏi ở cùng thị trấn Bảy Ngàn cho biết, khi lúa cũng mới 1 tháng tuổi nhận cọc giá 7.000 đồng/kg, còn hiện giá thị trường đã lên 7.300 đồng/kg. Trồng lúa hàng chục năm, ông Giỏi không nghĩ giá lúa lại tăng nhanh như hiện nay.

“Năm nay giá lúa cao nên chúng tôi cố gắng làm vụ thu đông, chứ sản xuất vụ này chi phí cao do thời tiết không thuận lợi, năng suất thấp. Mấy ngày qua, hôm nào cũng có người tới nhà hỏi đặt cọc. Tôi đợi xem còn tăng thêm nữa không, để bù lại phần chi phí sản xuất và kiếm thêm chút đỉnh”, bà Nguyễn Thị Ba, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho hay.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm thu hoạch, nếu giá lúa tiếp tục tăng lên mà "cò" lúa, thương lái không chịu thỏa thuận tăng giá thêm, có thể xuất hiện tình trạng nông dân chấp nhận bồi thường gấp đôi số tiền cọc hoặc chỉ bán đủ lượng lúa tương ứng số tiền cọc đã nhận, còn lại sẽ bán cho người khác.

Biết rõ hợp đồng với "cò" lúa chỉ là hợp đồng miệng, nhưng nông dân Nguyễn Văn Như cho biết sẽ giữ uy tín, không “trở kèo” vì làm ăn không phải "vụ một vụ hai". Ông Như dự định, đến khi thu hoạch lúa, nếu giá cao hơn giá đã nhận cọc, ông sẽ thương lượng với "cò" xin tăng thêm, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ngược lại, nếu giá thị trường giảm, nông dân đành bán theo giá thị trường vì "cò" sẽ không chịu lỗ.

"Nếu giá lên thì mình xin lên, chưa biết có được hay không, nhưng nếu giá giảm thì phải hạ giá để bán, nếu không "cò" sẽ bỏ cọc, mình cũng rất khó kiếm người khác để bán", ông Như nói.

Khi ruộng lúa của một hộ được đặt cọc, các hộ xung quanh cũng bán theo, bởi tâm lý lo lắng cuối vụ sẽ thiếu người mua và giá sẽ không được như hiện tại. Hơn nữa, đa số nông dân bán lúa qua "cò" nên luôn phụ thuộc vào “mắt xích” này.

“Mai mốt thu hoạch, ví dụ giá thị trường tăng thêm 200 đồng so với giá cọc đã nhận, mình xin "cò" tăng thêm cho 100 đồng, nghĩa là hai bên đều được hưởng, nếu "cò" không tăng thì thôi, vì đã giao kèo rồi”, ông Ngô Văn Giỏi nói.

DN với nông dân nên "chơi bài lật ngửa”

Theo GS Võ Tòng Xuân, từ lâu gạo Việt đã có uy tín trên thế giới, vì thế doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần tận dụng thời cơ đưa hạt gạo vươn xa. Đây cũng là cơ hội để DN và nông dân tăng cường liên kết, giúp nông dân sản xuất ra sản phẩm lúa gạo đạt chuẩn xuất khẩu, chất lượng cao, giá tốt. Đó cũng là điều kiện nông dân và DN tăng thu nhập, hài hòa quyền lợi từ mặt hàng lúa gạo.

Chua tung co: Lua moi duoc 1 thang tuoi 'co' da dat coc-Hinh-2

Nhiều cánh đồng lúa ở miền Tây đã được 'cò' đặt cọc từ sớm. Ảnh: Cảnh Kỳ.

Để làm được điều đó, DN với nông dân nên "chơi bài lật ngửa”. DN bán gạo ra thế giới giá nào, thu mua của nông dân giá nào, cần phải minh bạch. DN Việt Nam cũng nên tìm cách gắn kết với DN nước ngoài bằng các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Việc thiết lập quan hệ lâu dài với đối tác cũng góp phần tạo ra hợp đồng bao tiêu cho nông dân, sản xuất theo chuẩn thị trường, sản xuất bền vững.

Tuy nhiên, theo ông Xuân, việc tăng giá gạo lần này ngoài mặt thuận lợi, phải nghĩ đến việc tầng lớp lao động ăn lương (chiếm khoảng 15-20% trong đội ngũ lao động) cũng dễ bị ảnh hưởng. Nông dân giàu, đời sống khá sẽ giúp kéo theo các ngành khác phát triển. Nhưng, các tầng lớp xã hội như công nhân viên chức, người lao động, giáo viên, bác sĩ… cũng phải được tăng lương để cải thiện đời sống. Do vậy, cần có chính sách tốt hơn để nâng mặt bằng cuộc sống người dân.

Cũng theo GS Võ Tòng Xuân, nhiều DN than ký hợp đồng với đối tác trước đây giá thấp, nay mua với giá cao, khó mua số lượng lớn. Đây cũng là mặt trái của việc giá lúa gạo tăng quá nhanh…

Trứng kỳ nhông rừng, ở đây là món quý hiếm thuộc hàng đặc sản

Theo già A Nghiệp ở làng Đăk Hú, món ngon độc đáo và quý hiếm của người Triêng phải kể đến là trứng kỳ nhông rừng. Kỳ nhông thường sống và làm tổ trên bãi cát ven những con suối sâu.

Trứng kỳ nhông rừng, ở đây là món quý hiếm thuộc hàng đặc sản

Đồng bào Triêng (một nhánh của dân tộc Giẻ - Triêng) ở xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) luôn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng. Góp phần làm nên những nét đẹp đáng tự hào này, không thể không kể đến những món ngon truyền thống; tuy đơn sơ, dân dã, nhưng không kém phần đậm đà hương vị khó quên.

Cùng với rượu cần, các món ăn truyền thống tuy dân dã nhưng đậm đà hương vị đã làm nên dấu ấn ẩm thực của người Triêng vùng ngã ba Đông Dương.

Đòng đòng lúa nếp đắt giá, hàng lạ hút quý ông làm quà

Còn 4 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2021, nhưng nhiều quý ông đã bắt đầu tìm mua các nguyên liệu để ngâm những bình rượu quý có một không hai làm quà biếu Tết, quà tặng hoặc để đãi bạn tâm giao ngày Tết.

Đòng đòng lúa nếp đắt giá, hàng lạ hút quý ông làm quà

Với những người hay ngâm rượu Tết làm quà biếu thì đây là thời điểm vàng để bắt tay vào ngâm những bình rượu hoa quả, rượu thuốc hoặc những bình rượu đòng đòng thơm mùi hương lúa nếp non, chất đến từng giọt rượu cuối cùng. Vì nhu cầu đa dạng này mà cứ đến tháng 10 dương lịch, nhà chị Nguyễn Xuân Hà ở Kim Sơn, Ninh Bình liên tục nhận được đơn hàng mua đòng đòng lúa nếp của khách từ mọi miền.

Chị Hà kể, ngoài đặt mua rượu nếp nguyên chất không cồn, được nấu từ gạo nếp và men bắc gia truyền của gia đình, nhiều người còn đặt mua những túi đòng đòng nếp tươi về ngâm.

Đặc sản lúc nhúc như giun có giá nửa triệu đồng/kg đắt hàng

Chỉ có vào cuối thu, đầu đông, con rươi mới xuất hiện bởi đây là loại thực phẩm hoàn toàn tự nhiên, không nuôi được và mỗi năm chỉ thu hoạch trong 1 tháng. Vì vậy, rươi đang được chị em lùng mua dù có giá không hề rẻ, từ 450-500.000 đồng/kg.

Đặc sản lúc nhúc như giun có giá nửa triệu đồng/kg đắt hàng
Cầm khay rươi còn bò lúc nhúc trên tay, chị Hà Linh, trú tại Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết rươi nhà mình vừa vớt lên tối hôm trước, hôm sau được gửi lên Hà Nội bán luôn nên vẫn còn sống.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.