Chưa thể giải ba vụ án bí ẩn nhất Thế chiến thứ hai

Thế chiến thứ hai là một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử, vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải.

Chuyến bay của Rudolf Hess
Vào đêm 10/5/1941, trùm phát xít Rudolf Hess nhảy dù xuống phía nam thành phố Glasgow ở Scotland. Cú nhảy của y, có lẽ, mở đầu cho một bí ẩn lớn nhất của Thế chiến thứ hai. Hess được bổ nhiệm Phó lãnh tụ năm 1933, và là một trong những nhân vật gần gũi nhất của Quốc trưởng. Hess cũng là một phi công chuyên nghiệp và rất giỏi. Y nhảy dù từ chiếc máy bay Messerschmitt 110 của mình cách Dungavel House, trang ấp của công tước Hamilton, không xa. Phó lãnh tụ hy vọng sẽ được chào đón nồng nhiệt tại đây.
Ở Berlin, nhiều người cho rằng (hóa ra là sai lầm) nhà quý tộc Scotland là người ủng hộ hòa bình với Đức. Điều thú vị không kém là cho đến cuối đời, Hess coi chuyến bay của mình trên vùng lãnh thổ hoàn toàn xa lạ và Biển Bắc là thành tựu lớn nhất của đời mình. Nhưng tại sao nhân vật số 2 trong hệ thống quyền lực của Đức Quốc xã lại bay tới Scotland?
Rõ ràng, y coi sứ mệnh chuyến bay của mình là thương lượng hòa bình riêng với Vương quốc Anh. Điều kiện là: Vương quốc Anh đồng ý để Đức kiểm soát lục địa châu Âu. Đổi lại, Anh hoàn toàn giữ vững nền độc lập của mình. Một thỏa thuận ngoại giao như vậy sẽ giúp Hitler rảnh tay tấn công Liên Xô.
Tuy nhiên, Hess không được chào đón nồng nhiệt như mong đợi. Y được đối xử không phải như một sứ giả của Berlin mà như một kẻ lập dị. Y bị thẩm vấn và chuyển từ trang ấp này đến trang ấp khác suốt cả cuộc chiến. Trong khi đó, cảm thấy nhục nhã vì chiến hữu gần gũi nhất của mình bị coi là kẻ đào tẩu, Hitler công khai tuyên bố Hess bị điên và tước bỏ mọi chức vụ chính thức. Chưa kịp bắt đầu, "Sứ mệnh hòa bình" của Rudolf Hess đã thất bại.
Chua the giai ba vu an bi an nhat The chien thu hai
Hermann Goering.
Năm 1946, Tòa án Nuremberg kết án cựu Phó lãnh tụ tù chung thân, y bị giam tại nhà tù Spandau ở Berlin. Năm 1987, người ta phát hiện Hess treo cổ trong vườn nhà tù. Theo giả thuyết chính thức, y đã tự tử.
Câu chuyện chuyến bay và quãng đời tiếp theo của người một thời được coi là "nhân vật số 2 của Đức Quốc xã" đã làm nảy sinh rất nhiều thuyết âm mưu. Một số câu hỏi hoàn toàn hợp lý. Ví dụ, liệu Hitler có biết về sứ mệnh của Hess hay không và liệu tình báo Anh có nhử y vào bẫy không. Số khác mang tính chất "khoa học viễn tưởng". Ví dụ, liệu có phải Hess đã bị cơ quan tình báo Anh thủ tiêu, còn kẻ đang thụ án ở nhà tù Spandau là người đóng thế của y. Giả thuyết này cho rằng giới lãnh đạo London lo ngại Hess sẽ được phóng thích sớm vì lý do sức khỏe và lúc đó y sẽ kể cho cả thế giới nghe về những quan chức Anh thời chiến tranh sẵn sàng ký kết hòa bình riêng với Hitler.
Giả thuyết về việc Hess bị sát hại đã được bác bỏ một cách đầy thuyết phục trong hồi ký của Tony le Tissier, người Anh, giám đốc cuối cùng của nhà tù Spandau. Nhưng quan trọng nhất là biên bản khám nghiệm tử thi của Rudolf Hess không ghi nhận bất kỳ dấu hiệu nào của một vụ bức tử. Hơn nữa, các tài liệu lưu trữ được giải mật gần đây chứng minh một cách thuyết phục rằng từ cuối những năm 60, chính quyền Anh đã tích cực đưa ra ý tưởng trả tự do sớm cho "nhân vật số 2 của Đức Quốc xã" vì lý do sức khỏe (y mắc nhiều bệnh cộng với chứng rối loạn tâm thần) và vì tuổi cao. Điều thú vị là ngay cả các cựu chiến binh Anh, kể cả các chính khách nổi tiếng, cũng ủng hộ việc trả tự do cho Hess.
Câu hỏi ai thực sự bị giam ở nhà tù Spandau đã được giải đáp triệt để vào năm 2019. Việc so sánh ADN của Hess và một số người thân của y đã xác định dứt khoát rằng: ngày 17/8/1987, chính Hess đã tự tử.
Vụ tai nạn của Wladyslaw Sikorski
Một bí ẩn khác của Thế chiến thứ hai là cái chết của cựu Thủ tướng Ba Lan lưu vong kiêm Tổng tư lệnh quân đội Ba Lan, Wladyslaw Sikorski. Sikorski qua đời vào đêm 4/7/1943, khi chiếc máy bay ném bom B-24 Liberator do Mỹ sản xuất lao xuống biển ngay sau khi cất cánh từ căn cứ không quân của Anh ở Gibraltar. Cái chết của Sikorski trở nên hết sức bí ẩn, nếu ta lưu ý tới hoàn cảnh xảy ra tai nạn và bối cảnh chính trị. Năm 1943 là một năm khó khăn đối với Ba Lan. Nói một cách nhẹ nhàng thì mối quan hệ giữa chính phủ Ba Lan lưu vong và Liên Xô đã nguội lạnh ngay từ đầu.
Trớ trêu thay, Sikorski là một trong số ít các nhà lãnh đạo Ba Lan vẫn cho rằng có thể bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, ngay cả sau khi phát hiện ra vụ thảm sát hàng loạt tù binh Ba Lan ở Katyn thuộc tỉnh Smolensk, liên bang Nga. Tuy nhiên, quan hệ căng thẳng giữa các đồng minh đã góp phần làm nảy sinh một số thuyết âm mưu xung quanh cái chết của viên tướng Ba Lan.
Hoàn cảnh vụ tai nạn cũng làm nảy sinh nhiều giả thuyết. Sau khi cất cánh, máy bay của Sikorski đã tăng độ cao thành công. Tuy nhiên, khi phi công cố gắng giữ thế thằng bằng cho máy bay thì phát hiện cột điều khiển bị kẹt. Chiếc B-24 bị mất lực nâng và lao xuống biển. Trên máy bay, ngoài Sikorski, còn có thêm 10 hành khách, trong đó có con gái của viên tướng, Zofia Lesniowska, 31 tuổi, cùng 2 nghị sĩ Quốc hội Anh và 6 thành viên phi hành đoàn.
Có một số thuyết âm mưu về thảm kịch này - từ hành vi phá hoại trên máy bay đến việc sát hại các hành khách trước khi cất cánh mà vụ tai nạn này cần phải ngụy trang. Người ta đổ lỗi cho khi thì Cục mật vụ Anh, khi thì Abwehr của Đức, khi thì Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô gây ra cái chết của vị tướng. Một số người cho rằng Sikorski có thể đã bị các đối thủ chính trị của mình trong giới lãnh đạo lưu vong Ba Lan thủ tiêu. Lại có ý kiến cho rằng viên phi công Eduard Prhal người Séc (nhân tiện, anh ta là người duy nhất sống sót) trước đây lái máy bay tiêm kích và không có kinh nghiệm lái máy bay ném bom. Thêm vào đó, hàng hóa máy bay mang theo vừa nhiều vừa không được buộc chắc chắn, nên trong quá trình cất cánh, chúng xê dịch và làm máy bay mất thăng bằng... Điều này gây thêm khó khăn cho phi công Prhal thiếu kinh nghiệm.
Cuộc điều tra đầu tiên của chính quyền Anh không phát hiệu ra dấu hiệu phá hoại nào trên máy bay. Đối với nước Anh đang tham chiến, câu hỏi liệu những kẻ phá hoại có hoạt động tại căn cứ Gibraltar hay không rất có ý nghĩa. Xét về mặt này, câu trả lời rõ ràng của ủy ban điều tra rất quan trọng.
Từ năm 2008 đến 2013, Viện Tưởng niệm quốc gia Ba Lan đã tiến hành điều tra vụ tai nạn ở Gibraltar. Thi hài của Wladyslaw Sikorski yên nghỉ trong một hầm mộ tại Lâu đài Wawel ở Krakow, đã được khai quật. Các nhà điều tra và nghiên cứu bệnh học đã đưa ra kết luận rõ ràng: vết thương của vị tướng này hoàn toàn phù hợp với loại vết thương do tai nạn máy bay. Họ không phát hiện ra dấu vết nào chứng tỏ ông bị sát hại. Với câu hỏi liệu Wladyslaw Sikorski và những người đồng hành của ông có trở thành nạn nhân của vụ phá hoại hay không, Viện đã trả lời như sau: không thể xác định được có hay không vụ phá hoại sau nhiều năm như vậy.
Tuy nhiên, lưu ý tới vụ thảm sát Katyn và mối quan hệ khó khăn của chính phủ Ba Lan lưu vong với các đồng minh, nhiều giả thuyết khác nhau về cái chết của Wladyslaw Sikorski sẽ tồn tại trong một thời gian dài. Bí ẩn này sẽ còn ám ảnh tâm trí nhiều người bởi các tài liệu chính thức của Anh liên quan đến cái chết của Sikorsky vẫn được bảo mật đến năm 2050.
Vụ tự tử của Hermann Goering
Bí ẩn thứ ba liên quan đến Thế chiến thứ hai là hoàn cảnh vụ tự tử của Hermann Goering, Tổng tư lệnh Không quân Đức và chiến hữu thân cận nhất của Hitler. Goering là nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của Đức Quốc xã sống sót sau khi chiến tranh kết thúc. Ngày 6/5/1945, y đầu hàng quân Mỹ ở gần thành phố Radstadt của Áo và bị thẩm vấn nhiều lần. Và tháng 11/1945, y ra hầu tòa ở Nuremberg. Cựu Thống chế Đế chế bị buộc bốn tội danh chính: tiến hành chiến tranh xâm lược, tội ác chống lại hòa bình, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Ngay từ đầu, tại phiên tòa, ai cũng nghĩ Goering sẽ gặp khó khăn hơn so với nhiều bị cáo khác. Tuy nhiên, y luôn luôn sẵn sàng - cả về thể chất lẫn tinh thần - để chống lại những người buộc tội. Ngay sau khi phiên tòa bắt đầu, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng: Hermann Goering là đối thủ nặng ký nhất của các công tố viên các nước Đồng minh. Trong các phiên điều trần, cựu Tổng tư lệnh Không quân Đức thường chủ động và chiếm ưu thế trong quá trình tố tụng. Y là người quan tâm tới các chi tiết, có hiểu biết và nói năng một cách lưu loát.
Y tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hồ sơ vụ án và ở một mức độ nào đó, đã truyền cảm hứng cho các bị cáo khác bằng tấm gương của mình, đồng thời giúp luật sư làm việc dễ dàng hơn. Thẩm phán Anh Sir Norman Birkett viết trong hồi ký của mình: "Không ai trong chúng tôi sẵn sàng nhìn thấy trước mặt mình một con người có năng lực và hiểu biết như vậy. Tuy nhiên, Goering đã nhúng tay vào tội ác chế độ Đức Quốc xã sâu đến mức không một kiến thức hay năng lực nào có thể cứu được y".
Ngày 30/9/1946, tòa án tuyên bố Goering phạm cả 4 tội danh nói trên. Y bị kết án tử hình bằng hình thức treo cổ. Phán quyết rất rõ ràng: Goering không xứng đáng nhận được bất kỳ sự khoan hồng nào, tội lỗi của y được coi là "hết sức nghiêm trọng".
Tuy nhiên, cựu Thống chế Đế chế quyết tâm định đoạt số phận của mình đến cùng. Khi biết bị kết án treo cổ, Goering rất phẫn nộ. Cho rằng hình phạt treo cổ là ô nhục, Goering đề nghị tòa xử bắn y, nhưng bị từ chối.
Đêm trước ngày hành quyết, một cai ngục nhìn qua lỗ nhòm và thấy tù nhân co giật bất bình thường. Khi xe cấp cứu đến, Goering bắt đầu co giật và sùi bọt mép. Ngay sau đó y qua đời. Một ống chứa kali xyanua được tìm thấy trong miệng của kẻ tự sát. Bị cáo nổi tiếng nhất của Tòa án Nuremberg đã đánh lừa những kẻ hành quyết mình.

Những hình ảnh nhức nhối về Thế chiến thứ hai

Các hình ảnh này khắc họa chân thực đến mức khốc liệt, đau thương, ám ảnh về Thế chiến thứ hai.

Nhung hinh anh nhuc nhoi ve The chien thu hai

Thế chiến thứ hai của Antony Beevor được đánh giá là biên niên sử toàn diện về cuộc xung đột tồi tệ nhất lịch sử nhân loại. Tác phẩm đưa chúng ta vào một đoạn thời gian đẫm máu, khốc liệt và để lại nhiều hệ lụy nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, bắt đầu từ cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler vào ngày 1/9/1939, đến ngày V-J (Victory over Japan Day), tức ngày 14/8/1945 và hậu quả mà toàn bộ cuộc đại chiến này để lại. Qua những trang sách, Beevor mô tả cuộc xung đột và phạm vi toàn cầu của nó: Ở mọi ngóc ngách trên thế giới, mọi diễn biến, tình hình và nước đi chiến lược của các bên.

Nhung hinh anh nhuc nhoi ve The chien thu hai-Hinh-2

Song hành cùng những trang tư liệu, Thế chiến thứ hai còn được bổ sung 24 bản đồ về các chiến trường và trận đánh, chiến dịch then chốt của cuộc chiến. Đặc biệt phụ lục có khoảng 50 ảnh tư liệu về Thế chiến hai. Dù chưa thể phản ánh trọn vẹn hơn 6 năm của cuộc đại chiến, tuy nhiên các bức ảnh này đã khắc họa chân thực đến mức khốc liệt, đau thương, ám ảnh, nhức nhối về Thế chiến hai. Trong số đó có không ít thảm cảnh trực tiếp mà người dân, từ mọi bên, phải gánh chịu. Trong ảnh là vụ thảm sát Nam Kinh vào tháng 12/1937, lính Nhật tập đâm lê vào tù nhân Trung Quốc ở "các hốc giết chóc". Ảnh: Keystone/Getty.

Loạt ảnh độc trên chiến trường Thế chiến 1, ám ảnh người nhìn

Các nhiếp ảnh gia đã chụp được những bức ảnh ghi lại tình hình chiến sự ác liệt tại chiến trường Thế chiến 1 (1914 - 1918). Qua đó, công chúng hiểu được một phần cuộc chiến tranh đẫm máu khiến hàng chục triệu người thương vong.

Loat anh doc tren chien truong The chien 1, am anh nguoi nhin
Một lính Pháp đứng gần nơi chôn cất các đồng đội tử trận trên chiến trường Thế chiến 1. Do tình hình chiến sự ác liệt nên những binh sĩ Pháp tử trận được chôn cất ở Saint-Jean-sur-Tourbe ngày 19/12/1916.

Đọc nhiều nhất

Tin mới