Chúa nào sống thọ 88 tuổi, lập cơ đồ ở Đàng Trong?

Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, ông là người sống thọ nhất trong số các chúa của lịch sử phong kiến Việt Nam.

Chúa nào sống thọ 88 tuổi, lập cơ đồ ở Đàng Trong?

Chua nao song tho 88 tuoi, lap co do o Dang Trong?

Câu 1: Chúa nào sống thọ 88 tuổi?
  • Nguyễn Hoàng
  • Nguyễn Phúc Nguyên
  • Nguyễn Phúc Tần
  • Nguyễn Phúc Lan

Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, chúa Tiên, tức Nguyễn Hoàng, là người sống thọ nhất trong số các chúa của lịch sử phong kiến Việt Nam (thọ 88 tuổi).

Chua nao song tho 88 tuoi, lap co do o Dang Trong?-Hinh-2

Câu 2: Vị chúa này quê ở huyện nào của Thanh Hóa?
  • Nông Cống
  • Hà Trung
  • Vĩnh Lộc
  • Nga Sơn

Nguyễn Hoàng (1525-1613) quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Chua nao song tho 88 tuoi, lap co do o Dang Trong?-Hinh-3

Câu 3. Nguyễn Hoàng từng là đại thần triều vua nào?
  • Lê Trang Tông
  • Lê Thế Tông
  • Lê Anh Tông
  • Lê Thần Tông

Nguyễn Hoàng vốn là quan đại thần dưới triều vua Lê Anh Tông của nhà Hậu Lê, vì sợ bị anh rể là Trịnh Kiểm hãm hại, buộc phải xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang, Hà Tĩnh trở vào). Tháng 10/1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và những tướng sĩ thân tín thực hiện hành trình Nam tiến. Chuyến đi lịch sử đã gây dựng cơ đồ cho các con cháu ông sau này.

Chua nao song tho 88 tuoi, lap co do o Dang Trong?-Hinh-4

Câu 4. Ai chỉ đường cho Nguyễn Hoàng tiến về phía Nam lập nghiệp?
  • Phùng Khắc Khoan
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Lương Đắc Bằng
  • Lương Thế Vinh

Sau khi cha qua đời, anh trai là Nguyễn Uông bị anh rể Trịnh Kiểm hại chết, Nguyễn Hoàng sợ bị sát hại nên đến nhà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xin kế sách và được khuyên vào Nam xây dựng cơ nghiệp với câu nói nổi tiếng: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" - một dãy Hoàng Sơn có thể dung thân muôn đời. Câu nói đã mở ra cơ đồ hàng trăm năm của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Chua nao song tho 88 tuoi, lap co do o Dang Trong?-Hinh-5

Câu 5. Khi mới vào Đàng Trong, ông được nhân dân tặng gì?
  • Vàng bạc
  • Thóc lúa
  • Nước
  • Cả 3 thứ trên

Ngay khi mới vào Đàng Trong, Nguyễn Hoàng được nhân dân Thuận Hóa mang nước tới tặng. Theo lý giải của người chú đi theo Nguyễn Hoàng, hành động đó chứng tỏ nhân dân Đàng Trong rất yêu mến ông.

Chua nao song tho 88 tuoi, lap co do o Dang Trong?-Hinh-6

Câu 6. Công trình nào sau đây được xây dựng dưới thời Nguyễn Hoàng?
  • Thành Phú Xuân
  • Chùa Thiên Mụ
  • Chùa Diệu Đế
  • Đàn Nam Giao

Ngay sau khi đến vùng đất mới, Nguyễn Hoàng lo thu phục lòng người. Tong những ngày đầu tiên, ông bố cáo thiên hạ chiêu hiền đãi sĩ, ra lệnh giảm thuế cho dân, chú trọng khai hoang để đưa dân tới những vùng đất mới sinh sống. Năm 1601, Nguyễn Hoàng cho xây dựng chùa Thiên Mụ. Đây là công trình độc đáo, gắn với huyền thoại về bà trời. Đến nay, chùa Thiên Mụ vẫn đứng vững ở Huế, trở thành một trong những biểu tượng của thành phố du lịch nổi tiếng này.

Chua nao song tho 88 tuoi, lap co do o Dang Trong?-Hinh-7

Câu 7. Vua nào đã truy phong Nguyễn Hoàng làm Thái tổ nhà Nguyễn?
  • Gia Long
  • Minh Mạng
  • Thiệu Trị
  • Tự Đức

Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1613, chúa Tiên Nguyễn Hoàng ốm nặng. Ông cho gọi con trai thứ 6 là thế tử Nguyễn Phúc Nguyên và các đại thần vào căn dặn rồi qua đời, thọ 88 tuổi. Về sau, vua Gia Long truy phong Nguyễn Hoàng làm Thái Tổ nhà Nguyễn. Nguyễn Hoàng chính là bậc đế vương sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Chua nao song tho 88 tuoi, lap co do o Dang Trong?-Hinh-8

Câu 8. Lăng mộ chứa Tiên hiện ở đâu?
  • Lệ Thủy (Quảng Bình)
  • Hải Lăng (Quảng Trị)
  • Phú Xuân (Huế)
  • Hương Trà (Huế)

Ban đầu mộ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng táng ở vùng núi Thạch Hãn, huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong (nay thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị), về sau được cải táng lăng mộ chuyển về Núi La Khê tức Khải Vận Sơn (nay thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lăng mộ của Nguyễn Hoàng hiện có tên là lăng Trường Cơ.


Hé lộ vụ đưa lối hộ lớn nhất lịch sử phong kiến Việt Nam

(Kiến Thức) - Vào năm 1854, vua Tự Đức ra lệnh xử tử 17 viên quan nhận hối lộ của thương nhân nước ngoài. Đây là vụ đưa hối lộ lớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam được sử sách ghi lại.

Hé lộ vụ đưa lối hộ lớn nhất lịch sử phong kiến Việt Nam
Là con trai của vua Thiệu Trị, vua Tự Đức trị vì đất nước trong 36 năm (1847-1883). Ông chính là vị vua trị trì đất nước lâu nhất trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.

Hình ảnh siêu hiếm về các triều đại phong kiến Việt Nam

(Kiến Thức) - Một số hình ảnh về các triều đại phong kiến Việt Nam ghi dấu nhiều khoảnh khắc quan trọng của vua chúa, quan lại... cũng như những sự kiện diễn ra hàng ngày. Số hình này giúp độc giả hiểu hơn về giai đoạn lịch sử đã qua.

Hình ảnh siêu hiếm về các triều đại phong kiến Việt Nam
Hinh anh sieu hiem ve cac trieu dai phong kien Viet Nam
Các triều đại phong kiến Việt Nam kéo dài hàng trăm năm với nhiều sự kiện thăng trầm. Các nhiếp ảnh gia chụp được một số bức ảnh giá trị về giai đoạn lịch sử quan trọng này.  

Thám hoa nào của nước Việt khiến vua Càn Long khâm phục?

Phan Kính là lưỡng quốc thám hoa duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông có công rất lớn tạo nên mối bang giao giữa nhà Thanh và nước ta. Phan Kính từng được vua Càn Long tặng áo cẩm bào khi đi sứ Trung Quốc.

Thám hoa nào của nước Việt khiến vua Càn Long khâm phục?
Tham hoa nao cua nuoc Viet khien vua Can Long kham phuc?
 Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, thám hoa là danh hiệu trong khoa cử Việt Nam thời phong kiến. Nó bắt đầu xuất hiện tại kỳ thi năm 1247, đời vua Trần Thái Tông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới