Chưa được phê duyệt, Golden River Residence vẫn rầm rộ mở bán

(Kiến Thức) - Dự án Golden River Residence (Long An) do Cát Tường Group làm chủ đầu tư không có trong quy hoạch, thậm chí thời gian tới, công trình này thuộc diện ưu tiên bị kiểm tra thế nhưng vẫn đang được rao bán rầm rộ...

Không cần phép, nghiễm nhiên mở bán?
Liên quan đến chủ trương siết chặt đối với các dự án nằm trong khu vực giáp ranh TP HCM nhằm đảm bảo không bị phá vỡ quy hoạch chung của toàn tỉnh, mới đây, chia sẻ trên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An khẳng định: dự án Golden River Residence không có trong hồ sơ phê duyệt quy hoạch 1/500 của tỉnh.
Thậm chí, dự án Golden River Residence nằm trên địa bàn huyện Đức Hoà do Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường (Cát Tường Group) là chủ đầu tư này còn thuộc diện ưu tiên kiểm tra.
Dự án Golden River Residence không có trong quy hoạch nhưng vẫn được chủ đầu tư rao bán công khai. Ảnh: DĐDN.
 Dự án Golden River Residence không có trong quy hoạch nhưng vẫn được chủ đầu tư rao bán công khai. Ảnh: DĐDN.

“Để đảm bảo không phá vỡ quy hoạch chung của toàn tỉnh, chúng tôi sẽ có đợt kiểm tra ở các dự án tiếp giáp với TP HCM. Trong đó, ưu tiên dự án Thắng Lợi Riverside Maket của chủ đầu tư Thắng Lợi Group và dự án Golden River Residence của Cát Tường Group. Nếu phát hiện ra chủ đầu tư nào sai phạm, chúng tôi sẽ xử phạt, yêu cầu tạm dừng và bổ sung hồ sơ cho đúng theo trình tự của pháp luật”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cũng thông tin thêm, qua kiểm tra, rà soát, Sở Xây dựng vẫn chưa thấy có chủ trương phê duyệt cho dự án Golden River Residence của Cát Tường Group.

Hiện nay, chủ tịch UBND huyện Đức Hòa đã gửi thư mời các ban ngành có liên quan cùng chủ đầu tư Cát Tường Group lên làm rõ vấn đề này.

Mặc dù, được khẳng định không có trong quy hoạch, thế nhưng, theo tìm hiểu của Kiến Thức, Cát Tường Group đã chính thức lễ mở bán dự án Cát Tường Golden River Residence (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) vào ngày 25/3/2018, tại trung tâm hội nghị Grand Palace (TP.HCM).
Trong đợt này, với dự tham dự của khoảng hơn 1.000 khách hàng, Cát Tường chào bán các sản phẩm với giá chỉ từ 479 triệu đồng/nền, thanh toán 50%, 50% còn lại thanh toán trong vòng 6 tháng.
Dự án Golden River Residence dược rao bán rầm rộ.
Dự án Golden River Residence dược rao bán rầm rộ. 

Cũng tại lễ mở bán đợt này, Công ty CP tập đoàn địa ốc Cát Tường còn đưa ra các gói ưu đãi để thu hút khách hàng tham dự và có giao dịch thành công. Theo đó, khách hàng có cơ hội trúng thưởng xe Honda SH và nhiều quà tặng giá trị khác đồng thời tham gia chương trình "Nụ cười an cư lần 4" với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng...

Ngoài ra, theo khảo sát của Kiến Thức, trên rất nhiều website quảng cáo, giới thiệu, dự án Golden River Residence cũng đang được rao bán hết sức rầm rộ. Cụ thể như trên website cattuong-land.com, chungcudephn.com... dự án Golden River Residence được rao bán với giá 479 triệu/nền 90m2.

"Tự vẽ" quy hoạch và ra sổ cho hàng trăm nền đất?

Trao đổi trên Đời sống & Pháp lý về việc dự án Golden River Residence chưa được tỉnh Long An phê duyệt quy hoạch, ông Lê Tiến Vũ - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường đã lên tiếng phản bác và cho rằng đây có thể là sự nhầm lẫn trong việc đặt tên thương mại cho dự án...
Cụ thể, ông Vũ cho biết, dự án Golden River Residence có tiền thân là Khu dân cư vượt lũ của thị trấn Hiệp Hòa (huyện Đức Hoà, Long An). Sau đó, dự án này đổi tên thành Khu dân cư thị trấn Hiệp Hoà và được Sở Xây dựng tỉnh Long An phê duyệt dưới hình thức Chứng chỉ quy hoạch năm 2003.
Dự án này do UBND huyện Đức Hoà quản lý, và sau đó bán đấu giá lại cho Cát Tường Group vào tháng 9/2016.
Theo Phó TGĐ Cát Tường Group, có thể UBND tỉnh Long An và Sở Xây dựng đã nhầm lẫn hoặc cố tình không hợp tác khi dự án Golden River Residence ra sổ từng nền cho khách hàng.
Thế nhưng, thông tin tài liệu trên Đời sống & Pháp lý lại nhấn mạnh, trong bản chứng chỉ quy hoạch số 65 được ban hành ngày 23/4/2003 do ông Phan Ngọc Dũng (lúc này đang làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An) ký tại khoản III có nêu rõ: “Chứng chỉ quy hoạch này có giá trị trong 1 năm. Chứng chỉ quy hoạch là căn cứ để thiết kế công trình và không có giá trị làm chứng từ về quyền sử dụng đất, đồng thời không thể thay thế giấy phép xây dựng”.
Như vậy, nội dung ghi chú trong Chứng chỉ quy hoạch năm 2003 đã nói rất rõ chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 1 năm.
Trong khi đó, Cát Tường Group đã mua lại dự án Khu dân cư vượt lũ thị trấn Đức Hoà (dự án an sinh xã hội) và đổi tên thành dự án Golden River Residence năm 2016 (sau 13 năm) và biến nó thành dự án thương mại.
Trong chứng chỉ quy hoạch cấp năm 2003 có ghi rõ giá trị sử dụng trong 1 năm. Ảnh: Đời sống & Pháp lý.
Trong chứng chỉ quy hoạch cấp năm 2003 có ghi rõ giá trị sử dụng trong 1 năm. Ảnh: Đời sống & Pháp lý.
Do đó, theo nhận định của Dân Việt, mọi phản biện và “tố” ngược lại cơ quan chức năng của chủ đầu tư Golden River Residence, cũng như khẳng định không cần quy hoạch chi tiết 1/500 là sai. Vậy phải chăng Cát Tường Group đang thực hiện và mở bán dự án Golden River Residence bằng quy hoạch “tự vẽ”?
Dự án Golden River Residence bị "tố" mở bán sai phép có quy mô thế nào? Chủ đầu tư Cát Tường Group có năng lực đến đâu? Kiến Thức sẽ phản ánh trong bài tiếp theo.

Những dự án BĐS nhà đầu tư ồ ạt rút vốn

Hàng chục dự án BĐS trên địa bàn Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng đòi tiền của NĐT do chủ dự án đã huy động vốn của khách hàng nhưng đã quá lâu chưa triển khai thực hiện.

Thời suy thoái bất động sản, kinh tế khó khăn không những giá trị của bất động sản đi xuống, hiện các nhà đầu tư (NĐT) còn đang đối mặt với tình trạng ‘mắc kẹt” vốn góp ở các dự án, mà nhiều NĐT cho rằng có thể liệt vào “danh sách đen”. Trên thị trường đang diễn ra hiện tượng người mua cũng như các nhà đầu tư nhỏ lẻ ồ ạt tiến hành đòi rút vốn tại các dự án.

Ảnh minh họa
(Ảnh minh họa)

Vạch trần loạt chiêu bẫy giá khách hàng của môi giới BĐS

Khi thị trường nhà đất rậm rịch ấm lên, khách hàng ngay lập tức bị rơi vào “ma trận” giá bán nhà với đủ chiêu trò của một số CĐT lẫn môi giới bất động sản.

Trên thị trường BĐS, suất ngoại giao xuất hiện nhan nhản và đang được nhân viên môi giới bất động sản sử dụng như “mồi nhử” để “câu” khách. Nắm được tâm lý của khách hàng thường thích những suất ngoại giao không chỉ vì giá “mềm” mà còn có vị trí đặc địa, số lượng lại hạn chế, môi giới đã “bẫy” người mua nhà bằng cách mời mua suất ngoại giao có mức chiết khấu 2-5%, thậm chí tới 7%. Nhưng việc khách hàng có thực sự mua được những suất ngoại giao giá rẻ hay không thì lại là chuyện khác.
Vach tran loat chieu bay gia khach hang cua moi gioi BDS
Giá chênh, suất ngoại giao... là những câu chuyện không mới nhưng vẫn thường được dân môi giới BĐS sử dụng với nhiều chiêu thức khác nhau để "câu" khách hàng. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.