Chưa có mỹ phẩm, Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa dưỡng da ra sao?

Những bí quyết dưỡng da chống lão hóa của các mỹ nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc rất được chú ý.

Tây Thi, Dương Quý Phi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền... được mệnh danh là "Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa" sở hữu nhan sắc "chim sa, cá lặn, hoa nhường, nguyệt thẹn" nức tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Những giai thoại về cuộc đời cũng như những bí quyết làm đẹp của họ đến bây giờ vẫn được dân gian truyền miệng và áp dụng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng lần lượt tìm hiểu những bí quyết làm nên nhan sắc bất hủ của các mỹ nhân này.

1. Người đẹp "trầm ngư" Tây Thi

Tây Thi là đại mỹ nhân trứ danh thời kỳ Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa cổ đại. Tương truyền, Tây Thi đẹp đến nỗi làm đàn cá say nhìn đến nỗi quên cả bơi mà dần dần chìm xuống đáy. Cũng vì thế, nàng còn được gọi là “người đẹp trầm ngư”. Ngô Vương Phù Sai cũng chỉ vì quá mê đắm nhan sắc của Tây Thi mà để mất giang sơn vào tay Việt Vương Câu Tiễn.

Chua co my pham, Tu dai my nhan Trung Hoa duong da ra sao?

Ngươi đời kể lại, Tây Thi vốn là một cô gái làm nghề dệt vải, có khuôn mặt ưa nhìn, mặt hoa da phấn, nước da trắng nõn mịn màng. Khi nàng giặt vải ở bên bờ suối, cá nhìn thấy nàng say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy nước.

Bí quyết làm đẹp của Tây Thi thực ra rất đơn giản, nàng thường làm đẹp da bằng đậu phụ để giữ gìn nhan sắc cũng vì vậy mới có biệt danh” Tây Thi đậu phụ” lan truyền đến ngay nay.

Trong đậu phụ có chứ hàm lượng lớn protein, tinh chất mầm đậu nành và nhiều khoáng chất khác không chỉ giúp cho da trắng sáng mịn màng, mà còn có tác dụng chống lão hóa da cực kỳ hiệu quả. Mỗi ngày Tây Thi đều lấy đậu phụ bóp nát bọc trong một túi vải voan mỏng, sau khi rửa mặt xong thì xoa lên khắp khuôn mặt để có làn da trắng sáng và mịn màng.

Ngoài ra, Tây Thi còn lấy các loại thảo mộc như: Hoa xuyến chi, uy linh tiên, mao hoắc hương, hương thảo, lá sen khô mỗi lạng 200g, thêm cam thảo, bạch chỉ mỗi loại 500g, tất cả đem xay nhỏ. Sau đó lấy 300-500g hỗn hợp cho vào trong một túi vải nhỏ, đem sắc lên với nước và dùng để tắm mỗi ngày cho da luôn mịn màng, tươi trẻ.

2. Mỹ nhân "lạc nhạn" Vương Chiêu Quân

Vương Chiêu Quân là cô gái sống dưới thời Tây Hán, nổi tiếng với nhan sắc được xưng tụng là mỹ nhân "lạc nhạn".

Chua co my pham, Tu dai my nhan Trung Hoa duong da ra sao?-Hinh-2

Tương truyền, khi trên đường đi sang Hung Nô kết thân, Chiêu Quân ngồi trên lưng ngựa đàn bài “Xuất tái khúc”, một ca khúc mang giai điệu u buồn khi ly biệt. Có đàn chim nhạn đang bay về phương nam, vì nghe thấy tiếng đàn và mải ngắm nhìn sắc đẹp của Vương Chiêu Quân mà quên cả vỗ cánh, rơi mình xuống đất.

Để duy trì nhan sắc và làn da luôn tươi trẻ, mịn màng, nàng đã đặc biệt chế ra “Canh ngũ quả” bằng cách sử dụng 2 quả táo tàu, 6g phần thịt của quả nhãn, 10g kỳ tử, đun với nước. Sau khi nước sôi, cho thêm 1 quả lê đã bỏ hột, giữ nguyên vỏ, 1 quả chuối tiêu đã bỏ vỏ cắt nhỏ, thêm một lượng nước đường vừa phải.

Mỗi ngày Vương Chiêu Quân đều ăn loại canh này vào buổi sáng để vừa cải thiện được sức khỏe vừa khiến cho làn da thêm trắng sáng và mịn màng.

3. Mỹ nhân "tu hoa" Dương Quý phi

Dương Quý phi, còn gọi là Dương Ngọc Hoàn - là sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Dung nhan của bà được ca tụng là “tu hoa”, tức sắc đẹp khiến hoa phải thu mình lại vì hổ thẹn.

Nhà thơ nổi tiếng đời Đường Bạch Cư Dị từng miêu tả nhan sắc của nàng như sau: “Hồi mâu nhất tiếu bách mị sinh/ Lục cung phấn đại vô nhan sắc” (tạm dịch: Một cười khêu gợi trăm mê luyến / Xóa mất hồng nhan ở sáu cung).

Chua co my pham, Tu dai my nhan Trung Hoa duong da ra sao?-Hinh-3

Giai thoại kể rằng, có lần, Dương Quý Phi và các cung nữ đang mải ngắm hoa trong ngự hoa viên, vô tình chạm phải cây trinh nữ, lá cây ngay lập tức cụp vào. Lúc này, có một cung nữ nhìn thấy, người cung nữ đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là mỹ nhân "Tu hoa"

Tương truyền, Dương Quý Phi rất thích ăn vải bởi trong quả vải chứa rất nhiều vitamin C và protein, có tác dụng làm đẹp da và làm mờ vết thâm nám vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, Dương mỹ nhân cũng rất chú trọng sử dụng linh chi để làm đẹp da. Nàng thường nghiền nhỏ linh chi, pha với nước, cứ 2 ngày lại dùng một lần để có sắc đẹp trẻ mãi không già. Đồng thời, mỗi lần sau khi uống linh chi, nàng đều bớt lại một chút để nguội rồi thoa lên da mặt để làn da từ từ hấp thu dưỡng chất. Nhờ vào việc sử dụng linh chi hai ngày một lần thoa lên mặt mà làn da của Dương Quý Phi trở nên vô cùng mịn màng và sáng đẹp.

4. Mỹ nhân "bế nguyệt" Điêu Thuyền

Chua co my pham, Tu dai my nhan Trung Hoa duong da ra sao?-Hinh-4

Giai thoại kể rằng, khi Điêu Thuyền ra ngoài trời đêm bái trăng thì mây kéo đến che khuất mặt trăng. Vương Doãn - cha nuôi của nàng cho là lạ, lại muốn làm tôn lên vẻ đẹp của con gái, nên nói phao lên rằng Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải giấu mình. Từ đó, nàng được mọi người xưng tụng nhan sắc là người đẹp "Bế nguyệt"

Bí quyết làm đẹp của Điêu Thuyền là dùng bạch truật, tâm sen, hoa kim ngân, đương quy, nhân sâm sắc thành canh bổ khí huyết để uống mỗi sáng. Đây là một loại canh có tác dụng dưỡng nhan, cho da trắng đẹp mịn màng và luôn tươi trẻ.

Tiết lộ cực sốc cân nặng thật của đại mỹ nhân Dương Quý Phi

Khi nhắc đến Dương Quý Phi, nhiều người nghĩ ngay đến một trong tứ đại mỹ nhân nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Bà được ca ngợi có nhan sắc diễm lệ, da trắng mềm mại... Thế nhưng, chiều cao và cân nặng của đại mỹ nhân cụ thể ra sao là bí mật chưa hẳn ai cũng biết. 

Tiet lo cuc soc can nang that cua dai my nhan Duong Quy Phi
 Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn. Bà xuất thân trong gia đình quan lại. Ngay từ nhỏ, mỹ nhân này học cầm kỳ thi họa. Không những vậy, nhan sắc diễm lệ của bà càng khiến cánh mày râu si mê.

Sự thật vụ loạn An Sử và chuyện tình với Dương Quý Phi

An Lộc Sơn không chỉ là viên tướng khởi xướng sự kiện loạn An Sử khiến nhà Đường suy bại mà ông còn được biết tới với mối tình ngang trái với mẹ nuôi là Dương Quý Phi.

1. An Lộc Sơn là ai?

An Lộc Sơn là một viên tướng thời nhà Đường, ông sinh ngày 19 tháng 2 năm 703 và mất ngày 30 tháng 1 năm 757. An Lộc Sơn là người Liễu Thành, Doanh Châu (nay là Triều Dương, Liêu Ninh), thuộc dân tộc Đột Quyết. Ban đầu, họ của ông là Khang, tên là Loát Lạc Sơn. Sau khi mẹ ông cải giá với An Diên Yển, ông đổi tên thành An Lộc Sơn.

Vào năm 724, An Lộc Sơn bị Tiết độ sứ Trương Thủ Khuê bắt giam vì tội trộm dê. Trong lúc sắp bị đưa đi hành hình, An Lộc Sơn nhanh trí hỏi Thủ Khuê rằng tại sao không đi giết giặc Phiên mà lại muốn giết ông ta, như vậy thật chẳng có uy danh. Trương Thủ Khuê thấy An Lộc Sơn nói phải liền tha cho và nhận làm tùy tùng.

An Lộc Sơn nhờ biết tới 9 thứ tiếng của các dân tộc ít người thuộc vùng biên giới lại là người đa mưu, giỏi chiến đấu nên được Trương Thủ Khuê nhận làm con nuôi. Sau này, Đường Huyền Tông quyết định gọi Thủ Khuê về triều làm Thừa tướng, An Lộc Sơn cũng được phong là Binh mã sứ Bình Lư.

An Lộc Sơn với khả năng hiếm có đã nhanh chóng lấy lòng được hoàng đế để thăng chức cao. (Ảnh: Sohu)

Nhờ giỏi đút lót, An Lộc Sơn được thăng làm Tiết độ sứ của 3 vùng Bình Lưu, Phạm Dương và Hà Đông. Có thể nói, toàn bộ vùng Đông Bắc Trung Quốc nằm trong tay của An Lộc Sơn, chiếm tới 1/3 binh lính của triều đình nhà Đường. Thậm chí, với sự khéo léo của mình, ông còn được Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi nhận làm "dưỡng tử".

2. Loạn An Sử - Cuộc dấy binh tiêu diệt gần như hoàn toàn triều đại nhà Đường

Vào tháng 11 năm Thiên Bảo thứ 14 (năm 755), An Lộc Sơn cùng Sử Tư Minh dấy binh làm phản nhà Đường dưới chiêu bài thanh trừng Dương Quốc Trung, anh trai của Dương Quý Phi. Lần dấn binh này được sử sách gọi tên là "Loạn An Sử" và nó cũng được đánh giá là cuộc bạo loạn lớn nhất của Trung Quốc khiến cho nhà Đường rơi vào thế suy bại sau hơn 200 năm phồn thịnh.

2.1. Nguyên nhân An Lộc Sơn làm phản

Loạn An Sử do An Lộc Sơn phát động đã tạo nên bước ngoặt đẩy triều đình nhà Đường rơi vào lụn bại. Nhưng vì đâu mà nhà Đường đang ở vào thời kỳ hưng thịnh nhất lại nổ ra cuộc chiến này? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính khiến An Lộc Sơn dấy binh làm phản:

Mâu thuẫn giữa triều đình và người dân

Mặc dù Đường Huyền Tông là người đã đưa nhà Đường tới thời kỳ hưng thịnh nhất nhưng chính ông cũng vào những năm cuối đời đã bỏ bê triều chính, dân chúng, đắm chìm vào tửu sắc cùng Dương Quý Phi, chi tiêu xa xỉ. Không chỉ có hoàng đế, các quan lại và vương tôn quý tộc cũng mặc sức tiêu xài.

Vào năm 755, An Lộc Sơn đã dẫn quân dấy binh làm phản. (Ảnh: Sohu)

Thêm nữa, lúc này, nhà Đường liên tục gây hấn với các nước lân cận nên chế độ quân binh bị ảnh hưởng, tài chính, ngân khố không đủ chi, triều đình bắt đầu tăng thu thuế, khiến người dân rơi vào cảnh ngày càng thiếu thốn. Thậm chí, quan lại còn bóc lột nặng nề truy thu thuế với cả những người đã chết gây ra sự căm phẫn trong lòng người dân ngày càng lớn.

Mâu thuẫn với các dân tộc xung quanh

Khi mới lên ngôi, Đường Huyền Tông đã thu xếp rất tốt các mâu thuẫn với các nước lân cận. Thế nhưng tới những năm Thiên Bảo, ông lại người nhiều lần điều quân đi gây chiến với các dân tộc xung quanh như Thổ Phồn, Khiết Đan, Đại Thục và Nam Chiếu…

Mâu thuẫn tới từ giai cấp thống trị

Chính trong nội bộ triều đình nhà Đường cũng nảy sinh mâu thuẫn không ngừng. Đặc biệt, việc Đường Huyền Tông tin dùng gian thần như Lý Lâm phủ, Cao Lực Sĩ và Dương Quốc Trung mà chèn ép các quan lại trung lương đã khiến cho họ nảy sinh tâm lý chán nản. Ngoài ra, các phe phái trong triều đình chỉ tập trung vào đấu đá, tư lợi cá nhân khiến cho tình hình chính trị của đất nước ngày càng rối ren.

Sai lầm trong chính sách trọng vùng biên ải

Đây cũng là một trong những sai lầm lớn nhất của Đường Huyền Tông khiến cho An Lộc Sơn có cơ hội dấy binh tạo phản. Ông đã nghe theo lời của Lý Lâm Phủ để cho binh lính phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ huy chứ không phải là triều đình. Ngoài ra, ông còn đề cao sử dụng các tướng lĩnh người dân tộc vùng biên để làm thống soái, tự do chiêu mộ binh lính. Vì thế, họ càng dễ dàng có cơ hội cầm binh quyền nổi loạn và An Lộc Sơn là một trong những kẻ đã lợi dụng sự lơ là này của Đường Huyền Tông và triều đình nhà Đường để hành động như vậy.

2.2. An Sử chi loạn - Cuộc phản loạn ngấm ngầm nổi dậy

Như đã nêu ở trên, An Lộc Sơn chỉ trong hơn 10 năm đã được thăng chức từ đô đốc lên tới Tiết độ sứ của 3 trấn là Phạm Dương, Bình Lư và Hà Đông. Khi đó, An Lộc Sơn nắm toàn bộ vùng đông bắc Trung Quốc và nắm tới một phần ba quân số nhà Đường, tương đương với 15 vạn quân binh.

Vì sự lơ là của Đường Huyền Tông, An Lộc Sơn đã thu nạp binh lính, chuẩn bị quân nhu để tiến hành tạo phản. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, dù An Lộc Sơn còn chưa dấy binh làm phản thì nhưng thái tử Lý Hanh và tướng Trương Cửu Linh, Lý Hà Chu, Lý Thuần Phong… đã từng cảnh báo hoàng đế Đường Huyền Tông về nguy cơ này. Nhưng, Đường Huyền Tông đều gạt đi, sau đó ông còn liên tục bổ sung binh mã và lương thực cho An Lộc Sơn.

An Lộc Sơn đã lợi dụng lòng tin của Đường Huyền Tông để chuẩn bị cho tương lai. An Lộc Sơn đã dùng 8 năm để thu nạp binh lính, văn sĩ bất mãn như Nghiêm Trang, Trương Thông Nho, Lý Đình Kiên, Cao Thượng…, tích trữ lương thảo, nuôi chiến mã, sử dụng tướng người Hồ chờ cơ hội dấy binh tạo phản.

2.3. Loạn An Sử khiến nhà Đường lụi bại và khiến 36 triệu người thiệt mạng

Vào năm 755, An Lộc Sơn lấy danh nghĩa thanh trừng Dương Quốc Trung để dấy binh ở Phạm Dương. Từ đó, loạn An Sử đã chính thức bắt đầu.

Theo bài khảo cứu đăng trên Nhân dân Nhật báo miêu tả, cuộc phản loạn của An Lộc Sơn vô cùng khốc liệt. Quân phản loạn đi tới đâu là đốt phá, giết chóc, cướp bóc tới đó, không tội ác nào là không gây ra, là mối họa lớn cho dân chúng.

Diêu Nhữ Năng cũng đã ghi lại trong cuốn "An Lộc Sơn sự tích" rằng: "Phần lớn cung điện đều bị đốt cháy, mười nay chỉ còn lại một. Dân số cũng chỉ còn lại 1000 hộ, đi tiếp 1000 dặm nữa về phía đông còn không có bóng người, quang cảnh vô cùng tiêu điều. Kinh đô Trường An sau cuộc chiến không còn một căn nhà nào, xóm lắng vắng lặng."

Theo thống kê từ sử sách, Nhân dân Nhật báo đã tổng kết rằng, 70% địa phương trên cả nước bị giảm nhân khẩu tới 90%. Ví dụ như Dịch châu ở Hà Bắc chỉ còn lại 569 hộ, trong khi trước đây có 44.200 hộ. Số phủ châu có từ 10 vạn hộ trở lên là 10 nhưng sau loạn An Sử chỉ còn Kinh Triệu và Thái Nguyên.

Loạn An Sử đã khiến cho 36 triệu người thiệt mạng. (Ảnh: Sohu)

Trước loạn An Sử, dân số của nhà Đường là 52,9 triệu người phân bổ trên 8,9 triệu hộ. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn, dân số đã giảm xuống chỉ còn 16,9 triệu người tương đương với 2,9 triệu hộ. Mức độ thiệt hại về người đã lên tới 36 triệu, dân số của Trung Quốc thời Đường chỉ còn lại một phần ba.

Dù loạn An Sử chỉ kéo dài trong chưa đầy 10 năm nhưng ảnh hưởng của sự kiện này tới triều đại nhà Đường là vô cùng lớn. Nó đã đẩy nhà Đường vào con đường lụi tàn nhanh chóng. Thậm chí, loạn An Sử còn để lại hậu quả khôn lường đối với lịch sử của Trung Quốc.

3. An Lộc Sơn và Dương Quý Phi có quan hệ gì?

Ít ai biết được rằng, giữa An Lộc Sơn và Dương Quý Phi còn có rất nhiều lời đồn đại đầy tai tiếng.

3.1. Lời đồn An Lộc Sơn tư thông với Dương Quý Phi

Sách Đường Thư viết rằng: "Sau khi Huệ Phi mất, Đường Huyền Tông buồn rầu, thương nhớ, dù có bao nhiêu cung tần mỹ nữ cũng không thấy khuây khỏa. Sau đó, Cao Lực Sĩ mật tấu rằng tại cung Thọ Vương có "Võ Huệ Phi tái sinh".

Nào ngờ, khi vừa nhìn thấy Dương Ngọc Hoàn, Đường Huyền Tông lập tức mê mẩn nên đã dùng kế chiếm đoạt. Sau khi đưa được Ngọc Hoàn về cung, Đường Minh Hoàng đã sắc phong nàng làm quý phi. Hoàng đế còn không tiếc tiền bạc, công sức cung phục Dương Quý phi.

Su that vu loan An Su va chuyen tinh voi Duong Quy Phi-Hinh-5

Có rất nhiều lời đồn xung quanh chuyện An Lộc Sơn tư thông với Dương Quý Phi. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên dù vô cùng sủng ái Dương Quý phi nhưng khi đó Đường Minh Hoàng đã ngoài 50, còn nàng thì mới ngoài 20. Dương Quý phi mỡ màng, sức xuân phơi phới mà Đường Huyền Tông lực bất tòng tâm nên đành phải ngậm ngùi chịu đựng.

Lúc đó, An Lộc Sơn được Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi nhận làm con nuôi. An Lộc Sơn thấy vẻ đẹp của Dương Quý phi thì nảy sinh tà ý. An Lộc Sơn tư thông với Dương Quý Phi bằng cách đút tiền mua chuộc cung nữ trong cung.

3.2. Sự thật trong câu chuyện tình An Lộc Sơn và Dương Quý Phi

Dã sử đã chép lại câu chuyện An Lộc Sơn có gian tình với Dương Quý phi qua rất nhiều tích như An Lộc Sơn làm xước ngực Dương Quý phi, bà vì muốn che giấu việc này đã phát minh ra chiếc yếm. Thậm chí, "Tư trì thông giám" cũng ghi rằng An Lộc Sơn ngày ngày đến cung của Dương Quý phi cười đùa vui vẻ. Dương Quý phi còn tổ chức lễ tắm 3 ngày cho An Lộc Sơn như phong tục truyền thống. Thế nhưng, sự thật của những câu chuyện này là thế nào?

Giáo sư Trương Quốc Cương, một nhà sử học thuộc Đại học Thanh Hoa thì những giả thuyết này hoàn toàn là không chính xác. Tại sao Đường Huyền Tông dù biết chuyện Dương Quý phi tắm cho An Lộc Sơn lại không hề trách tội. Theo ông, do người thời Đường vốn rất cởi mở trong việc tiếp xúc giữa nam và nữ nên Đường Minh Hoàng mới có phản ứng như vậy.

Su that vu loan An Su va chuyen tinh voi Duong Quy Phi-Hinh-6

Trên thực tế, An Lộc Sơn chỉ là người hướng dẫn Dương Quý Phi các điệu múa. (Ảnh: Sohu)

Ông cũng cho rằng, An Lộc Sơn trong sử sách không chỉ là một tướng đa mưu túc trí mà còn là người rất rành các loại vũ điệu. Dương Quý phi cũng rất nổi tiếng với tài ca hát nhảy múa, đặc biệt là với điệu múa "Nghê thường vũ y khúc" mê đắm lòng người.

Quả thực, trong các tác phẩm văn thơ thời bấy giờ đã nhắc tới chuyện tình An Lộc Sơn và Dương Quý Phi thường xuyên cùng nhau nhảy múa. Dựa trên những dữ liệu đó, giáo sư Trương Quốc Cương kết luận rằng Dương Quý phi gặp An Lộc Sơn là để thỉnh giáo về cách múa sao cho đúng, đẹp. Trong quá trình học hỏi thật khó để tránh khỏi sự tiếp xúc về mặt thân thể. Vì thế, câu chuyện tư thông của An Lộc Sơn và Dương Quý phi chỉ có thể là lời đàm tiếu không chính xác.

Mặc dù, nhà Đường sau đó có thể đánh bại cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn nhưng trên thực tế vẫn phải nhận định rằng sự kiện này đã dẫn tới sự thay đổi lớn về kinh tế và xã hội của cả Trung Quốc.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới