Chùa Bối Khê Hà Nội bị mất cổ vật lưu giữ những bảo vật nào?

Chùa Bối Khê Hà Nội bị mất cổ vật lưu giữ những bảo vật nào?

(Kiến Thức) - Nằm ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chùa Bối Khê là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam. Hiện chùa lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như tượng Phật bà nghìn mắt, nghìn tay có từ đời Lý, 2 cây đèn gốm thời nhà Mạc...

 Chùa Bối Khê còn gọi tắt là chùa Bối, tên chữ Đại Bi Tự (nghĩa là ngôi chùa có bia rất lớn), nằm trên đất làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội nên người dân địa phương quen gọi là chùa Bối Khê.
Chùa Bối Khê còn gọi tắt là chùa Bối, tên chữ Đại Bi Tự (nghĩa là ngôi chùa có bia rất lớn), nằm trên đất làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội nên người dân địa phương quen gọi là chùa Bối Khê.
Ngôi chùa cổ kính này được xếp hạng Di tích lịch sử - cách mạng quốc gia vào năm 1979. Vào ngày 13/3 vừa qua, kẻ gian cậy cửa, đột nhập vào chùa Bối Khêlấy đi một pho tượng Thích Ca đản sinh bằng đồng màu đen, chiều cao khoảng 70 - 80cm, được đặt tại gian Tam Bảo. Đây là lần thứ 3 pho tượng này bị kẻ gian lấy cắp. Hai lần bị trộm trước, bức tượng đều được tìm thấy nguyên trạng và trả lại cho chùa.
Ngôi chùa cổ kính này được xếp hạng Di tích lịch sử - cách mạng quốc gia vào năm 1979. Vào ngày 13/3 vừa qua, kẻ gian cậy cửa, đột nhập vào chùa Bối Khêlấy đi một pho tượng Thích Ca đản sinh bằng đồng màu đen, chiều cao khoảng 70 - 80cm, được đặt tại gian Tam Bảo. Đây là lần thứ 3 pho tượng này bị kẻ gian lấy cắp. Hai lần bị trộm trước, bức tượng đều được tìm thấy nguyên trạng và trả lại cho chùa.
Chùa Bối Khê được xây dựng vào khoảng năm 1338 dưới đời vua Trần Hiến Tông. Từ đó cho đến nay, chùa trải qua 8 đợt trùng tu sửa chữa dưới các triều Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và triều Nguyễn.
Chùa Bối Khê được xây dựng vào khoảng năm 1338 dưới đời vua Trần Hiến Tông. Từ đó cho đến nay, chùa trải qua 8 đợt trùng tu sửa chữa dưới các triều Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và triều Nguyễn.
Chùa thờ vị thánh người quê hương là Nguyễn Bình An. Ông là người có công xây dựng chùa Bối Khê và đã tổ chức dân vùng Tiên Lữ đánh lại quân xâm lược phương Bắc.
Chùa thờ vị thánh người quê hương là Nguyễn Bình An. Ông là người có công xây dựng chùa Bối Khê và đã tổ chức dân vùng Tiên Lữ đánh lại quân xâm lược phương Bắc.
Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ kính, chùa Bối Khê còn là nơi lưu giữ và bảo quản nhiều cổ vật quý giá có giá trị lớn về mặt lịch sử và văn hóa của các triều đại trên.
Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ kính, chùa Bối Khê còn là nơi lưu giữ và bảo quản nhiều cổ vật quý giá có giá trị lớn về mặt lịch sử và văn hóa của các triều đại trên.
Cụ thể, chùa Bối Khê bảo lưu được nhiều nghi thức tôn giáo của phái Trúc Lâm, Đạo giáo, Khổng giáo.
Cụ thể, chùa Bối Khê bảo lưu được nhiều nghi thức tôn giáo của phái Trúc Lâm, Đạo giáo, Khổng giáo.
Bên trong chùa có 58 pho tượng với những kích thước khác nhau. Trong số này, nổi bật là bức tượng Quan âm 12 tay ngồi trên tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại Xương Phù lục niên (1382), triều vua Trần Phế Đế.
Bên trong chùa có 58 pho tượng với những kích thước khác nhau. Trong số này, nổi bật là bức tượng Quan âm 12 tay ngồi trên tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại Xương Phù lục niên (1382), triều vua Trần Phế Đế.
Tượng Phật bà nghìn mắt, nghìn tay có từ đời Lý ở trong chùa Bối Khê là một trong 2 pho tượng đẹp và quý nhất Việt Nam.
Tượng Phật bà nghìn mắt, nghìn tay có từ đời Lý ở trong chùa Bối Khê là một trong 2 pho tượng đẹp và quý nhất Việt Nam.
Bên trong chùa có đặt 18 bức tượng La Hán ngồi trên bệ đá, thể hiện đủ gương mặt, tư thế khác nhau.
Bên trong chùa có đặt 18 bức tượng La Hán ngồi trên bệ đá, thể hiện đủ gương mặt, tư thế khác nhau.
Hai cây đèn gốm thời nhà Mạc, 11 bia đá có từ đời Hậu Trần, 2 quả chuông được đúc bằng đồng và 22 đạo sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn, một quần thể tượng cửu long 9 pho tượng được đặt trên 9 bệ rồng.
Hai cây đèn gốm thời nhà Mạc, 11 bia đá có từ đời Hậu Trần, 2 quả chuông được đúc bằng đồng và 22 đạo sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn, một quần thể tượng cửu long 9 pho tượng được đặt trên 9 bệ rồng.
Mời độc giả xem video: Khám phá những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ. Nguồn: VTC10.

GALLERY MỚI NHẤT