Chữa bệnh dân gian truyền miệng kiểu "các mẹ ơi...", con trẻ rước họa

Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo về các phương pháp chữa bệnh dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn vô tư áp dụng khiến trẻ lâm nạn.

Chữa bệnh dân gian truyền miệng kiểu "các mẹ ơi...", con trẻ rước họa
Mới đây, BS Nguyễn Thanh Sang, ĐH Y Dược TP.HCM, tiếp nhận trường hợp một cháu bé bị bỏng nặng trên ngực do bà nội hơ lá trầu đắp lên ngực chữa sổ mũi, khò khè. Trên các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm nuôi con, không hiếm các mẹ truyền tai nhau cách chữa bệnh cho trẻ mà không cần nhờ đến bác sĩ.
“Các mẹ ơi, em phải làm sao?”
“Các mẹ ơi, cu Bin nhà mình bị ho. Cu Bin mới tròn bốn tháng tuổi, mẹ cháu phải làm gì để trị dứt ho cho cháu?”. Rất nhanh, các bà mẹ đồng cảm và truyền lại kinh nghiệm dùng nước quả quất trộn với mật ong hoặc pha mật ong với sữa ngoài nếu bé uống sữa ngoài.
Có mẹ còn đăng đàn chia sẻ thành công khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian truyền miệng chữa chướng hơi đầy bụng cho bé để các mẹ khác học theo. Phương pháp khá kinh dị là tìm bắt mấy con gián đất không có cánh đập chết đi và nướng cùng mấy nhánh tỏi để đắp vào rốn bé. Hay cách đây không lâu có mẹ còn chia sẻ hạ sốt cho bé bằng cách cho con lươn sống bò trên lưng bé, khi lươn chết thì bé cũng hết sốt.
“Các mẹ ơi, có mẹ nào biết bác sĩ chuyên trị suyễn cho trẻ em thì chỉ giúp em với nhé” - một bà mẹ cầu cứu. Ngay lập tức, có nhiều ý kiến khuyên mẹ đi bác sĩ cho chắc ăn nhưng cũng có mẹ quả quyết có một biện pháp cắt suyễn rất tốt. “Nếu bé bị suyễn nặng thì dùng một cây nhang đốt lên, để một tờ giấy hoặc miếng vải ở chỗ gáy rồi hơ cây hương lên đó nhưng đừng để gần nhé, nóng quá bé khóc đấy” - bà mẹ này khuyên.
Thậm chí có mẹ còn quả quyết nhỏ sữa vào mắt cho bé chữa ghèn rất hiệu quả: “Hồi Thỏ nhà mình hơn hai tháng tuổi bị đau mắt, cứ lấy tay dụi, mình nhỏ nước muối cả ngày mà không đỡ. Bà ngoại Thỏ nói ngày trước không có nhiều thuốc, các cụ thường dùng chính sữa mẹ nhỏ vào mắt bé. Mình cũng nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn thử nhỏ đúng một giọt sữa mẹ trước khi Thỏ đi ngủ và sáng hôm sau thì kết quả vượt ra ngoài mong muốn, mắt Thỏ không còn nhiều ghèn nữa, mình nhỏ thêm một giọt nữa thì mắt con mình khỏi hoàn toàn”.
Phương pháp chữa sốt bằng lươn (trái) cho bé được một mẹ bỉm sữa chia sẻ và phương pháp chữa đau mắt bằng sữa mẹ (phải) được truyền tai, hậu quả là một phụ huynh làm theo khiến mắt bé bị nặng hơn. Ảnh: ITN
Phương pháp chữa sốt bằng lươn (trái) cho bé được một mẹ bỉm sữa chia sẻ và phương pháp chữa đau mắt bằng sữa mẹ (phải) được truyền tai, hậu quả là một phụ huynh làm theo khiến mắt bé bị nặng hơn. Ảnh: ITN 
Nhiều mẹ thì chia sẻ cách trị tiêu chảy cho bé bằng cách nấu nước lá ổi, rau sam, củ cải tươi, nhọ nồi... Có mẹ còn cả nể tuân theo ý bà là nhỏ chanh vào miệng em bé mới sinh cho bé ói đờm nhớt ra, sau này mới khỏe mạnh được hoặc nhỏ chanh vào mắt chữa ghèn.
Chưa được kiểm chứng
BS Nguyễn Lê Huy Anh, khoa Mắt BV quận Thủ Đức, kể từng tiếp nhận một số trường hợp chữa bệnh ở mắt bằng mẹo vặt khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Đơn cử như trường hợp của bé Phan Hoàng A., 15 ngày tuổi, nhập viện với tình trạng mắt có nhiều chất tiết vàng nhầy, loét giác mạc rộng. Mẹ bé cho biết khi thấy bé chảy ghèn trắng ở mắt, bà của bé nhất quyết nhỏ chanh để tự điều trị cho cháu mà không đi khám. BS Anh còn khuyến cáo các phương pháp truyền miệng như nhỏ sữa, đắp thịt nhái lên mắt đều sai lầm.
Tiêu chảy là một phản ứng với cơ thể, tiêu chảy ở trẻ em có hai nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus, tiêu chảy giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể nên có những trường hợp tiêu chảy ít khi cần phải cầm tiêu chảy.
Chất tanin có trong lá ổi, trà xanh, vỏ măng cụt... được sử dụng cầm tiêu chảy nhưng chỉ là điều trị triệu chứng, không giải quyết được nguyên nhân tận gốc, nếu dùng không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như suy gan, suy thận, nhiễm trùng huyết...
BS LÊ NGỌC TUẤN ANH
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi đồng 1, cho biết bệnh viện từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi phỏng nặng vì đắp nước mắm, đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc, cắt lễ khiến da bị phồng rộp, nhiễm trùng. Có trường hợp đắp tỏi hay quấn tỏi vào lòng bàn chân quá nhiều để chữa ho hoặc tắm với nước bỏ gừng nhưng pha gừng nhiều quá khiến trẻ bị bỏng.
BS Khanh cũng khuyên đối với trẻ quá nhỏ, đặc biệt chưa đến một tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, mật ong quá ngọt sẽ dễ khiến trẻ bị sặc và nhiễm trùng huyết nguy hiểm vì vi khuẩn có trong mật ong.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về
Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Người mẹ vĩ đại nuôi 9 trẻ mồ côi chưa để đói một ngày

Ở tuổi 17, K’Hiếu dũng cảm nuôi 3 trẻ mồ côi và những năm sau đó, cứ đứa trẻ nào bị bỏ rơi, bà lại mang về chăm sóc.

Người mẹ vĩ đại nuôi 9 trẻ mồ côi chưa để đói một ngày
Câu chuyện xúc động nuôi trẻ mồ côi trên đã lấy nhiều nước mắt của khán giả theo dõi chương trình Điều ước thứ 7 số 118 phát sóng trên VTV3, ngày 17/6.

Làm gì khi trẻ giận dữ?

Cách cha mẹ xử lý khi trẻ giận dữ cần đúng thời điểm và kiên nhẫn. Chúng sẽ qua đi nhưng mang lại bài học lớn về cách sống và điều chỉnh hành vi tốt hơn cho bé.

Làm gì khi trẻ giận dữ?
Sự bướng bỉnh và giận dữ (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Tantrum) diễn ra khá thông thường ở trẻ nhỏ. Đôi khi điều này phát triển "quá đà" với những biểu hiện như trẻ nằm lăn lộn xuống đất, khóc và hét lớn, bứt tóc, dậm chân, đá đồ đạc, thậm chí cả cha mẹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.