Chủ tịch Quốc hội: Nới lỏng có chọn lọc, sớm trở lại trạng thái bình thường

Chủ tịch Quốc hội lưu ý: Cần có lộ trình mở cửa nền kinh tế phù hợp trên tỷ lệ tiêm chủng vắc xin, không mở cửa ồ ạt, chú trọng khía cạnh tâm lý, nới lỏng có chọn lọc.

Phát biểu bế mạc tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội diễn ra ngày 27/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các ý kiến góp ý của chuyên gia là chất liệu quan trọng để các cơ quan của Quốc hội thẩm tra chính thức các báo cáo kinh tế, xã hội của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai tới đây.

Đây cũng là cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, nghiên cứu và triển khai các công việc thuộc thẩm quyền để cùng với Chính phủ và cả hệ thống chính trị sớm đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện nay.

Không lạc quan một chiều

Nhấn mạnh, những khó khăn hiện nay chỉ là trước mắt, tạm thời, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vẫn có những nền tảng tốt để có thể sớm trở lại trạng thái bình thường trước đại dịch nhưng "không lạc quan một chiều".

Chu tich Quoc hoi: Noi long co chon loc, som tro lai trang thai binh thuong

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Điểm lại các phân tích của các chuyên gia, Chủ tịch Quốc hội cho biết có 5 nguyên nhân khiến Việt Nam chuyển từ vị trí “ngôi sao” xuống nhóm nước có tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới trong năm nay.

Đó là tình hình y tế xấu đi; các chương trình tiêm chủng chậm ngay cả khi đã được tăng tốc trong thời gian gần đây; thực hiện các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt hơn; việc thực hiện các chính sách còn thiếu đồng bộ, thiếu linh hoạt khiến hiệu quả chống dịch chưa đạt như mong muốn; chính sách ứng phó về kinh tế có quy mô còn khiêm tốn, chính sách tiền tệ ở mức trung bình thấp, chính sách tài khóa chưa tham gia nhiều do nguồn lực còn hạn chế; các chương trình trợ giúp xã hội cũng còn hạn chế.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Bộ Chính trị đã có kết luận khẳng định kiên trì thực hiện mục tiêu kép nhưng ưu tiên mục tiêu nào phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, ở những địa bàn cụ thể. Trước mắt tập trung ưu tiên nhiều hơn cho phòng, chống dịch, đặt sức khỏe của người dân lên trên hết và trước hết.

“Chúng ta vẫn đang đi theo đúng quan điểm này. Đường hướng của Việt Nam là rất rõ”, ông Vương Đình Huệ khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội nhất trí với các chuyên gia về việc phải tập trung đẩy nhanh chiến lược tiêm chủng vắc xin, xét nghiệm, đây là điều kiện tiên quyết để kiểm soát đại dịch, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, xã hội. Đây là vấn đề liên quan đến quản trị quốc gia, phân quyền, ủy quyền, liên kết vùng như thế nào, tức là phải thay đổi về cách thức và sách lược.

Ông cũng đồng ý về việc cần phải có một chương trình tổng thể về phục hồi kinh tế trong và sau đại dịch, có sự phân chia giai đoạn cụ thể để có chính sách phù hợp. Trong đó, cần đẩy mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp, hệ sinh thái cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chuyển sang tăng trưởng xanh, đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế; rà soát tăng cường năng lực quản trị quốc gia và năng lực thực thi chính sách từ Trung ương đến địa phương.

Chuyển từ đóng cửa, phong tỏa là chính sang tăng nhanh tiêm vắc xin

Theo Chủ tịch Quốc hội, ngày càng có nhiều nước chuyển sang mô hình thích ứng, sống chung an toàn với dịch Covid-19, chuyển từ các biện pháp đóng cửa biên giới, giãn cách, phong tỏa, truy vết là chính sang các biện pháp tăng nhanh tiêm chủng vắc xin, giảm tỷ lệ tử vong…

Vì vậy, điều kiện tiên quyết là phải đạt tỷ lệ tiêm chủng từ 60 - 70%, hạ tầng y tế khá phát triển và sẵn sàng cao, ý thức của người dân và cộng đồng ứng phó với đại dịch.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe nhân dân cả về thể chất và tinh thần; đồng thời duy trì linh hoạt các hoạt động kinh tế xã hội bình thường ở mức độ tối đa có thể trong điều kiện có dịch bệnh.

Chu tich Quoc hoi: Noi long co chon loc, som tro lai trang thai binh thuong-Hinh-2

Các chuyên gia tham dự tọa đàm

"Thực chất ở đây là tìm điểm cân bằng tối ưu giữa y tế và phát triển kinh tế, xã hội, áp dụng linh hoạt theo thời điểm, địa điểm, diễn biến của dịch, không nhất thiết phải trên diện rộng và phải có lộ trình, mở dần nhưng có kiểm soát để vừa bảo vệ thành quả chống dịch vừa phục hồi được kinh tế", Chủ tịch Quốc hội nói.

Để thực hiện được mô hình này thì có 3 điều kiện. Đó là ý thức của người dân và cộng đồng; tiêm chủng vắc xin và năng lực của hệ thống y tế; sự linh hoạt, không cứng nhắc, kịp thời điều chỉnh và thích ứng với diễn biến của dịch bệnh. Đồng thời, cần có khung chính sách được nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, thấu đáo, quyết định một cách quyết đoán và tổ chức thực hiện nhất quán từ trên xuống dưới.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần lộ trình mở cửa nền kinh tế phù hợp trên cơ sở tỷ lệ tiêm chủng vắc xin, không mở cửa ồ ạt, có điều kiện cho từng ngành, lĩnh vực, đối tượng cá nhân và doanh nghiệp. Chống dịch và phát triển kinh tế phải hết sức chú trọng khía cạnh xã hội và tâm lý của người dân. Nới lỏng có chọn lọc một số hoạt động xã hội để hạn chế sức ép về xã hội.

Các chính sách, biện pháp thích ứng với đại dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tổng thể. Việc huy động phân bổ nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống dịch phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả, dự báo được những tác động lâu dài.

"Hạ tầng số hiện đại cộng với niềm tin số là thời cơ để các nước bứt phá. Do đó, phải đẩy mạnh số hóa, xanh hóa nền kinh tế, hiện đại hóa nền y tế, cải thiện năng lực quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp… ", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Dịch vụ nào ở Hà Nội sẽ được ưu tiên mở lại?

Những dịch vụ thiết yếu sẽ được TP xem xét mở trước, từng bước nới thêm dịch vụ khác tùy thuộc vào mức độ kiểm soát dịch bệnh ở các thời điểm.

Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất về chủ trương và giao Ban Cán sự Đảng UBND Hà Nội xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ phương án phòng chống dịch sau ngày 15 và 21/9.

Đây là động thái giảm cường độ tiếp theo sau đợt chia vùng giãn cách từ ngày 6/9. Ở lần nới lỏng này, nhiều khả năng các quận nội thành không áp dụng Chỉ thị 16 toàn phần như hiện nay mà phân vùng ở quy mô nhỏ và chi tiết hơn.

Nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, mở lại các hoạt động, dịch vụ

Long An, Lâm Đồng, Lào Cai, Tiền Giang... tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ngay khi nới lỏng giãn cách, mở lại các hoạt động kinh doanh và dịch vụ.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Long An chiều 20/9, ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Long An chỉ đạo các đơn vị, địa phương nới lỏng giãn cách, thu hẹp phạm vi các khu vực phong tỏa trên địa bàn; dần khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.