Chủ tịch Quốc hội: Chi phí cho các cơ quan tố tụng phải đảm bảo tối đa
Cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ủng hộ những chi phí nào để đảm bảo hoạt động cho các cơ quan tố tụng thì phải đảm bảo tối đa.
Mai Loan
Tại phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng và xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Nguyễn Văn Tiến trình bày Tờ trình về dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng. Ảnh: QH.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Nguyễn Văn Tiến trình bày Tờ trình về dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng cho biết, Dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng bao gồm 13 chương, 92 điều, quy định về xác định chi phí tố tụng; nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tố tụng; miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn, giảm chi phí tố tụng; kinh phí chi trả chi phí tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Việc xác định chi phí; nộp tiền tạm ứng chi phí; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu; kinh phí chi trả chi phí trong quá trình TAND xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh này.
Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Pháp lệnh, theo Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến, Pháp lệnh quy định một số chi phí tố tụng xuất phát từ căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn như sau: Một số chi phí tố tụng trong thực tiễn đang được chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa được xác định là chi phí tố tụng nên khó khăn khi dự toán, thanh quyết toán, ví dụ: chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng, chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, xác minh tài liệu chứng cứ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: QH.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu nhấn mạnh tính thống nhất của hệ thống pháp luật là vấn đề rất quan trọng. Do đó đề nghị cơ quan soạn thảo cơ quan thẩm tra tiếp tục làm kỹ lưỡng để trình UBTVQH trong phiên họp lần sau.
Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, tại sao Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính giao cho UBTVQH quy định chi phí về tố tụng nhưng Bộ luật Tố tụng hình sự thì lại không giao. Kinh nghiệm quốc tế thì chi phí tố tụng hình sự là do Nhà nước bảo đảm bởi Nhà nước là chủ thể duy nhất có trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh cá nhân, pháp nhân là có tội và Nhà nước bảo đảm ngân sách cho thực hiện nhiệm vụ này.
Những vướng mắc về chi phí giám định tư pháp, định giá tài sản nên chăng phải giải quyết trong các luật chuyên ngành về giám định tư pháp, về định giá và dự toán ngân sách nhà nước của các cơ quan tố tụng.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ ủng hộ những chi phí nào để đảm bảo hoạt động cho các cơ quan tố tụng thì phải đảm bảo tối đa theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền, kinh nghiệm thế giới.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý về tính khả thi của dự án Pháp lệnh này. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Pháp lệnh không ủy quyền cho một cơ quan khác quy định chi tiết hướng dẫn của Pháp lệnh. Tuy nhiên, thực tiễn muốn chi được thì cần phải có quy định về định mức chi, tiêu chuẩn chi, cách chi đúng…Nên chăng Pháp lệnh này chỉ quy định về loại chi, còn mức chi như thế nào thì sẽ do pháp luật chuyên ngành và yêu cầu các cơ quan tổ chức liên quan phải quy định mức chi rồi dự toán chi cụ thể.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, các cơ quan tố tụng phải có ý kiến đối với dự án Pháp lệnh này. Tinh thần là tạo điều kiện tối đa cho ngành tư pháp, cho các cơ quan tố tụng thực hiện được nhiệm vụ theo đúng chức năng thẩm quyền, đồng thời đảm bảo tính khả thi và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Nội dung quy định của Pháp lệnh theo thẩm quyền được giao.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: QH.
Cho rằng các vấn đề Chủ tịch Quốc hội đặt ra rất lớn, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo thêm về vấn đề giao nhiệm vụ của Bộ Luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính và giao cho UBTVQH hướng dẫn.
Tuy nhiên, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, Bộ luật Tố tụng hình sự không giao cho UBTVQH hướng dẫn, do đó không căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội đã cho xây dựng Pháp lệnh này nhưng theo truyền thống pháp lý, Pháp lệnh số 02 từ nhiều năm nay đã đáp ứng việc này và trên thực tế nếu không quy định thì sẽ vướng ở hiện tại và trong tương lai còn vướng hơn nữa.
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 135, khoản 4 mục c có quy định về các chi phí khác, tuy nhiên Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhận thấy, hiện chúng ta chưa có hướng dẫn về các chi phí khác. Trong khi đó, thực tế các chi phí khác hiện nay càng ngày càng lớn.
“Ví dụ các vụ lừa đảo qua mạng, nạn nhân là hàng chục nghìn người, nếu tống đạt giấy tờ cho hàng chục nghìn nạn nhân thì sẽ rất vất vả cho cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát. Đây chính là các chi phí khác trong thực tiễn và đang ngày càng nhiều và phức tạp. Công an và Viện Kiểm sát không thể hoạch định được một năm nay có bao nhiêu vụ án lừa đảo qua mạng. Đây cũng là bài toán thực tiễn, nếu chúng ta không làm thì sẽ rất khó”, Chánh án TANDTC nêu dẫn chứng.
Do đó, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình đề nghị cần quy định thêm các chi phí khác vào dự thảo Pháp lệnh này. Nếu phát sinh thêm trong thực tiễn các chi phí khác thì sau này sẽ tiếp tục báo cáo UBTVQH. Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhận thấy, nếu không quy định thêm thì sẽ gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn, vì vậy mong muốn UBTVQH ủng hộ.
>>>Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) nói về vấn nạn bạo lực học đường:
Từ 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, cho ý kiến nhiều dự án luật
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV trong 2,5 ngày, dự kiến từ chiều ngày 14/11 - 16/11/2023, cho ý kiến về việc giảm thuế giá trị gia tăng và nhiều dự án Luật.
Sau khi kết thúc đợt 1 của kỳ họp thứ 6, từ ngày 11/11/2023 đến hết ngày 19/11/2023, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV trong 2,5 ngày, dự kiến từ chiều ngày 14/11 đến 16/11/2023.
Dấu ấn 3 lần đến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình
Chuyến thăm từ ngày 12 đến 13/12 của ông Tập Cận Bình đánh dấu lần thứ tư ông sang thăm Việt Nam trên cương vị lãnh đạo Trung Quốc.
Ngày 12/12, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân.
Đây là sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc, khẳng định mong muốn và quyết tâm của hai nước đưa quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc lên một tầm cao mới, tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Chuyến thăm từ ngày 12 đến 13/12 của ông Tập Cận Bình đánh dấu lần thứ tư ông sang thăm Việt Nam trên cương vị lãnh đạo Trung Quốc.
Vì sao trùm phát xít Hitler tham vọng ngút trời vẫn không chiếm được Moscow?
Sau khi bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, Đức quốc xã liên tiếp giành thắng lợi. Đến tháng 10/1941, đội quân của trùm phát xít Hitler tiến gần Moscow nhưng cuối cùng không thể chiếm được thành phố này.
Ngày 22/6/1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa nhằm xâm lược Liên Xô. Do tiến hành cuộc tấn công xâm lược một cách bất ngờ nên trùm phát xít Hitler đã giành được lợi thế khiến Liên Xô tổn thất lớn.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng lực lượng Công an, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh, phòng, chống tội phạm...
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách lớn. Những giá trị mà Tổng Bí thư để lại sẽ là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.
Chiều 25/10, Chủ tịch Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về xác nhận kết qua lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP HCM được bổ nhiệm chức vụ trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM.
Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?; Thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc về BOT? Cao tốc sớm hư hỏng…là những chất vấn ấn tượng tại Quốc hội ngày 6/11.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, có nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tái nghèo là gia đình có người ốm. Một người thân bị đột quỵ, tiền trong nhà "đội nón ra đi".
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo Tổng Bí thư, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.
Nhân dịp năm mới 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Sáng 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học. Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tô Lâm tại hội nghị tới quý độc giả.
Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp tập hợp, đoàn kết rộng rãi thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy dự kiến phải hoàn thành trong quý I/2025 để tập trung cho công tác đại hội Đảng các cấp.
Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Quân đội nhân dân cùng với Công an nhân dân đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 12/12, Tổng Cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa dự Hội nghị Tổng kết công tác đầu tư xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Việt Nam - Bulgaria đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.