Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ Khai bút đầu xuân
Sáng 18/2 (mùng 9 Tết Giáp Thìn 2024), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ khai bút đầu xuân tại Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Thiên Tuấn
Thực hiện nét đẹp truyền thống khai bút đầu năm, tại Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi (thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đại biểu đã viết chữ "Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại".
Nhân dịp đầu xuân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng mừng tuổi các cụ già, các em nhỏ tham dự buổi lễ.
Khu lưu niệm có diện tích 2,7ha, được khởi công xây dựng từ năm 2022 trên nền khu đất Ao Huê – Trại Ổi xưa – là nơi dạy học trước đây của thầy đồ Nguyễn Phi Khanh – cha của Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Dự án gồm nhiều hạng mục như nhà lưu niệm, nhà trưng bày... đến nay đã cơ bản hoàn thành. Giữa năm 2024, Tháp Chí Nghĩa trong khuôn viên Khu lưu niệm cũng sẽ được khởi công.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng khai bút đầu năm 2024.
Trước khi dự lễ khai bút, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các đại biểu đã đến thăm, động viên, tặng quà công nhân, người lao động đang làm việc tại công trường Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
>>> Mời quý độc giả xem video PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nói về tặng quà Tết:
Đoàn đại biểu TP Hà Nội viếng nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân
Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu đoàn đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam viếng nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Chiều 5/12, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, do ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dẫn đầu, đã đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam viếng ông Giang Trạch Dân - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thực hiện nghi lễ tưởng nhớ đồng chí Giang Trạch Dân tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam
Bí thư Hà Nội: Quản lý quy hoạch đô thị còn gây bức xúc
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, năm 2022, thành phố đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn những tồn tại như ùn tắc giao thông, úng ngập, quản lý quy hoạch đô thị...
Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, năm 2022, với sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực, thành phố đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, trong năm 2022, tăng trưởng GRDP của Hà Nội ước tăng 8,8%, thu ngân sách ước đạt khoảng 333 nghìn tỷ đồng, bằng 106,8% so với dự toán HĐND Thành phố giao và tăng 2,7% so với cùng kỳ.
Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2022, TP Hà Nội còn triển khai nhiều nhiệm vụ rất quan trọng khác. Cụ thể, tổng kết và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Trình phê duyệt chủ trương đầu tư và chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, trong đó dịch bệnh COVID-19 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
“Thành phố có sự biến động về lãnh đạo chủ chốt đã tác động không nhỏ đến thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trên địa bàn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội Thủ đô”, ông Đinh Tiến Dũng chia sẻ.
Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, trong bối cảnh bộn bề công việc, thành phố đã chủ động triển khai nhiều nhiệm vụ có tính chất định hướng chiến lược, căn cơ, lâu dài cho sự phát triển của thành phố.
“Có thể khẳng định, năm 2022 vừa qua, thành phố chúng ta đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, cơ bản và toàn diện trên mọi mặt về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…”, ông Đinh Tiến Dũng nói.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, có được những thành tựu trên là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy; sự thể chế hóa của HĐND TP; sự điều hành, quản lý năng động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt của UBND TP…
Bên cạnh các kết quả đạt được, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, thành phố cũng đã thẳng thắn, cầu thị, không né tránh chỉ rõ các tồn tại, yếu kém. Trong đó, việc phát huy lợi thế, tiềm năng, huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương còn chưa đạt yêu cầu.
Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ rõ một số vấn đề còn tồn tại trên địa bàn thành phố như ùn tắc giao thông, úng ngập còn xảy ra ở một số nơi; quản lý quy hoạch đô thị còn hạn chế… gây bức xúc trong dư luận; giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục khó khăn và có xu hướng chậm dần qua các năm; công tác phòng cháy, chữa cháy hiệu quả chưa cao.
Tại hội nghị, ông Đinh Tiến Dũng đề nghị đại biểu cần tập trung nghiên cứu, trao đổi, xem xét kỹ lưỡng những cơ chế, chính sách lớn, quan trọng liên quan trực tiếp tới việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023; liên quan đời sống dân sinh và việc thực hiện các nhiệm vụ cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Đặc biệt, ông Đinh Tiến Dũng đề nghị HĐND tích cực, chủ động đổi mới nhiều hơn nữa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong đó, cần tập trung lựa chọn các vấn đề nổi cộm được cử tri, dư luận quan tâm để giám sát, chất vấn, giải trình như những vấn đề về tăng cường kỷ luật kỷ cương; quản lý tài sản công, đất đai, tài nguyên, môi trường.
>>> Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói về việc cần có quỹ bình ổn giá xăng dầu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Người Việt làm gì để “tống cựu nghinh tân” trong đêm Giao thừa?
Với ý nghĩa “tống cựu nghênh tân”, trong phút giao thừa, từ xưa đến nay, dân ta có những tập quán tốt đẹp để chào đón năm mới.
Giao thừa là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Với ý nghĩa “tống cựu nghênh tân”, trong phút Giao thừa, từ xưa đến nay, dân ta có những tập quán tốt đẹp để chào đón năm mới.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng lực lượng Công an, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh, phòng, chống tội phạm...
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách lớn. Những giá trị mà Tổng Bí thư để lại sẽ là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.
Chiều 25/10, Chủ tịch Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về xác nhận kết qua lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP HCM được bổ nhiệm chức vụ trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM.
Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?; Thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc về BOT? Cao tốc sớm hư hỏng…là những chất vấn ấn tượng tại Quốc hội ngày 6/11.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, có nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tái nghèo là gia đình có người ốm. Một người thân bị đột quỵ, tiền trong nhà "đội nón ra đi".
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo Tổng Bí thư, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.
Nhân dịp năm mới 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Sáng 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học. Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tô Lâm tại hội nghị tới quý độc giả.
Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp tập hợp, đoàn kết rộng rãi thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy dự kiến phải hoàn thành trong quý I/2025 để tập trung cho công tác đại hội Đảng các cấp.
Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Quân đội nhân dân cùng với Công an nhân dân đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 12/12, Tổng Cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa dự Hội nghị Tổng kết công tác đầu tư xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Việt Nam - Bulgaria đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.