Chủ tịch HN yêu cầu kiểm tra việc "xẻ thịt" 6.000m2 đất công
Trước thông tin hơn 6.000m2 đất tại khu vực phố Phan Kế Bính bị "xẻ thịt" cho các nhà hàng, quán ăn, trông xe không phép thuê sai mục đích, Chủ tịch Hà Nội đã yêu cầu quận Ba Đình rà soát và báo cáo.
Theo Trần Hoàng - Ngọc Cương/Tiền Phong
Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ban hành văn bản yêu cầu: Chủ tịch UBND quận Ba Đình báo cáo về công tác quản lý, sử dụng đất tại khu vực phố Phan Kế Bính.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu quận Ba Đình báo cáo về việc 6.000 mét vuông đất công bị "xẻ thịt" làm nhà hàng, bãi xe. (Ảnh: Tiền Phong)
Cụ thể, kiểm tra, rà soát xử lý thông tin báo nêu về việc quản lý, sử dụng đất tại phố Phan Kế Bính, phường Cống Vị, quận Ba Đình mà trước đó UBND thành phố Hà Nội ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Đa Quốc gia với tổng số diện tích 6.078m2.
Đồng thời, chỉ đạo Chủ tịch UBND quận Ba Đình phải có báo cáo tới Thành Uỷ, UBND Thành phố Hà Nội về công tác quản lý, sử dụng đất tại khu đất này trước này 25/4/2017.
Trước đó, Tiền Phong đã có một số bài viết phản ánh về tình trạng mở bãi đỗ xe không phép và kinh doanh nhà hàng trên phạm vi dự án cống hóa mương Phan Kế Bính (phường Cống Vị, quận Ba Đình). Chủ đầu tư được thành phố giao làm dự án cống hóa này là Công ty CP Đa quốc gia. Ngay sau khi được thành phố chấp thuận đầu tư, doanh nghiệp này đã nhanh tay “xẻ” dự án này để cho thuê.
Đặc biệt, theo báo cáo của UBND quận Ba Đình, đến nay, Công ty Đa quốc gia vẫn nợ thành phố số tiền thuê đất lên tới 60 tỷ đồng từ năm 2010.
Vụ "xẻ thịt" đất sát sân bay Nội Bài: Bí thư Sóc Sơn nói gì?
Bộ Công an, các lực lượng chức năng, TP và huyện đang điều tra, làm rõ vụ “xẻ thịt” triệu khối đất khu vực sát sân bay Nội Bài.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin bên lề hành lang cuộc họp HĐND TP. Hà Nội, ông Phạm Xuân Phương - Bí thư huyện ủy Sóc Sơn đã thông tin ban đầu xung quanh vụ việc “xẻ thịt” triệu khối đất khu vực sát sân bay Nội Bài vừa được Công an TP. Hà Nội bắt giữ.
Ảnh: Đường phố Hà Nội lạ lẫm sau tuần lễ giành lại vỉa hè
(Kiến Thức) - Sau hơn một tuần lễ ra quân giành lại vỉa hè, đường phố Hà Nội trở nên lạ lẫm với nhiều người bởi một diện mạo hoàn toàn mới.
Sau tuần lễ đầu tiên đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè, đường phố Hà Nội mang một diện mạo mới, khiến nhiều người ngạc nhiên. Các "đại lộ" buôn bán lấn chiếm vỉa hè biến mất các biển quảng cáo, băng rôn nhếch nhác, thay vào đó là hình ảnh những con đường rộng rãi, thoáng đãng hơn. Ngày 10/3, tại tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm), các hộ kinh doanh được nhắc nhở dẹp hàng hoá và phương tiện vào trong nhà. Trở lại con phố buôn bán sầm uất này sau 1 tuần, cả khu phố không còn hiện tượng tràn hàng hóa ra vỉa hè như trước đây.
Theo các chủ hộ kinh doanh ở đây, họ nhận được thư ngỏ và kí cam kết không lấn chiếm vỉa hè lòng đường làm nơi kinh doanh. Trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào, cách vài chục mét lại có biển báo "Tuyến phố văn minh đô thị", nhắc nhở người dân không kinh doanh lấn chiếm vỉa hè lòng đường, giữ gìn vệ sinh khu vực công cộng...
Ảnh: Người dân thư thái dạo hồ Thành Công bị đề xuất lấp
(Kiến Thức) - Mới đây, đề xuất lấp 1ha hồ Thành Công Hà Nội đã gây "bão" dư luận. Hồ nước rộng gần 6ha này là điểm đến yêu thích của nhiều người dân Thủ đô.
Mới đây, tại hội thảo khoa học về cải tạo chung cư cũ Hà Nội, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng để xuất UBND Hà Nội cho phép lấp 1ha hồ Thành Công để lấy đất xây nhà tái định cư, cho các hộ dân có chung cư thuộc diện cải tạo đang sống tại khu Thành Công. Đề xuất này nhanh chóng gây "bão" dư luận. Rất nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia, nhà quy hoạch và của chính người dân về vấn đề này làm "nóng" các mặt báo, diễn đàn.
Hồ Thành Công thuộc Công viên Indra Gandhi phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ nằm giữa phố Thành Công, Láng Hạ, đường Huỳnh Thúc Kháng và phố Nguyên Hồng.
(Kiến Thức) - Trước khi sống trong căn biệt phủ lộng lẫy như chốn bồng lai tiên cảnh, tỷ phú Jack Ma cùng vợ từng sống trong căn chung cư cũ, đơn giản ở Hàng Châu (Trung Quốc).
(Kiến Thức) - Vừa mới hoàn thành hồi đầu năm nay, căn nhà 3 tầng khang trang của Hà Đức Chinh tại quê nhà Phú Thọ có diện tích mặt sàn 100 m2, bao gồm các phòng chức năng chính, sân rộng, và một phòng tập thể dục.
Biệt thự nhà vườn của Trường Giang - Nhã Phương ở Đồng Nai có diện tích lên tới cả nghìn mét vuông, trồng các loại cây, rau củ quả, hồ cái Koi... như một khu nghỉ dưỡng.
Biệt phủ gỗ rộng 4.000m2 của đại gia Nghệ An ước tính trị giá khoảng 200 tỷ, xây bằng vật liệu quý trong suốt 5 năm và được ví như "Tử Cấm Thành thu nhỏ".
Sau 3 vòng đấu, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Hoàng ( TP. Hà Nội) đã đấu trúng khu đất rộng hơn 14.464 m2 tại 38 Hồ Đắc Di, quận Thuận Hoá (TP Huế), với số tiền 239,6 tỷ đồng.
Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh sẽ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong mua bán và quản lý, sử dụng nhà ở xã hội đối với dự án Cát Tường Smart City trong năm 2025.
Công trình cải tạo sử dụng vật liệu tự nhiên mang tính cảm xúc, chi tiết sinh động cùng với các khung cửa kính lớn tinh tế nối liền không gian bên trong nhà và ngoài trời.
Ngày 8/1/2025, Công ty Cổ phần Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) cho biết, việc một số lãnh đạo đăng ký bán cổ phiếu ESOP là giao dịch bình thường, phục vụ cho các nhu cầu cá nhân.
Công ty CP MT Quảng Đà cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký tham gia đấu giá mỏ cát hơn 370 tỷ đồng ở Quảng Nam do ông Nguyễn Sỹ Minh Tiến (SN 2000) làm người đại diện.
Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.