Chủ thẻ Vietcombank mất tiền oan: Phần mềm bảo mật vẫn lạc hậu?

(Kiến Thức) - Việc hàng loạt chủ thẻ Vietcombank mất tiền oan và mới nhất là anh Nguyễn Thành Nam mất 30 triệu đồng ngày 13/5/2017, đang dấy lên nghi ngờ về phần mềm bảo mật mà Vietcombank sử dụng.

Chủ thẻ Vietcombank mất tiền oan: Phần mềm bảo mật vẫn lạc hậu?
Khách hàng nghi ngờ tính bảo mật của hệ thống Vietcombank 
Dư luận đang xôn xao trước vụ việc một chủ thẻ Vietcombank mất tiền oan dù không giao dịch. Theo đó, Vietcombank đã xác nhận sự việc chủ tài khoản Nguyễn Thành Nam (TPHCM) bị mất 30 triệu đồng dù anh Nam khẳng định không hề giao dịch và thẻ vẫn ở trong ví. Ngân hàng này cho biết, đang liên hệ với các bên liên quan để giải quyết sự việc. 
Tuy nhiên, điều khiến nhiều khách hàng của Vietcombank băn khoăn hơn cả đấy là đã nhiều lần Vietcombank để xảy ra sự cố tương tự. Trong đó, đỉnh điểm là tháng 8/2016, hàng loạt chủ thẻ Vietcombank thông báo mất tiền oan. 
Ngày 4/8/2016, chị Hoàng Thị Na Hương thông báo mất 500 triệu đồng; ngày 16/8/2016 anh Vũ Thành Phương thông báo mất 17 triệu đồng; ngày 19/8/2016, chị Lê Thị Quỳnh Nga thông báo mất gần 600 đô la Singapore; ngày 24/8/2016, anh Nguyễn Thành Hải thông báo mất hơn 7 triệu đồng...
Chu the Vietcombank mat tien oan: Phan mem bao mat van lac hau?
 Hoạt động ngân hàng tại một chi nhánh của Vietcombank. Ảnh minh họa: Zing.
Mặc dù sau khi những sự việc như kể trên xảy ra, Vietcombank đã tích cực phối hợp với khách hàng để khắc phục sự cố nhằm "đảm bảo quyền lợi của khách hàng", đồng thời nhiều lần phát đi thông điệp cho rằng, hệ thống quản trị của ngân hàng này vẫn đảm bảo an toàn, các sự cố xảy ra chỉ là do lỗi khách quan mang lại. Thế nhưng dường như điều đó vẫn chưa đủ để trấn an các khách hàng của họ.  
“Không biết bao giờ thì đến lượt mình đây. Có cảm giác như Vietcombank bảo mật không tốt những thông tin của khách hàng, khiến sự cố liên tục xảy ra”, chị Úy Thương (Hoàng Mai, Hà Nội) than vãn.
"Vẫn biết Vietcombank sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng nếu đúng là khách mất tiền oan, song để nhận lại tiền của mình, chủ thẻ sẽ phải trải qua rất nhiều thủ tục điều tra, xác nhận rất mất thời gian và phiền toái", chị Lê Mai ở Cầu Giấy, Hà Nội nói.
“Tôi thực hiện đúng kỳ hạn 3 tháng đổi password một lần và cũng chỉ thực hiện dịch vụ Internet banking trên máy tính ở nhà theo khuyến cáo của Vietcombank nhưng cũng không biết như thế đã đảm bảo an toàn hay chưa”, anh Quý Quảng (Đông Hưng, Thái Bình) băn khoăn.
Trong khi đó, chị Thu Thủy ở Thanh Xuân Hà Nội lại nghi ngờ: "Khó có thể tin là một ngân hàng lớn nhất nhì Việt Nam lại có thể gặp sự cố liên tiếp như vậy. Dù không am hiểu về công nghệ nhưng tôi vẫn có thể suy luận rằng hệ thống ngân hàng này có hệ thống công nghệ thông tin cũng như công tác bảo mật thông tin của khách hàng kém hiệu quả. Nếu không, tại sao hacker lại dễ dàng "cướp" thông tin cá nhân của khách hàng như vậy".
Khác với đa phần những khách hàng của Vietcombank, anh Anh Tuấn (Linh Đàm, Hà Nội) là người có chút ít hiểu biết về CNTT, anh Tuấn cho rằng: “Hệ thống core banking mà Vietcombank đã đưa vào sử dụng từ thời điểm năm 1998 đến nay đã quá lỗi thời. Tất nhiên, ngoài Vietcombank vẫn còn một số ngân hàng khác ở Việt Nam vẫn đang sử dụng thệ thống core banking này nhưng trong số đó không có ngân hàng nào có nhu cầu quản trị lớn như Vietcombank. Rất có thể việc sử dụng hệ thống core banking đã lỗi thời trong khi nhu cầu quản trị lại rất lớn chính là lý do khiến việc vận hành hệ thống của Vietcombank liên tục xảy ra lỗi”. 
Trăm sự tại phần mềm cũ rích?
Khi mà những sự cố về bảo mật thông tin khách hàng của Vietcombank đang ngày càng nhiều thì phần mềm đang được Vietcombank sử dụng được cho là rất có thể là nguyên nhân chính. 
Suy luận này không phải không có cơ sở khi mà chỉ từ đầu năm nay, dư luận đã được dịp ngạc nhiên khi biết ngân hàng này vẫn đang sử dụng hệ thống phần mềm mua của nước ngoài từ năm 1998. Kiểm toán Nhà nước đánh giá Vietcombank chưa tiệm cận các thông lệ quản trị công nghệ thông tin quốc tế hiện hành. Kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy, hệ thống kiểm soát của ngân hàng này chưa thực sự hiệu quả về quản lý và phân quyền truy cập, quản trị rủi ro hệ thống. Việc xây dựng thiết kế một số phần mềm chưa đáp ứng đầy đỷ chức năng kiểm soát…Cụ thể, hệ thống phần mềm của Vietcombank bao gồm hệ thống lõi mua của nước ngoài từ năm 1998 và một số phần mềm Vietcombank tự phát triển, do hầu hết hệ thống lõi mua của nhà thầu nước ngoài nên việc quản lý hồ sơ thiết kế phần mềm, đánh giá và nâng cấp phụ thuộc vào nước ngoài, không thực hiện được.

Hệ quả, hệ thống quản trị CNTT của ngân hàng này chưa tiệm cận các thông lệ quản trị CNTT quốc tế hiện hành áp dụng cho các tổ chức ngân hàng, chưa cụ thể hóa quy trình đánh giá rủi ro chi tiết để đảm bảo đánh giá tính hiệu quả của hệ thống CNTT; phần mềm mua từ các nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đánh giá rủi ro hiện tại, chưa được bảo trì và nâng cấp phần mềm từ đơn vị tư vấn và nhà cung cấp kể từ khi sử dụng; một số phần mềm chưa thực hiện rà soát và cập nhật, chỉnh sửa kết nối kịp thời.
Phản ứng lại nhận định này, đại diện Vietcombank đã cho biết: "Thực tế, hàng năm hệ thống công nghệ thông tin của Vietcombank luôn được nâng cấp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và yêu cầu hoạt động kinh doanh cũng như quản trị nội bộ của Vietcombank. Hiện tại, Vietcombank đang tập trung đầu tư nâng cấp và triển khai nhiều dự án công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai theo chiến lược của ngân hàng cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng”.
Mặc dù Vietcombank đã khẳng định như vậy song việc các sự cố tiếp tục xảy ra đã khiến dư luận vẫn có quyền hoài nghi về chất lượng phần mềm mà Vietcombank đang sử dụng hoặc là Vietcombank đã "nâng cấp, cải tiến chưa tới"?
Trong một diễn biến liên quan, mới đây nhất, sau sự cố xảy ra với chủ thẻ Nguyễn Thành Nam, Ngân hàng Vietcombank vừa phát đi thông báo tuyển dụng 56 cán bộ cho Trung tâm công nghệ thông tin - Trụ sở chính. Tất cả các vị trí này đều liên quan đến lĩnh vực ngân hàng điện tử như Giải pháp công nghệ; Bảo mật và Quản lý rủi ro Công nghệ thông tin; Quản trị hệ thống bảo mật... Đây được cho là một trong những đợt tuyển dụng nhân sự lớn nhằm nâng cao chất lượng công nghệ thông tin và công tác bảo mật của hệ thống ngân hàng này.

Khách hàng tố Lazada “treo đầu dê bán thịt chó”: Lazada sai phạm thế nào?

(Kiến Thức) -  Việc Lazada tự ý thay đổi quà khuyến mãi mà không thông báo cho khách đồng nghĩa với việc đã vi phạm thỏa thuận, không tôn trọng cam kết với khách hàng của mình.

Khách hàng tố Lazada “treo đầu dê bán thịt chó”: Lazada sai phạm thế nào?
Liên quan đến trường hợp của anh Đặng Hải Thuần (ngã ba Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) mua một đồng hồ thông minh Smart Watch Uwatch DZ09 màu vàng kèm khuyến mãi là một chiếc đồng hồ dây da trên Lazada.vn nhưng khi nhận hàng thì quà tặng lại đổi thành đồng hồ dây nhựa khiến anh vô cùng bức xúc cho rằng, Lazada "treo đầu dê bán thịt chó", cố ý quảng cáo sai sự thật, ngày 3/5 Kiến Thức đã liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Lazada theo số 19001007 để tìm hiểu thông tin.
Tại đây, nhân viên Lazada đã xác nhận sự việc. Nhưng khi Kiến Thức đặt câu hỏi về trách nhiệm của Lazada khi để xảy ra sự việc này khiến khách hàng mất niềm tin, cũng như muốn được làm việc với người đại diện của Lazada thì nhân viên này chỉ biết... hẹn sẽ thông báo lại. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Kiến Thức vẫn không nhận được bất kỳ câu trả lời nào của đại diện Lazada.
Khach hang to Lazada “treo dau de ban thit cho”: Lazada sai pham the nao?
Mặt hàng anh Đặng Hải Thuần đã mua.
Trong khi đó, trao đổi với Kiến Thức về vụ việc của anh Đặng Hải Thuần, luật sư Trần Thu Nam -Văn phòng luật sư Tín Việt và Cộng sự nhận định, việc anh Thuần đã đặt mua hàng, sau đó chuyển tiền, được nhân viên Lazada xác nhận thì coi như hai bên đã thực hiện xong một thỏa thuận, một cam kết – nói cách khác nó giống như một hợp đồng mua bán thỏa thuận.
Do đó, khi Lazada thay đổi chương thì cần phải thông bó cho khách hàng để khách hàng biết, từ đó khách háng sẽ quyết định tiếp tục thực hiện thỏa thuận hay hủy thỏa thuận ban đâu hay không. Thế nhưng, Lazada lại tự ý thay đổi mà không thông báo cho khách hàng đồng nghĩa với việc đã vi phạm thỏa thuận, không tôn trọng cam kết với khách hàng của mình.
“Trong trường hợp này, nếu không đồng ý với cách hành xử của Lazada, anh Thuần có thể trực tiếp thương lượng với Lazada để giải quyết tranh chấp. Nếu như không thể thương lượng anh Thuần có thể khởi kiện ra tòa vì đã vi phạm giao dịch dân sự mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, xét về mặt pháp luật, Lazada chỉ sai hợp đồng mua bán thỏa thuận nhưng hơp đồng này là không chặt chẽ, cho nên người tiêu dùng trong trường hợp này sẽ phải chịu thiệt, khó đòi được bồi thường” – luật sư Nam phân tích.
Ngoài ra, theo luật sư Nam, anh Thuần cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ, giúp sức của Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trong trường hợp thương lượng không đạt kết quả như mong muốn, anh Thuần hoàn toàn có thể thực hiện các thủ tục tố tụng hành chính để yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, luật sư Nam còn tiết lộ thêm, anh cũng là một trong số những nạn nhân khi mua hàng trên Lazada: “Tôi mua cái máy nghe nhạc cho bọn trẻ con tôi, nhưng xem trên trang thì quảng cáo hình thức một kiểu, đến khi giao hàng lại ra kiểu khác. Gọi điện lên khiếu lại thì Lazada cho người đến lấy nhưng lại không đưa hàng khác đến đến đổi, cũng không có biên lai biên nhận, không có cam kết bao nhiêu giờ sẽ đổi lại nên bực quá tôi không thèm đổi. Hơn nữa gọi điện đi gọi điện lại, rồi check mail các kiểu rất mất thời gian và mệt mỏi, vì thực ra, giá trị hàng hóa chẳng đáng là bao nhiêu có mấy trăm nghìn…”.
Cũng theo luật sư Nam, tuy hiện pháp luật chưa có chế tài nào để xử phạt hay điều chỉnh nhưng người tiêu dùng hoàn toàn có thể tẩy chay những doanh nghiệp có biểu hiện thiếu trung thực được thực hiện một cách thường xuyên như Lazada.

Vietcombank lên tiếng vụ khách hàng bỗng dưng mất 30 triệu

(Kiến Thức) - Ngân hàng Vietcombank vừa lên tiếng về sự việc chủ thẻ Vietcombank bỗng dưng mất hơn 30 triệu trong khi thẻ ATM vẫn nằm trong ví, khiến dư luận đang rất quan tâm.

Vietcombank lên tiếng vụ khách hàng bỗng dưng mất 30 triệu
Như Kiến Thức đã đưa tin về việc chủ thẻ Vietcombank bỗng dưng mất hơn 30 triệu, sáng 13/5, anh Nguyễn Thành Nam (ngụ ở TP HCM) - chủ tài khoản số 00710009xxx ngủ dậy thì phát hiện tài khoản bị rút hơn 30 triệu đồng, phát sinh 7 giao dịch trong khoảng thời gian từ 3h42 - 5h34 sáng 13/5. Trong đó, 5 giao dịch thành công, 2 giao dịch báo lỗi do hết tiền. Toàn bộ giao dịch đều là thanh toán vé máy bay mua từ website của hãng AirAsia tại các nước Myanmar, Indonesia, Singapore...
Theo anh Nguyễn Thành Nam, anh chưa từng giao dịch mua hàng online ở nước ngoài cũng như chưa từng mua vé máy bay của AirAsia. “Do sự việc diễn ra vào ngày cuối tuần nên ngân hàng hẹn sang tuần vào ngày thứ Hai (15/5) mới giải quyết”, anh Nam cho biết.

Căng thẳng địa chính trị leo thang, đồng USD về đáy 6 tháng

Đồng đô la Mỹ đã để mất mức tăng giá nhờ hiệu ứng Trump trong khi đồng euro lên đỉnh 6 tháng.

Căng thẳng địa chính trị leo thang, đồng USD về đáy 6 tháng
Cang thang dia chinh tri leo thang, dong USD ve day 6 thang
 Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.