Chủ sàn tiền ảo 27 tuổi bỏ trốn, nhà đầu tư mất trắng 2 tỷ USD

Giữa cơn sốt tiền ảo, sàn giao dịch tiền ảo ở Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ thông báo sập khiến các nhà đầu tư hoang mang vì khoản tiền ước tính trị giá 2 tỷ USD bốc hơi.

Một trong những sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ - Thodex tuyên bố không còn đủ năng lực tài chính để tiếp tục hoạt động, khiến khoảng 390.000 nhà đầu tư đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền rót vào sàn này.

Tuy nhiên, thông qua một tuyên bố đăng trên website công ty, Ozer phủ nhận cả hai con số này, nói rằng chỉ có khoảng 30.000 nhà đầu tư bị ảnh hưởng.

Trong tuyên bố gửi đi từ một địa điểm bí mật, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Thodex - Faruk Fatih Ozer (27 tuổi), hứa sẽ trả lại tiền cho nhà đầu tư và trở về Thổ Nhĩ Kỳ để đối diện với công lý sau khi đã hoàn tiền.

Chu san tien ao 27 tuoi bo tron, nha dau tu mat trang 2 ty USD

Giám đốc điều hành của Thodex - Faruk Fatih Ozer (27 tuổi) đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Ở diễn biến khác, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành phong toả các tài khoản của Thodex và tìm cách định vị sau khi người này đã bỏ trốn ra nước ngoài. Trụ sở của công ty Thodex ở Istabul đã bị cảnh sát lục soát.

Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, thiệt hại trong vụ sập sàn tiền ảo này có thể lên tới 2 tỷ USD.

Vào tháng trước, Thodex hứa hẹn phát hàng triệu Dogecoin miễn phí cho người đăng ký mới. Sàn này cho biết đã phát ra 4 triệu tiền số này, nhưng nhiều người dùng khẳng định vẫn chưa nhận được.

Mặc dù trang web của Thodex cho biết sẽ quay trở lại hoạt động sớm, nhưng các lãnh đạo của sàn này đã hủy hết hoạt động trên mạng xã hội. Bản thân vị CEO 27 tuổi của Thodex cũng đã hủy tài khoản Twitter của mình vào hôm 21/4.

Một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xem vụ việc này là một lý do nữa để tăng cường kiểm soát thị trường tiền ảo. Trong những năm qua, đà tăng chóng mặt của giá tiền ảo trên toàn cầu diễn ra song song với không ít vụ lừa đảo, gian lận liên quan đến các sàn giao dịch.

Ông Cemil Ertem, một cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Tayyip Erdogan, cho rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cần hành động sớm nhất có thể.

Thodex là một phần trong cơn sốt tiền ảo thu hút lực lượng đông đảo nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ muốn tìm "hầm trú ẩn" cho khoản tiền tiết kiệm của mình trong bối cảnh lạm phát chóng mặt và tỷ giá đồng nội tệ thiếu ổn định.

Hồi tháng 3, lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ là 16,2%, năm nay, tỷ giá Lira đã giảm 10% so với đồng USD, đánh dấu năm giảm thứ 9 liên tiếp.

Chu san tien ao 27 tuoi bo tron, nha dau tu mat trang 2 ty USD-Hinh-2

Lạm phát tăng cao, Thổ Nhĩ Kỳ liệu có đối diện với khủng hoảng tiền tệ?

Được biết, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tốn 165 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong vòng 2 năm qua nhằm bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ, nhưng không mang lại kết quả như mong muốn.

Vào 23/4 vừa qua, giá trị giao dịch tiền ảo ở Thỗ Nhĩ Kỳ đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với trước đó 1 tuần. Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt khoảng 3,1 tỷ USD.

Kể từ ngày 30/4, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cấm sử dụng tiền mã hóa để thanh toán đồng thời không cho phép các tổ chức thanh toán điện tử làm trung gian chuyển tiền sang những nền tảng tiền mã hóa.

Nhận diện đối thủ đáng gờm của Bitcoin năm 2018

Bên cạnh đồng tiền ảo đang lên này cũng có những đồng tiền khác ở nhiều mức độ cạnh tranh khác nhau, có thể là đối thủ đáng gờm của Bitcoin trong năm 2018.

Dựa vào “sức nóng”, mục đích sử dụng và sự tăng giá nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, trang MarketWatch đã chọn ra 7 “đối thủ” đáng gờm của đồng Bitcoin trong năm 2018.

Dốc tài sản chơi tiền ảo, NĐT Việt nháo nhào vì những lần sàn sập

(Kiến Thức) - Mỗi lần sàn giao dịch tiền ảo thế giới đóng cửa hoặc tạm dừng giao dịch, những nhà đầu tư Việt trót dốc tiền "chơi" tiền ảo lại hoang mang cực độ về số phận hàng trăm triệu đồng tiền vốn của mình nguy cơ mất trắng...

Mới đây nhất, sàn tiền ảo nổi tiếng Bitconnect bất ngờ đăng thông báo ngừng hoạt động giao dịch vay tiền ảo sau khi nhận được 2 lệnh đình chỉ từ Uỷ Ban Chứng khoán Texas và North Carolina.

Từ mức giá 430 USD/bitcoinnect chỉ trong vài ngày qua đồng tiền này đã bốc hơn tới 95% giá trị và hiện chỉ quanh mức 25 USD/bitcoinnect. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là đáy bởi bitcoinnect vẫn đang tiếp tục giảm giá. Những ngày qua trang web của Bitconnect cũng liên tiếp chịu các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS.

Sự kiện này đã lập tức tác động lớn đến một bộ phận nhà đầu tư Việt Nam. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể nhưng ở Việt Nam lượng người tham gia đầu tư vào sàn Bitconnect là rất lớn. Bằng chứng là các group Facebook thảo luận về Bitconnect có tới hàng chục nghìn thành viên tham gia.

Tâm lý chung chung của các thành viên trong cộng đồng Bitconnect này đều hoang mang. Hiện nhiều nhà đầu tư Việt đang tìm cách bán tháo phần tài khoản đang có hoặc chuyển sang các sàn giao dịch khác vẫn đang hoạt động để gỡ vốn, nhưng việc giao dịch vào lúc này là rất khó khăn. Có những người đã đưa vào hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng và nguy cơ phải chấp nhận chịu mất phần lớn số tiền này.

Ảnh minh họa: Internet.
 Ảnh minh họa: Internet.
Mời quý độc giả xem video "Đừng vội mừng “đào tiền” bitcoin dù Việt Nam sắp công nhận". Nguồn: ANTV:

Đây không phải là lần đầu tiên nhà đầu tư Việt lo lắng khi sàn giao dịch tiền ảo trên thế giới bị sập hay trục trặc.  Ngày 19/12/2017, Yapian - công ty sở hữu sàn giao dịch tiền ảo Youbit của Hàn Quốc đã phải đệ đơn xin phá sản sau khi bị hacker tấn công và lấy đi 17% giá trị tài sản bằng tiền ảo.

Đồng thời, họ cũng gửi lời xin lỗi tới khách hàng và thông báo cho các nhà đầu tư có thể rút khoảng 75% tài sản của mình trên sàn giao dịch tiền ảo này cho đến khi quy trình phá sản hoàn tất. Hiện vẫn chưa biết số tiền cụ thể bị mất là bao nhiêu, nhưng các chuyên gia đã khẳng định rằng, con số này lên tới hàng chục triệu USD.

Đáng nói, vào tháng 4/2017, sàn giao dịch tiền ảo này cũng từng bị mất 4.000 Bitcoin sau khi bị các hacker “viếng thăm”. Theo tờ Ib Times, tổng số tiền mà YouBit bị mất sau 2 lần bị tin tặc lấy cắp lên tới con số 73 triệu USD.

Thông tin này cũng khiến không ít người chơi bitcoin ở Việt Nam lo lắng cho tài sản của mình còn kẹt lại trên sàn. 

Trước đó, vào ngày 25/7/2017, sau thông báo dài chỉ 2 dòng về sự cố bảo trì bất thường, sàn giao dịch tiền ảo lâu đời BTC-E đã chính thức đóng cửa. Sự xuất hiện của một ví Bitcoin với giao dịch lên đến 66.000 BTC, tương đương 165 triệu USD nghi ngờ bị hack, đã gây hoang mang cực độ cho giới đầu tư tiền ảo tại Việt Nam.

Một ngày sau thông báo (26/7), Alexander Vinnik - một quản trị viên quan trọng của sàn giao dịch tiền ảo BTC-e bị cảnh sát Hy Lạp bắt vì tình nghi tội rửa tiền với số tiền lên đến 4 tỷ USD.

Điều này đã khiến giới đầu tư Bitcoin trên khắp thế giới vô cùng hoang mang khi hàng "núi tiền" đang bị giữ tại đây mà không có cách nào xử lý được. Không chỉ thế giới, tại Việt Nam cũng có tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn người "không ăn không ngủ" khi sàn giao dịch BTC-e bị đóng cửa.

Chia sẻ về khoản tiền bị kẹt trên sàn giao dịch BTC-e của nhiều trader người Việt. Ảnh: Báo Giao thông.
Chia sẻ về khoản tiền bị kẹt trên sàn giao dịch BTC-e của nhiều trader người Việt. Ảnh: Báo Giao thông. 

Trên thế giới, "số phận" các sàn giao dịch tiền ảo rất bấp bênh. Tháng 8/2016, số Bitcoin trị giá 77 triệu USD trên sàn Bitfinex (có trụ sở tại HongKong) đã bị đánh cắp, khiến tài khoản của khách hàng sụt giảm 36%.

Cách vụ việc này gần 2 năm về trước (1/2015), sàn giao dịch khá nổi tiếng là Bitstamp, tuyên bố đã bị hack 19.000 USD trị giá khoảng 5 triệu USD.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tài chính Bitcoin phải kể đến sự sụp đổ của Mt. Gox - sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu thế giới thời kỳ 2014.

Đến đầu 2014, Mt. Gox thông báo 850.000 Bitcoin trên đây đã biến mất, có thể do tin tặc tấn công. Thời điểm đó, số tiền bị đánh cắp tương đương 450 triệu USD, còn theo tỷ giá mới thì lên đến 14 tỷ USD.

Những sự cố trên có thể coi là lời cảnh báo cho các nhà đầu tư Việt khi mạo hiểm dốc tiền vào những đồng tiền ảo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.