Chủ Nhật Cường Mobile: Sơ xuất dẫn đến việc bỏ trốn

"Ví dụ có những vụ án như vụ Trịnh Xuân Thanh, Nhật Cường Mobile thì rõ ràng họ chưa bị khởi tố vụ án, chưa bị bắt, chưa bị tạm giữ và cũng chưa có đơn tố giác, vụ việc rất nghiêm trọng như thế thì vẫn xuất cảnh, trốn đi được", ĐB tỉnh Lâm Đồng cho biết tại thảo luận về dự thảo luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Thảo luận tại tổ về dự thảo luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam chiều nay, ĐB Nguyễn Văn Hiển, ủy viên thường trực UB Pháp luật dẫn quy định về các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh tại điều 28.
Cụ thể, điều 28 quy định: Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo ĐB Hiển, quy định như vậy vừa thừa vừa thiếu.
Chu Nhat Cuong Mobile: So xuat dan den viec bo tron
ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) 
Thiếu ở chỗ, nếu chiếu theo luật Tố tụng hình sự thì có quy định người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, trong khi dự thảo này không thấy có người bị bắt, bị tạm giữ.
Cái thiếu thứ 2, vừa qua dư luận rất bức xúc với nhiều trường hợp không nằm trong trường hợp này.
"Ví dụ có những vụ án như vụ Trịnh Xuân Thanh, Nhật Cường Mobile thì rõ ràng họ chưa bị khởi tố vụ án, chưa bị bắt, chưa bị tạm giữ và cũng chưa có đơn tố giác, vụ việc rất nghiêm trọng như thế thì vẫn xuất cảnh, trốn đi được", ĐB tỉnh Lâm Đồng dẫn chứng
Ông Hiển nhấn mạnh: "Tôi cho rằng luật này phải xử lý được những trường hợp mà dư luận rất quan tâm".
Theo ĐB Hiển, trong rất nhiều trường hợp, không có đơn tố giác nhưng trong quá trình điều tra, xác minh, các cơ quan tố tụng làm chính xác, biết được đối tượng này đang vào vòng tình nghi nhưng chưa ra bất cứ 1 quyết định tố tụng nào.
"Trong luật chúng ta cũng cần có cách đưa ra những trường hợp này như trường hợp đặc biệt. Tôi cho rằng cơ quan thẩm quyền trong tình huống cụ thể cần xem xét biện pháp hạn chế xuất cảnh", ĐB tỉnh Lâm Đồng đề nghị.
Theo ông, về mặt pháp lý chưa có bất cứ quyết định gì nhưng về mặt thực tế nếu những trường hợp này không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không có biện pháp hoãn xuất cảnh thì chắc chắn sẽ trốn, trốn thì sẽ xảy ra rất nhiều hệ lụy.
Còn có những trường hợp thừa, ĐB Hiển lấy ví dụ người bị tố giác trong luật Tố tụng hình sự quy định chỉ cần 1 công dân đưa đơn tố giác người này phạm tội, nhưng đơn đấy chưa được xác minh rằng có đủ chứng cứ phạm tội hay không, thì đã ngăn không cho người đó xuất cảnh.
"Tôi cho rằng trường hợp này không đúng với bản chất của vấn đề. Phải cơ quan có thẩm quyền kết luận rằng tố giác này có căn cứ hay không thì lúc đấy chúng ta mới áp dụng biện pháp hạn chế xuất cảnh, chứ nếu quy định như thế này thì rộng quá, và thừa", ông phân tích.
Toàn trường hợp "đầu to" bỏ trốn
ĐB Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cũng cho rằng dự luật có quy định những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh nhưng trong quy định chưa chặt chẽ.
Theo ông, có những người phạm tội tham nhũng, vi phạm khuyết điểm, khi có dấu hiệu nhưng đang trong quá trình xử lý, điều tra, nhưng chưa có quyết định khởi tố thì luật cũng phải quy định biện pháp ngăn chặn như thế nào.
“Ví dụ trường hợp Vũ Đình Duy trốn ra nước ngoài, rồi Trịnh Xuân Thanh, Vũ 'nhôm' thì 'trốn hụt', thậm chí giờ là chủ Nhật Cường Mobile cũng trốn. Tôi biết là có điều kiện quyền của công dân, thế nhưng giờ có luật Xuất cảnh, nhập cảnh thì phải quy định để ngăn chặn, ngăn ngừa đối tượng như vậy trốn ra nước ngoài”, ông nhấn mạnh.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng cũng chia sẻ, trước đây ông từng nói về trường hợp Vũ Đình Duy bỏ trốn ra nước ngoài, Trịnh Xuân Thanh cũng trốn, giờ lại đến lượt Bùi Quang Huy, ông chủ của Nhật Cường.
Chu Nhat Cuong Mobile: So xuat dan den viec bo tron-Hinh-2
ĐB Lưu Bình Nhưỡng 
"Tôi đã nói từ ngày đó rằng những đối tượng này đã nằm trong các chuyên án, đưa vào trong diện điều tra mà chúng ta lại thả lỏng thì không chấp nhận được. Khi đã làm chuyên án rồi thì phải có trinh sát nội, ngoại tuyến theo dõi, phải dự phòng các trường hợp để cấm xuất cảnh, tại sao vẫn có trường hợp bỏ trốn", ông Nhưỡng băn khoăn.
Theo ông, luật cần bổ sung những trường hợp này. Tất cả đối tượng liên quan đến các vụ án đang được xem xét, điều tra thì phải cấm xuất cảnh, phải đề phòng vì thực tiễn xảy ra nhiều, lại toàn trường hợp ‘đầu to’.
“Có dấu hiệu rồi mà đi không biết, đây là sơ hở to lớn để Nhà nước mất nhiều tiền của, công sức, lại tạo ra dư luận không tin tưởng vào hoạt động của chúng ta”, ĐB Nhưỡng lưu ý.

Ai là người đứng đằng sau Nhật Cường?

(VietnamDaily) - Ngày 9/5, nhiều cửa hàng của Nhật Cường mobile bị cảnh sát khám xét. Cùng thời điểm, các cửa hàng khác của Nhật Cường cũng đóng cửa không rõ lý do.
 

Vụ việc gây bất ngờ cho dư luận bởi đây là một trong những nhà bán lẻ điện thoại nổi tiếng ở Việt Nam.
Nhật Cường mobile là thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Công ty được đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 20/6/2001 do ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974) làm người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc và nắm tới 90% vốn doanh nghiệp này.

Nhật Cường Mobile từng dính nhiều "phốt" trước khi bị khám xét

(Vietnamdaily) - Bên cạnh tiêu chí tự nhận là đơn vị có giá bán điện thoại rẻ nhất thị trường và các mặt hàng luôn đảm bảo tốt nhất cho khách hàng song Nhật Cường Mobile vẫn dính rất nhiều phốt trên thị trường

Tự nhận là đơn vị “số 1 về iPhone”, mức giá sản phẩm tại Nhật Cường rất cạnh tranh, sản phẩm đa dạng với các loại máy từ mới đến, như mới (like new), cũ… Bên cạnh công tác bán hàng thì Nhật Cường còn có dịch vụ sửa chữa điện thoại lấy ngay, áp dụng với mọi thương hiệu. Theo khẳng định của Nhật Cường thì đơn vị này có thể xử lý được mọi vấn đề về màn hình, âm thanh, pin, sạc, kết nối và hỗ trợ cả máy ngấm nước.

Nói là vậy nhưng thực tế Nhật Cường Mobile cũng đã gặp khá nhiều lùm xùm, nhiều lần bị khách hàng phản ánh về dịch vụ, thái độ nhân viên cũng như chất lượng sản phẩm. 

Tin mới