Chống trượt cao học, 40 người "lót tay" hơn 1 tỷ đồng

Để chống trượt trong kỳ thi cao học tổ chức tại TTGDTX Thanh Hóa, mỗi học viên phải đóng 27 triệu đồng, tổng số tiền là 1,08 tỉ đồng.

40 học viên là cán bộ các sở, ban, ngành, huyện, thị xã; kinh doanh tự do của tỉnh Thanh Hóa cùng nộp tiền “chống trượt” khi thi đầu vào cao học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) Thanh Hóa với số tiền 1,08 tỉ đồng.

Để chống trượt kỳ thi tuyển sinh cao học quản lý kinh tế, các học viên nhờ ông Bùi Sỹ Hồng - trưởng phòng, ông Lê Trọng Sơn - phó phòng quản lý đào tạo TTGDTX Thanh Hóa - tìm người giúp đỡ.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa.
 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa. 

Theo kết luận thanh tra của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, ban đầu ông Hồng, ông Sơn thỏa thuận với học viên tổ chức mời giảng viên ôn thi và nhờ bà Lê Thị Liên tham gia quản lý lớp, thu học phí nhằm "giúp học viên đạt kết quả cao trong kỳ thi cao học". Mỗi học viên đóng 27 triệu đồng, tổng số tiền là 1,08 tỉ đồng.

Tuy nhiên sau đó kết quả thi vào lớp cao học trên chỉ có 7/40 người đậu. Các học viên kéo đến TTGDTX yêu cầu ba cán bộ phòng quản lý đào tạo trả lại tiền. Trước tình hình này, ông Hồng chỉ đạo ông Sơn, bà Liên trả lại tiền cho 40 học viên qua hai đợt.

Sở GD- ĐT Thanh Hóa khẳng định: "Việc tổ chức ôn thi không báo cáo lãnh đạo TTGDTX đã vi phạm Luật viên chức. Việc thu, nhận tiền của 40 học viên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo và ngành GD-ĐT Thanh Hóa".

Sáng 12/8, trao đổi với báo chí, ông Đào Phan Thắng - giám đốc TTGDTX tỉnh Thanh Hóa, cho biết, lớp do học viên tự tổ chức ôn thi, đại diện lớp làm đơn xin thuê phòng học, tự mời giảng viên, tự đóng góp kinh phí chi trả cho giảng viên. Giám đốc trung tâm không phân công ông Hồng, ông Sơn, bà Liên làm nhiệm vụ trên. Các cán bộ có liên quan đến vụ việc này sẽ được cơ quan chức năng làm rõ những sai phạm.

Ông Vương Văn Việt - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Lãnh đạo tỉnh vừa chỉ đạo ngành chức năng xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với cá nhân, tập thể có sai phạm. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị, cơ quan có cán bộ là học viên tham gia nộp tiền “chống trượt” tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm cán bộ của mình".

Tìm bằng chứng “chạy công chức khó như lên trời“


Viết tiếp kịch bản “bi kịch lạc quan”


Tinh thần lạc quan là yếu tố rất cần thiết với mọi con người. Thiếu nó cuộc sống sẽ vắng tiếng cười, vắng niềm vui và sự cảm thông, chia sẻ…Mà người VN ta được bạn bè thế giới khen ngợi là rất hay cười, hay nói cách khác là rất có tố chất humour (hài hước). Và thế là ngay cả trong hoàn cảnh khá “trớ trêu” khi đáp lại vô vàn chất vấn về tệ nạn “chạy công chức”, cơ quan chức năng Hà Nội vẫn… không tìm thấy bằng chứng để chứng minh (theo đúng quy định thủ tục), một số cư dân đành bày tỏ thái độ bằng những chi tiết có thể cấu thành kịch bản cho một vở "bi kịch lạc quan" với đầy đủ lớp lang, kịch tính và lời thoại.

 “Đất nước ta đúng là đầy những chuẩn mực, chỉ có nằm mơ mới nghĩ ra rằng phải ‘chạy’ tiền để vào công chức. Các bạn làm các đ/c lãnh đạo quá mệt mỏi rồi đấy! Chưa bao giờ có chuyện ‘chạy’ công chức ở thủ đô, nhá. Phí bao nhiêu tiền để điều tra, mệt quá! Bác nào nói có chuyện đó phải…tùng xẻo, làm mất lòng tin của nhân dân quá. Tươi đẹp thế mà cứ nghĩ ra những chuyện xấu xa được. Khiếp...” – nick “Tìn long”: nguyenduyen87@gmail.com

"Hà Nội chưa phát hiện đưa tiền, nhận tiền chạy công chức" - Tôi hy vọng đó là sự thật???”-Trần Sinh: transinh1977@gmail.com

“Xin đừng  mong  chờ gì vào khả năng tìm ra người chạy công chức! Họ đã lo xong xuôi đương nhiên là mọi hồ sơ là OK. Công cuộc tìm ra người ‘chạy’ công chức khác nào là mò kim dưới… đáy đại dương!!!” - Do Thanh Tim:  thanhtimdo@gmail.com

“Chả khác nào "thầy bói xem voi". Chẳng lẽ người ta đưa - nhận khoản đấy lại công khai, minh bạch ư? Bên cạch đó, trước khi thanh tra lại cho người ta biết trước thì còn gì nữa mà thanh tra, kiểm tra. Nếu kết luận như vậy thì cả nước chứ không riêng gì Hà Nội đều không có chuyện chạy công chức đâu. Không cần phải thanh tra, kiểm tra nữa. Kết luận ở đâu thì cũng là mọi công chức đều "trong sáng" cả thôi?” - Nguyen Quynh:  nvqcntt82@gmail.com

“Cứ như trò vui chơi có thưởng cho con trẻ ấy. Hoan hô Hà Nội, thật ... lý tưởng khi được ở trong 1 TP như vậy. Có ai nhận tiền ở cơ quan đâu, có ai "chụp hình lưu niệm" khi đưa và nhận tiền đâu, có ai đưa phiếu thu khi nhận tiền đâu và có ai công khai khi đưa và nhận tiền đâu... Thanh kiểm tra làm gì khi những việc không có chứng cứ đó?” -Congtai79: Congtai79@yahoo.com.vn

“Thật vậy! Làm sao mà có được chuyên CBCC nhận phong bao, phong bì... nhất là hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh chống tham nhũng..... Nhà cao cửa rộng là do tiết kiệm từ đồng lương mồ hôi công sức mà có. Xe ô tô đắt tiền là do tiết kiệm từ… ăn kem thôi…  Đề nghị cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm ai đó viết bài " ... công chức không dưới 100 triệu"  và chuyển thể thành phim hài kịch để phục vụ dịp tết Quý Tỵ, rồi nhờ Xuân Hinh diễn xuất” – nick Niềm tin?:  Tin?59@gmail.com

Số đẹp và cặp đôi hoàn hảo

Vâng, người dân luôn yêu cầu mọi việc làm của các cơ quan nhà nước, các các bộ giới chức đều phải được công khai, minh bạch… Nhưng sao thế được, khi còn bao mối quan hệ dích dắc đằng sau, song song với bao “nỗi niềm biết tỏ cùng ai” mà nhiều khi người muốn bộc bạch lại lo chẳng có ai tin…Thế nên những tâm trạng tiêu cực phổ biến hiện nay trong dân cũng là điều khó tránh khỏi, nhất là khi luôn phải đối diện với những con số đẹp trái ngược hoàn toàn với thực tế:

“Các vị hãy thử bí mật "vi hành" thật sự xem có thực như vậy không, chứ mọi chứng từ tài liệu chắc chắn đã được "sơn tút" hết rồi. Đúng là số liệu vẫn đẹp như…100% cán bộ đạt yêu cầu, như vậy thì làm gì có chuyện ‘chạy’ công chức chứ - 100% cơ mà!!!!!!Haiza” - Nguyễn Minh Tưởng: minhtuong_tt@yahoo.com.vn

“Ai cũng biết tình trạng hối lộ để chạy chức, xin việc hiện nay ở nước ta là phổ biến. Từ nhiều năm qua, không riêng ở Hà Nội mà trong phạm vi cả nước, đa số cán bộ, công chức, viên chức để có một vị trí thăng tiến, một việc làm ở mức độ khác nhau đều phải đút lót, hối lộ và ai cũng hiểu đó là điều hiển nhiên. Nhưng việc đó chỉ có người đưa hối lộ và người nhận hối lộ biết, cùng lắm thì chỉ vợ con họ và những người môi giới (nếu có) biết. Thử hỏi người đưa hối lộ, người nhận hối lộ và những người liên quan mật thiết với họ có bao giờ tự tố cáo việc làm xấu xa của chính bản thân mình không? Chắc chắn Không!  Vì vậy các đoàn thanh tra của Sở Nội vụ Hà Nội "chưa phát hiện trường hợp nào đưa tiền và nhận tiền để chạy công chức, viên chức" là đương nhiên. Và kết luận này đã vô tình bao che cho các hành vi mua quan bán chức, mua bán việc làm ở ngay giữa Thủ đô, tạo điều kiện cho tệ nạn tiếp tục hoành hành mạnh mẽ. Với cơ chế bổ nhiệm cán bộ, tuyển chọn công chức như hiện nay ở nước ta thì tôi nghĩ việc đưa và nhận hối lộ trong chạy chức, chạy việc vẫn là điều tất yếu” - Đồ Nghệ: dongheha@gmai.com

“Từ xưa tới giờ chỉ ít nghe thấy chuyện vào làm cơ quan Nhà nước mà không phải chạy chọt bao giờ. Nay mới nghe nói "Chưa nghe thấy việc đưa tiền, chạy tiền vào công chức", thấy bất ngờ và nực cười quá. Muốn cười ra nước mắt quá! Trước giờ việc vào công chức vốn dĩ đã hầu như được mặc định là phải có tiền, nó đã trở thành"luật bất thành văn" rồi. Đừng đánh giá thấp người dân khi các giới chức vẫn tuyên bố xanh rờn như thế. "Tiền - Mối quan hệ" từ lâu đã là cặp đôi hoàn hảo để lót đường vào công chức. Tốt nghiệp Đại học chứ gì, ngồi đấy mà nghe các vị cấp trên dù chỉ học cao đẳng với trung cấp ra...chỉ đạo.

Đặc biệt là các tỉnh lẻ, ôi thôi là cán bộ bảo thủ lạc hậu. Có khi chỉ cần học xong trung cấp nhưng có ông bố làm này làm nọ, thế là ngồi nhà uống nước đợi ngày làm cán bộ, chễm chệ lên mặt với đời, với dân. Vì ở cái vị trí đấy thôi thì ở cấp thị xã cũng đủ vênh vang lắm, dân đến làm thủ tục thì "hành" cho là chính. Đóng con dấu cũng hạch ra hạch vào, hướng dẫn dân làm thủ tục thì mặt nặng mày nhẹ…. Nhưng các vụ đã nói "quan nhất thời, dân vạn đại"…. Còn các bác thanh tra, nếu thanh tra để tìm ra sự thật thì hẵng làm sao cho dân còn có được lòng tin và hy vọng, còn nếu chỉ cưỡi ngựa xem hoa với khuất mắt trông coi thì… có lẽ không nên bày vẽ làm gì…” -Trang:  Bambi_2305@yahoo.com

“Thất vọng!!!!! "Trên cơ sở báo cáo của các đoàn kiểm tra, Hà Nội cho biết công tác tổ chức tuyển dụng viên chức ngành giáo dục các quận, huyện, thị xã năm 2012 đã bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Tính đến ngày 4/1/2013, Hà Nội chưa phát hiện trường hợp nào đưa tiền và nhận tiền để chạy vào công chức, viên chức, kể cả các trường hợp sai phạm của huyện Ứng Hòa" - Các vị ấy tưởng dân chúng tôi chỉ là 'dân' chẳng biết gì thôi sao?...” - Chu Mạnh Kiên:  mr.manhkien@gmail.com.

(minh họa: Ngọc Diệp)
 (minh họa: Ngọc Diệp)
 
Bằng chứng đây, bằng chứng đây

Bằng chứng là cái cơ quan chức năng hầu như mỗi khi dư luận bức xúc và lên tiếng, họ đều không thể tìm ra được (cũng phải thôi vì khác gì bắt họ mò kim dưới đáy đại dương). Nhưng trong dân thì… sẵn lắm, chỉ có điều là có được tin hay không thôi.

“Mình thấy kết quả thật là bất ngờ? Mình từng chứng kiến có người chạy công chức giáo viên ở huyện Thanh Trì rõ ràng, và họ đưa tiền thì đưa ở nhà riêng, ở chỗ khác chứ đâu có chờ các bác thanh tra TP HN đến mới đưa cho các bác thấy? Xin nói các bác thanh tra là thanh tra điều tra công khai thế thì họ chuẩn bị từ trước, nên không kiểm tra thanh tra ra được gì là phải ! Còn chuyện chạy công chức nhà nước ở Huyện Thanh Trì thì xảy ra như cơm bữa…. Nói chung là người nghèo thì không thể bon chen "biên chế" với "TIỀN" được đâu!!!” - Lê Lan:  banulako@yahoo.com

“Đề nghị đoàn kiểm tra cần xem xét lại, vì trong thực tế hiện tượng chạy công chức ở Hà Nội đang là vấn đề nóng, chứ không phải là không có. Từ ngày Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội thì việc chạy công chức lại càng là vấn đề làm người dân bức xúc hơn. Nếu cần thiết nên tổ chức phúc tra lại là biết ngay cán bộ nào đúng năng lực làm việc, chứ dựa trên giấy tờ mà xem xét thì khó có thể điều tra ra ai với ai, tổ chức nào làm sai quy phạm được lắm” - Quang Dũng:  dung5487@yahoo.com

“Tôi khẳng định tệ ‘chạy’ công chức huyện Ứng Hòa - Hà Nội là có thật. Chính các bác mới ‘nhầm’ hết rùi, vì các bác chỉ làm viêc trên giấy tờ (là chính) mà thôi. Mỗi kỳ thi tuyển đều chỉ mang tính hình thức, còn kết quả thế nào thì phải có "tờ polymer" dẫn đường hết, ai có nhiều "tờ polymer" mệnh giá to hơn thì… có trong danh sách trúng tuyển. Các bác chỉ làm việc với mấy cán bộ đó thì các bác nhầm hết, mà  phải tìm hiểu vào thực tế  - các bác cứ hỏi những người và gia đình có con em tham gia cuộc thi mới biết được. Hoặc các bác có thể liên hệ với tôi theo số điện thoại… tôi sẽ nói hết diễn biến kỳ thi đó như thế nào” – nick Người tham gia: tinhyeucuabien_01@yahoo.com

“Em ở Hòa Bình chuẩn bị… ‘chạy’ công chức đây. Có bác nhà báo nào muốn tìm hiểu lên HB, em hy sinh cho các bác viết bài. Chứ làm gì có chuyê%3ḅn không phát hiê%3ḅn được nhỉ” - Nguyen Van Nam: cuoc_song_so_1982@yahoo.com

Và còn nhiều “địa chỉ” khác nữa được bạn đọc nêu đích danh như: Thi công chức ngành Giáo dục quận Đống Đa nộp trước 10. 000 USD (nhưng không trúng nên lấy lại được 8.000 USD - còn cả biên nhận - theo HT, email...); Vừa rồi thi vào ngành Tài chính “chị họ tôi phải lo lót hơn trăm triệu đồng" (theo Tuấn Anh:  anhnt@gmail.com)... Rồi nào là Thạch Thất và Chương Mĩ, Hà Nội (theo Hjhj:  traitimcodon_29_8_90@yahoo.com và Nguyễn Minh Trung:  trungvietau@gmail.com); xã Lam Điền,  huyện Chương Mỹ (theo Quoc Cương:  ngoduybach@gmail.com); Nam Đàn - Nghệ An (theoN.B:  Nguynb642@yoo.com); các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Đô Lương, Tương Dương – Nghệ An (theo Hien Thu: Pntthuhien@gmail.com); Hà Tĩnh (theo Trần Thỏa: tranthoapro007@gmail.com)...

Mò kim dưới đáy đại dương là chuyện không tưởng, nhưng hy vọng rằng với đà phát triển tiến bộ KHCN hiện nay, các nhà khoa học sẽ chế ra được thiết bị hữu hiệu để "mò được kim". Vấn đề là thời gian...

TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
 

Thêm 30 thí sinh bị đình chỉ thi ĐH vì điện thoại

(Kiến Thức) - Nguồn tin từ Bộ giáo dục và Đào tạo trong buổi thi sáng nay (9/7), có 30 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động.

Cũng theo nguồn tin từ Bộ giáo dục và Đạo tạo kỳ thi ĐH đợt 2 năm 2014, có 141 trường Đại học tổ chức thi và số điểm thi: 839, phòng thi: 22.152, thí sinh đăng kí dự thi: 761.753, thí sinh dự thi: 592.944. Tỷ lệ thí sinh dự thi/số đăng kí dự thi: 77,84%. Số cán bộ tham gia công tác tuyển sinh: 77.164.
Các thí sinh mang điện thoại đến hội đồng thi, nên gửi ở ngoài, tránh bị đình chỉ thi.
Các thí sinh mang điện thoại đến hội đồng thi, nên gửi ở ngoài, tránh bị đình chỉ thi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới