Chống ngầm Nhật Bản “bắt thót” tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

Chống ngầm Nhật Bản “bắt thót” tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Sau hơn một ngày “săn đuổi” tàu chiến của Nhật Bản đã có thể xác định được danh tính tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 11/1.

Theo thông báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, sau khi Nhật Bản phát hiện ra hoạt động của một tàu ngầm Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật-Trung đang tranh chấp vào hôm 11/1, thì đến hôm 12/1 Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF) đã xác định danh tính của tàu ngầm này. Nguồn ảnh: CNN.
Theo thông báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, sau khi Nhật Bản phát hiện ra hoạt động của một tàu ngầm Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật-Trung đang tranh chấp vào hôm 11/1, thì đến hôm 12/1 Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF) đã xác định danh tính của tàu ngầm này. Nguồn ảnh: CNN.
Dựa trên thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chiều hôm 12/1, biên đội tàu tuần tra của JMSDF gồm tàu hộ vệ DE-231Ōyodo và tàu khu trục hạm JS Ōnami đã phát hiện ra tàu ngầm Nhật Bản di chuyển dưới mặt nước vùng biển tiếp giáp với đảo Taisho Jima của nước này. Nguồn ảnh: DefPost.
Dựa trên thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chiều hôm 12/1, biên đội tàu tuần tra của JMSDF gồm tàu hộ vệ DE-231Ōyodo và tàu khu trục hạm JS Ōnami đã phát hiện ra tàu ngầm Nhật Bản di chuyển dưới mặt nước vùng biển tiếp giáp với đảo Taisho Jima của nước này. Nguồn ảnh: DefPost.
Tàu ngầm này chỉ trồi lên mặt nước khi đã di chuyển vào vùng biển Hoa Đông về phía tây bắc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong chiều cùng ngày, khi nổi lên mặt nước tàu ngầm này ngay lập tức giương cờ Trung Quốc lên trên đài chỉ huy của nó. Hình ảnh  tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc được các tàu JMSDF chụp lại và chiếu trên đài NHK của Nhật Bản. Nguồn ảnh: NHK.
Tàu ngầm này chỉ trồi lên mặt nước khi đã di chuyển vào vùng biển Hoa Đông về phía tây bắc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong chiều cùng ngày, khi nổi lên mặt nước tàu ngầm này ngay lập tức giương cờ Trung Quốc lên trên đài chỉ huy của nó. Hình ảnh tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc được các tàu JMSDF chụp lại và chiếu trên đài NHK của Nhật Bản. Nguồn ảnh: NHK.
Trước đó vào sáng hôm 11/1, hai tàu tuần tra và một máy bay săn ngầm của JMSDF đã phát hiện ra một tàu hộ vệ Type 054A và một tàu ngầm không xác định rõ danh tính của Trung Quốc tiến đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn ảnh: JMSDF.
Trước đó vào sáng hôm 11/1, hai tàu tuần tra và một máy bay săn ngầm của JMSDF đã phát hiện ra một tàu hộ vệ Type 054A và một tàu ngầm không xác định rõ danh tính của Trung Quốc tiến đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn ảnh: JMSDF.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên nước này xác định được tàu ngầm của Trung Quốc ở vùng tiếp giáp quần đảo tranh chấp này. Và dựa trên hình ảnh nước này có được thì tàu ngầm Trung Quốc hoạt động gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào hôm 11/1 vừa rồi là tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Type 093. Nguồn ảnh: Yahoo.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên nước này xác định được tàu ngầm của Trung Quốc ở vùng tiếp giáp quần đảo tranh chấp này. Và dựa trên hình ảnh nước này có được thì tàu ngầm Trung Quốc hoạt động gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào hôm 11/1 vừa rồi là tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Type 093. Nguồn ảnh: Yahoo.
Theo Nikkei, Trung Quốc khẳng định rằng việc đưa một tàu ngầm hạt nhân tiến vào khu tiếp giáp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để đáp trả việc tàu chiến của JMSDF trước đó xuất hiện tại khu vực này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết JMSDF chỉ đang làm nhiệm vụ của mình trong vùng biển của nước này và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm khi châm ngòi vấn đề. Nguồn ảnh: defence.pk.
Theo Nikkei, Trung Quốc khẳng định rằng việc đưa một tàu ngầm hạt nhân tiến vào khu tiếp giáp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để đáp trả việc tàu chiến của JMSDF trước đó xuất hiện tại khu vực này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết JMSDF chỉ đang làm nhiệm vụ của mình trong vùng biển của nước này và Trung Quốc phải chịu trách nhiệm khi châm ngòi vấn đề. Nguồn ảnh: defence.pk.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 là một trong những tàu ngầm hạt nhân chủ lực của Hải quân Trung Quốc hiện nay, mặc dù hiện tại chỉ có từ 2-3 chiếc Type 093 của Trung Quốc còn hoạt động ở biến thể Type 093G. Nguồn ảnh: defence.pk.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 là một trong những tàu ngầm hạt nhân chủ lực của Hải quân Trung Quốc hiện nay, mặc dù hiện tại chỉ có từ 2-3 chiếc Type 093 của Trung Quốc còn hoạt động ở biến thể Type 093G. Nguồn ảnh: defence.pk.
Tàu ngầm Type 093 được thiết kế từ đầu những năm 1980 hoặc 1990, theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc muốn đóng 10 chiếc Type 093 nhưng rốt cuộc chỉ có thể hoàn thành 3 chiếc nhưng chỉ 2 chiếc hoạt động thường xuyên. Nguồn ảnh: defence.pk.
Tàu ngầm Type 093 được thiết kế từ đầu những năm 1980 hoặc 1990, theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc muốn đóng 10 chiếc Type 093 nhưng rốt cuộc chỉ có thể hoàn thành 3 chiếc nhưng chỉ 2 chiếc hoạt động thường xuyên. Nguồn ảnh: defence.pk.
Type 093 có lượng giãn nước khi lặn 7.000 tấn, dài 110m, rộng 11m, thủy thủ đoàn khoảng 100 người. Con tàu được cho là có khả năng lặn sâu 400m, dự trữ hành trình 80 ngày. Nguồn ảnh: defence.pk.
Type 093 có lượng giãn nước khi lặn 7.000 tấn, dài 110m, rộng 11m, thủy thủ đoàn khoảng 100 người. Con tàu được cho là có khả năng lặn sâu 400m, dự trữ hành trình 80 ngày. Nguồn ảnh: defence.pk.
Từ đầu những năm 2000, các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết nước này đã thành công trong việc triệt tiêu độ ồn trên các tàu Type 093 tương đương với các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Nga và Mỹ. Tuy nhiên với những gì diễn ra hôm 11/1 khi tàu Type 093 của Trung Quốc bị JMSDF phát hiện thì có lẽ cần phải xem xét lại nhận định này. Nguồn ảnh: defence.pk.
Từ đầu những năm 2000, các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết nước này đã thành công trong việc triệt tiêu độ ồn trên các tàu Type 093 tương đương với các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Nga và Mỹ. Tuy nhiên với những gì diễn ra hôm 11/1 khi tàu Type 093 của Trung Quốc bị JMSDF phát hiện thì có lẽ cần phải xem xét lại nhận định này. Nguồn ảnh: defence.pk.
Về mặt hỏa lực, Type 093 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm và 650mm có khả năng triển khai cả tên lửa hành trình và chống hạm. Tuy nhiên, ở biến thể Type 093G của tàu ngầm này chúng lại được trang bị các hệ thống phóng thẳng đứng VLS mang 24 tên lửa hành trình CJ-10 hoặc chống hạm siêu âm YJ-18. Nguồn ảnh: popsci.com.
Về mặt hỏa lực, Type 093 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm và 650mm có khả năng triển khai cả tên lửa hành trình và chống hạm. Tuy nhiên, ở biến thể Type 093G của tàu ngầm này chúng lại được trang bị các hệ thống phóng thẳng đứng VLS mang 24 tên lửa hành trình CJ-10 hoặc chống hạm siêu âm YJ-18. Nguồn ảnh: popsci.com.
Hiện tại, bằng các tàu Type 093 hầu như không thể đánh giá được năng lực thực sự của các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bởi lớp tàu ngầm này đã lỗi thời và nó không thực sự hoàn thiện. Trong khi đó năng lực đóng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã tiến bộ hơn rất nhiều so với những năm 1990. Và các tàu ngầm Trung Quốc chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như hôm 11/1. Nguồn ảnh: Business Insider.
Hiện tại, bằng các tàu Type 093 hầu như không thể đánh giá được năng lực thực sự của các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bởi lớp tàu ngầm này đã lỗi thời và nó không thực sự hoàn thiện. Trong khi đó năng lực đóng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã tiến bộ hơn rất nhiều so với những năm 1990. Và các tàu ngầm Trung Quốc chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như hôm 11/1. Nguồn ảnh: Business Insider.
Mời độc giả xem video: Hoạt động bên trong một máy bay chống ngầm P-3C của Nhật Bản. (Nguồn SakuraSoTV)

GALLERY MỚI NHẤT